Hè về tới, các phụ huynh lại nhiều lo lắng và nhiều câu chuyện buồn vui, nhất là các bạn có con cháu chuyển cấp. Lại nghĩ về cái sự học một tý.
Người Việt mình hiếu học từ muôn đời, có bao nhiêu gương mẹ cha lao động nhọc nhằn để nuôi con ăn học? không thể kể hết được. Có bao nhiêu gương học hành chăm ngoan để thành người tài? nhiều lắm. Và cái sự học của con cái luôn luôn là niềm tự hào của những ông bố bà mẹ. Giàu nghèo gì thì nhà ai cũng muốn dồn hết cho con cái ăn học và mong mỏi chúng nên ngườì.
Người Việt mình hiếu học từ muôn đời, có bao nhiêu gương mẹ cha lao động nhọc nhằn để nuôi con ăn học? không thể kể hết được. Có bao nhiêu gương học hành chăm ngoan để thành người tài? nhiều lắm. Và cái sự học của con cái luôn luôn là niềm tự hào của những ông bố bà mẹ. Giàu nghèo gì thì nhà ai cũng muốn dồn hết cho con cái ăn học và mong mỏi chúng nên ngườì.
Ở nhà mình, khi các con vào tuổi đến trường được chú ý cách học hành kỹ lưỡng.
Với Hai thuận lợi vì tính bé chăm chỉ, tập trung từ nhỏ, lại có bố mẹ và Dì Ba dồn tất cả thời gian và sự chăm lo cho bé. Các năm học đều giỏi, rồi vào trường chuyên, rồi đi học xa nhà, bố mẹ đã an tâm một phần.
Bé Nhí cá tính hơn. Từ lớp Một, cả nhà muốn bé vào học trường quốc tế Việt Úc với hy vọng một cách học mới không nặng nhồi nhét, học thêm, có chương trình tiếng Anh với thày cô người nước ngoài. Cô chủ nhiệm, một cô giáo trẻ xinh xắn và hiền lành, không vướng bận, nhiệt tình và cưng bé.
Với Hai thuận lợi vì tính bé chăm chỉ, tập trung từ nhỏ, lại có bố mẹ và Dì Ba dồn tất cả thời gian và sự chăm lo cho bé. Các năm học đều giỏi, rồi vào trường chuyên, rồi đi học xa nhà, bố mẹ đã an tâm một phần.
Bé Nhí cá tính hơn. Từ lớp Một, cả nhà muốn bé vào học trường quốc tế Việt Úc với hy vọng một cách học mới không nặng nhồi nhét, học thêm, có chương trình tiếng Anh với thày cô người nước ngoài. Cô chủ nhiệm, một cô giáo trẻ xinh xắn và hiền lành, không vướng bận, nhiệt tình và cưng bé.
Cuối năm thấy bé tự tin vững chãi hẳn lên và như mọi bé đều là học sinh giỏi, những năm đó bé nào, trường nào cũng giỏi. Ở nhà ai cũng vui nhưng khi bố coi lại tập vở mới phát hiện một số lỗi chính tả sai cơ bản kiểu như: "sữa" cô gái Hà Lan với "sữa" ti vi, " sữa" Honda hay là hôm nay bầu trời "biết xanh"...
Nghĩ chuyện chữ nghĩa con nít uốn cũng dễ, bố giao hẹn với cô giáo chủ nhiệm trong mấy tháng hè ráng sửa hết cho nhí những lỗi chính tả như trên mới có thể tiếp tục theo Việt Úc. Cô giáo trẻ, giọng chuẩn Hà Nội cơ mà. Nhưng rồi ngày tựu trường sắp tới mà bé vẫn thế. Bố mẹ kiên quyết chuyển vào một trường công lập. Ơn trời, may còn kịp. Và cũng may phước qua kỳ I lớp Hai nhờ gặp được cô giáo tiểu học Hòa Bình kinh nghiệm và cương quyết mà bé sửa chữa được những cái sai của những ngày đầu học chữ. Hè năm đó cô giáo cũ lấy chồng, trong tiệc cưới cô hỏi môn tiếng Việt sao rồi, bé phấn khởi khoe ngon lành ngon lành.Rất quan trọng trong cái sự học của bé về chuyện chọn trường. Ngay từ buổi đầu con trẻ đi học nên suy nghĩ kỹ giữa công lập và dân lập, đó là chọn kinh nghiệm giảng dạy của cô giáo từ những con chữ đầu tiên.
