Từ ngày quen anh Sáu hải quân hớt tóc, mỗi khi đi ngang góc phố của anh, bấm nhẹ kèn xe máy chào và làm khách mỗi tháng mỗi ghé, để được nhìn cái thùng thợ cạo và nghe tiếng kéo lạch xạch của anh. Bữa nay đến kỳ hớt tóc, ghé đã thấy mẹ con cô Tám công trường ngồi chơi từ hồi nào, lỉnh kỉnh kế bên là mớ bàn ghế nhựa sứt sẹo và chén ly cũ kỹ.
Cô Tám không thuộc những người mà sự mưu sinh phải bám lấy lề đường như anh Sáu nhưng cũng thuộc dạng lao động ngay thẳng và cùng cực nhất của thị dân Sài Gòn. Cô bán hàng ở các công trường xây dựng mà chỉ bán về đêm cho công nhân làm ca với mấy món tiền lẻ. Hàng hóa vỏn vẹn là mỳ gói, cà phê vợt, thuốc lá rẻ tiền và trà đá.
Sáng sáng dát sáu bảy giờ cô kết thúc một đêm bán hàng, ra khỏi cổng công trường, đi thẳng một khúc, quẹo trái là đụng cái ghế hớt tóc của anh Sáu hải quân. Bữa nào cũng vậy, ra về hai mẹ con cô Tám công trường thường xà vô nói dóc với anh Sáu, ào ạt một hồi rồi mới về nhà.
Sáng sáng dát sáu bảy giờ cô kết thúc một đêm bán hàng, ra khỏi cổng công trường, đi thẳng một khúc, quẹo trái là đụng cái ghế hớt tóc của anh Sáu hải quân. Bữa nào cũng vậy, ra về hai mẹ con cô Tám công trường thường xà vô nói dóc với anh Sáu, ào ạt một hồi rồi mới về nhà.
Cô Tám trạc bốn mươi, đậm người, tiếng nói trong mà khỏe, có cái duyên là rất hay cười lại cười sảng khoái nữa, dễ gần và làm người đối diện vui lây. Cậu trai cũng hay cười như mẹ. Nhìn nó thật khó đoán tuổi, thấy nhỏ con nhưng nói chuyện như một gã thạo đời. Gặp mẹ con cô vài lần, lúc nào cũng ồn ào, cười ngất ngư.
Mới thấy ngồi vô ghế hớt tóc, cô cười he he bắt chuyện: tóc bạc hết trơn dzậy bày đặt làm dáng chi nữa, cạo trọc đi cho khỏe anh Hai ơi. Rồi bắt sang chuyện khác, là chuyện vì sao sáng nay mẹ con cô ngồi đây sớm.
Bữa nay nghỉ việc ở bển rồi, cô chỉ tay sang bên công trường. Hơ! hơ!... cái thằng chả ăn thiếu tui cả tháng mỳ gói chớ ít gì, ở trỏng kêu chả là gì mậy Tài? đốc công hả?- Bữa nay mới biết thằng nhỏ con cô tên Tài. Ây dà... anh Sáu với anh Hai đây coi tui vốn liếng được bao nhiêu, vậy mà cứ hỏi tới là chả trợn mắt mắng ngược mình, xơi xơi như là tui mắc nợ chứ hổng phải chả, tức mình muốn chớt!
Anh Sáu ngừng tay kéo nói thôi thì mình mần ăn phải nhịn chút chíu, coi như ngày nấu cho chả gói mỳ đáng gì.
Cô Tám không chịu, lớn giọng, có phải một chuyện đó thôi đâu, lâu lâu gói Zet, gói Hero còn trà đá từ hồi có công trường tới giờ tui đâu có tính, mình cũng biết điều lắm chớ, hơ hơ...
Anh Sáu ngừng tay kéo nói thôi thì mình mần ăn phải nhịn chút chíu, coi như ngày nấu cho chả gói mỳ đáng gì.
Cô Tám không chịu, lớn giọng, có phải một chuyện đó thôi đâu, lâu lâu gói Zet, gói Hero còn trà đá từ hồi có công trường tới giờ tui đâu có tính, mình cũng biết điều lắm chớ, hơ hơ...
Còn chuyện nữa nè, mắc cười hôm trước chả đi đâu về, nhậu vô ba sợi bày đặt sờ soạng tui, thằng Tài nó vung cho một chưởng nhào vô góc nhà. Tại mày mình mất việc đó Tài. Thằng Tài khoái chí cười còn lớn hơn, giả lả góp chuyện: ây, lúc đầu tui nghĩ má chịu nó, sau thấy như là má buồn ngủ không hay tui mới la một tiếng, nó sợ té nhủi chớ đã chưởng chảo gì đâu, ha ha... Cô Tám tiếp lời, mà nói chuyện anh Sáu với anh Hai đây hay, chả tính trước rồi, cho tui nghỉ bữa nay kéo một bà chị ở đâu ngoải vô thế chân tui đó, ác dữ hôn!
Họ còn nói nhiều chuyện khác nữa, lâu lại thấy cười ha ha he he như họ chẳng hề suy nghĩ bận lòng gì với chuyện mới mất chỗ làm.
Đang ngồi lim dim trên ghế chợt giật mình thấy tay ai mềm mại xoa xoa cái đầu: Lâu nay lo mần ăn hổng có giờ chăm sóc cho "chàng", tội nghiệp hôn. Anh Sáu nè, nhuộm đen hết mái tóc "nhà tui" cho đẹp trai phong độ lại coi... Hầu chuyện "giả" mấy lần thấy cũng còn duyên ác, hơn hẳn cha "đóc cong" cà chua trong trỏng, he ! he! he!...
Thôi đi "dzìa" Tài mày, "dzìa" kiếm nơi khác mần, má con tui đi nghe, có giờ ghé chơi sau, chào nghen...
Nghe tiếng xe máy chạy đi còn nghe thêm tiếng hai mẹ con vô tư cười vang một góc phố. Anh Sáu ngừng tay nhìn tôi cười lắc đầu: mấy người lao động bình dân cực khổ, nghề không ra nghề vậy mà cũng còn có giành giựt còn có thân thế nữa a, bao nhiêu công việc chỉ cần nhàn nhã hương hoa hơn một tý ở ngoài đời, nếu không thân thiết, không bà con chi thì bao giờ tới tay họ được, mà như là họ cũng hổng cần sao ấy, tôi lại khoái cái vô lo của họ.
Buổi sáng với câu chuyện của những người dân dã tình cờ. Tiếng cười vô tư của họ đã xa nhưng còn để lại nhiều suy nghĩ.
Chuyện hay quá anh. Sài gòn quá anh.
Trả lờiXóa-Sài Gòn muôn mặt bạn Phú nhỉ.
Trả lờiXóaChuyện rất hay anh Đỗ à. Những người lao động bình thường, vô lo này mới là những người có nhân cách. Tôi biết một vài cô, chỉ vì chỗ làm quá tốt mưa không đến mặt nắng không đến đầu trong văn phòng máy lạnh mà phải cắn răng chịu đựng cảnh bị sếp quấy rối đó.
Trả lờiXóaVậy thì mình nên nói chuyện nhân cách cuả vài cô nhân viên văn phòng hay là nhân cách cuả xếp kia hả anh VMC?
Trả lờiXóa-VMC,
Trả lờiXóaĐời thường nhiều góc cạnh lắm, phải đi qua mỗi ngày, đi qua rồi có nghĩ gì, hay cười he he như mẹ con cô Tám công trường cho nó khỏe, bạn nhỉ.
-Chào bạn CapriR ghé thăm.
Trả lờiXóa