Thứ Hai, 19 tháng 7, 2010

Mưu sinh đời thường(2).

Một bữa trời ui ui muốn mưa, buồn buồn rủ anh bạn già ra khu sân bay uống bia hơi Hà Nội. Đang trò chuyện thấy một cậu trẻ đậu chiếc Honda ở một góc xa xa, bên trên xe chở chi chi đó một thùng thật bự, loằng ngoằng đồ nghề. Cao lớn đẹp trai, tướng tá coi hệt ca sỹ thứ thiệt. Cậu trai cầm một micro không dây vào quán. Một giọng hát được dợt dẽ đàng hoàng, tiếng loa ở xa xa với mấy bài nhạc sến. Lúc nhậu vô ba sợi bỗng thấy lòng nao nao muốn hát theo. Hóa ra cậu ấy bán kẹo kéo, những cây kẹo kéo sạch sẽ.

Kẹo kéo một thuở là một bác già lội bộ, một bên vai mang thùng kẹo kéo một bên cái chân gỗ xếp, đến thời hộp kẹo sau ba ga xe vừa đạp vừa rao kéo kéo. Rồi sau nữa có vài cô gái tiên phong với xe đạp sặc sỡ, ăn mặc màu mè với những chiếc mũ cao kiểu anh hề rạp xiếc hay Bút thép Bóng nhựa. Kẹo kéo gắn chiếc cassette ầm ỹ, đi ngang ai cũng phải ngoái nhìn. Lâu rồi, tưởng kẹo kéo đã mất tiêu, ngờ đâu nó vẫn đang là kế mưu sinh của một chàng trai rất trẻ.

Một bữa tới dự đám tiệc thôi nôi cháu nội trai một người bạn già. Giữa chừng đang nghiêng ngả cơn say bỗng nghe "hú huầy" một phát giật hết cả mình, rồi một đội các cháu nam nữ chừng đôi tám xinh tươi bước ra cùng những điệu múa. Hơi ngạc nhiên vì hồi nào tới giờ không thấy cảnh này trên đường phố, lại ngay quận Nhất mới lạ. Đám trẻ múa góp vui được mấy điệu múa rồi rút đi đám khác. Nghĩ bụng lại là một cách mưu sinh của đám trẻ chịu thương chịu khó.

Bon chen với cuộc sống thị thành cực lắm. Thấy mấy đám trẻ xinh tươi lại thật sự siêng năng, chịu cực, ăn đứt mấy cậu trai đêm đêm nẹt pô, đua xe ngoài đường phố. Mới thấy cách mưu sinh của thị dân ở thành phố này thật là đa dạng, và cuộc sống của nhiều người vẫn còn vất vả lắm.

Đọc báo bữa nay, lại "bão đêm ở Sài Gòn".
Hè rồi, không có trò gì chơi, không có nơi nào chơi, lại có những đám nhỏ bày đặt quậy phá, đua xe.

10 nhận xét:

  1. Có những người trẻ chăm chỉ làm việc, kiếm tiền bằng sức lao động chân chính. Nhưng vẫn còn nhiều kẻ chỉ biết ăn chơi. Con trai thì đủ trò quậy phá. Con gái thì quần áo, giày dép, khuyên mũi, khuyên rốn... rồi đi ba, lên sàn. Nhiều lắm, ko thể nào kể hết được. Cứ tự hỏi: phải chăng tụi ấy có "quyền" được như thế, quyền của con nhà giàu, ăn chơi phá phách, ko chịu làm việc... thấy mà buồn thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Thế đám trẻ múa kia có do gia chủ đặt trước không ạ? hay họ tự đến múa mấy bài rồi tự đi đám khác? (để chắc họ múa vì mưu sinh hay chỉ là kiểu 'cho vui')?

    Trả lờiXóa
  3. con nhà nghèo thì mới mưu sinh, con nhà giàu ngu chi mưu sinh cho mệt :).Cha mẹ giàu mà, tiền nhiều quá ko xài thì biết làm gì giờ
    Mấy xe kẹo kéo này ở trung tâm ít thấy, chứ mấy quán nhậu ở khu vực ngoại thành nhiều lắm. Họ đi 1 lần mấy chiếc, trai gái đủ cả. Nghe nói đội quân kẹo kéo như thế có cả thủ lĩnh.

    Trả lờiXóa
  4. Nd: ko cần phải mưu sinh nhưng cứ chơi bời kiểu ấy có ngày lãnh hậu họa.

    Trả lờiXóa
  5. -Lana,
    Dam nho den mua do dat truoc. Do la cong viec lam them cua ho.

    Trả lờiXóa
  6. -Scarlett & ban ND.
    Nguoi ta, bat ke la ai cung phai muu sinh chu. Co khi la cong viec nhan nha, co khi vat va. Nhieu nguoi phai nghi ra viec gi de lam. Theo toi, lam viec, kiem tien la nhu cau cua moi nguoi va dang tran trong.

    Trả lờiXóa
  7. Mưu sinh, đúng ra là lẽ thường.Chỉ có cách kiếm tiền và sử dụng tiền ra sao thôi.Người giúp việc nhà mình tuổi Đinh Dậu, goá chồng từ lâu, đi Ôsin để nuôi con gái học. Cũng là một kiểu kiếm tiền thôi nhưng lại muốn kiếm nhiều hơn sức mình bỏ ra, bằng cách chia rẽ gia đình, chỉ coi trọng người trả tiền mà không biết rằng tôn ti trật tự trông mỗi nhà đều phải có, coi cha mẹ người ta chẳng khác mình mấy, chỉ nịnh con vì chính nó chi trả tiền cho mình.Vậy là đổ bể, tièn chẳng có nữa khi mà chủ chẳng muốn thuê.
    Một ông bác sĩ, bỏ cả gia đình đi làm " chuyên gia" tận Angola đến gần 20 năm nay, cũng để kiếm tiền.Vợ ở nhà kêu hết tuổi Xuân, chỉ làm O sin không công cho bố con nhà ông ấy.Tiền nay cực nhiều mà tình thì cạn.Biết chọn sao đây?
    Sớm nay vừa đọc một bài nói về loài cá: có con cá phải vượt vũ môn, nhưng cũng có con chỉ lững lờ trôi theo dòng nước kiếm ăn, Song Ngư là tuổi ấy.

    Trả lờiXóa
  8. -Bác Nhân à,
    Bữa nào có giờ, mạn đàm với bác chuyện ô sin, nhiều chuyện vui phết đấy.

    Trả lờiXóa
  9. Tôi đọc được ý Bác. Nếu ở chốn thành thị, nếu số phận đưa đẩy anh không thể kiếm sống an nhàn, anh cũng không thể buôn bán tảo tần, thì cái cách anh mưu sinh như thế cũng vẫn đáng được trân trọng hơn cả khối thanh niên ăn không ngồi rồi phá của cha mẹ.
    Tôi nhìn họ cũng bình thường như bao nhiêu người làm việc chuyên nghiệp khác, chả có gì bất thường hết.

    Trả lờiXóa
  10. -Moon a,
    Dung la vay do, toi hay nhin moi nguoi, nhat la nhung nguoi binh dan, dung vao ho, se thay nhieu canh doi con lam lu. Thuong va quy ho hon.

    Trả lờiXóa