Lúc Nhí đi học mới phát hiện thuận tay trái, cầm viết cũng tay trái. Ai thấy nhắc thì bé lại chuyển sang tay phải. Ở lớp Hai cô giáo kiên quyết nắn bé cầm viết tay phải. Cô không đánh con đâu, nhưng các bạn dọa cô sẽ khỏ thước vào tay đấy, con bé nói vậy. Nhìn mấy ngón tay trái run run, thương con nói viết tay trái cũng được miễn là vở sạch chữ đẹp. Vậy là khi có một mình nó lại viết tay trái, thành thử những năm sau này chữ cháu cứ nghiêng ngả như dáng đi của bố đôi khi và lại xấu nữa chứ, xấu lắm...
Nhưng vấn đề là có nhất thiết phải viết bằng tay phải? Thấy trên phim ảnh ở nước ngoài quá nhiều người viết tay trái, đánh bóng bàn hay tennis mà tay trái thì luôn làm khó đối phương, như cái anh Nadan tay trái hay anh em nhà Bryan cặp đôi một tay phải một tay trái đã ngoài 30 mà giải tennis nào cũng là hạt giống số 1 đấy thôi. Rồi mấy nước viết chữ vuông người ta viết từ dưới lên, từ phải qua thì cũng ngược giống mình cầm viết tay trái vậy. Ngược đây là theo quan niệm và số đông.
Một bữa có bài tập toán học, cô giáo cho các trò đo chiều ngang phòng học bằng đơn vị đo đề xi mét, đương nhiên đang học đơn vị đo ấy. Đáp số đúng 50dm, con bé ghi đáp số 5m và đương nhiên bị điểm xấu. Về nhà bị mẹ mắng, nó không vừa nói chiều ngang căn phòng 50dm bố nghe có được không? con bé không chịu kiểu học toán như vậy. Nói con phải học theo bài giảng của cô, đáp số 50dm. Nhưng cũng nghĩ thế là áp đặt. Học kỹ thuật rồi cả đời làm kỹ thuật chưa bao giờ xài tới cái đề xi đề ca với héc tô gì đó, chỉ để biết thêm bớt một hai con số 0 mà thôi.Mới đây bé có yêu cầu phải dẫn đi câu cá bằng được, hỏi chi vậy bé nói có bài văn tả ông nội đi câu cá. Ôi trời! Vậy là phải đi thôi.
Có những buổi tối phóng xe ra ngoại thành bẻ bằng được mấy cành bông Dâm bụt để sớm mai con mang vào lớp. Có những ngày đi về đồng ruộng với người quê có con cua con cá, lên biên giới tận nơi cột mốc địa đầu. Và còn nhiều chuyến đi xa nữa để thăm thú các vùng miền, bố mẹ dạy con bằng những điều cụ thể để cho biết với người ta.
Và mong mỏi các con ăn học thành người.
Nhưng vấn đề là có nhất thiết phải viết bằng tay phải? Thấy trên phim ảnh ở nước ngoài quá nhiều người viết tay trái, đánh bóng bàn hay tennis mà tay trái thì luôn làm khó đối phương, như cái anh Nadan tay trái hay anh em nhà Bryan cặp đôi một tay phải một tay trái đã ngoài 30 mà giải tennis nào cũng là hạt giống số 1 đấy thôi. Rồi mấy nước viết chữ vuông người ta viết từ dưới lên, từ phải qua thì cũng ngược giống mình cầm viết tay trái vậy. Ngược đây là theo quan niệm và số đông.
Một bữa có bài tập toán học, cô giáo cho các trò đo chiều ngang phòng học bằng đơn vị đo đề xi mét, đương nhiên đang học đơn vị đo ấy. Đáp số đúng 50dm, con bé ghi đáp số 5m và đương nhiên bị điểm xấu. Về nhà bị mẹ mắng, nó không vừa nói chiều ngang căn phòng 50dm bố nghe có được không? con bé không chịu kiểu học toán như vậy. Nói con phải học theo bài giảng của cô, đáp số 50dm. Nhưng cũng nghĩ thế là áp đặt. Học kỹ thuật rồi cả đời làm kỹ thuật chưa bao giờ xài tới cái đề xi đề ca với héc tô gì đó, chỉ để biết thêm bớt một hai con số 0 mà thôi.Mới đây bé có yêu cầu phải dẫn đi câu cá bằng được, hỏi chi vậy bé nói có bài văn tả ông nội đi câu cá. Ôi trời! Vậy là phải đi thôi.
Có những buổi tối phóng xe ra ngoại thành bẻ bằng được mấy cành bông Dâm bụt để sớm mai con mang vào lớp. Có những ngày đi về đồng ruộng với người quê có con cua con cá, lên biên giới tận nơi cột mốc địa đầu. Và còn nhiều chuyến đi xa nữa để thăm thú các vùng miền, bố mẹ dạy con bằng những điều cụ thể để cho biết với người ta.
Và mong mỏi các con ăn học thành người.
Viết cho các con.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét