Mùa xuân năm 88, gặp bạn ở Cầu Đá Nha Trang. Ngày đó chúng tôi cùng đi biển và bây giờ bạn vẫn đang đi biển. Chơi với nhau từ thuở học trò tới giờ, đã mấy chục năm.
Lần ấy, con tàu Tây Đô của tôi và tàu Vàm Cỏ 24 của bạn cặp mạn nhau ở cảng Cầu Đá. Bạn mới chở đá ra Trường Sa về, chuẩn bị chuyến biển nữa ra đảo, còn tôi chuẩn bị nhận hàng đi Singapore. Hai đứa kéo nhau ra quán ngồi nhâm nhi và nói chuyện đời.
Chiếc Vàm Cỏ 24 của công ty Vitranchat được Bộ Tư lệnh Hải quân trưng dụng phục vụ chiến đấu Trường Sa thời gian 5 tháng. Trước khi ra đảo, tàu vào Ba Son sửa chữa hoàn thiện và đăng kiểm. Những ngày này, tin tức của trận hải chiến Trường Sa với những tên tuổi, quê quán của 64 chiến sỹ hy sinh, mất tích trên ba con tàu của hải quân Việt Nam chiến đấu với hải quân Trung Quốc, được phát đi phát lại suốt trên hệ thống phát thanh của hai chiếc tàu săn ngầm Hải quân đang cặp sát chiếc 24 ở công xưởng Ba Son, chắc là đang trong thời gian tìm kiếm thi hài của những chiến sỹ Hải quân mất tích. Hai thủy thủ tàu Vàm Cỏ 24 nghe những tin tức trận hải chiến mới xảy ra ngoài đảo vội vã lên bờ vì sợ hãi. Sau này khi kết thúc chiến dịch chở cát đá xi măng ra đảo, hai thủy thủ ấy cũng bị công ty sa thải. Bạn tôi kể đến đây cười, mình thì con nhà nòi rồi.
Chiếc Vàm Cỏ 24 của bạn chuyến ấy chở 2000 tấn đá xanh ra đảo chìm Đá Nam để xây dựng ngôi nhà bát giác cho những người giữ đảo. Bạn còn chuyên chở luôn các thiết bị và những người làm việc cho trạm dự báo khí tượng đầu tiên trên đảo này. Tàu cũng qua Song Tử Tây là hòn đảo nổi lớn hơn.
Ra Đá Nam, thấy nhiều tàu chiến Trung Quốc lởn vởn phía ngoài xa xa. Hải quân ta trên đảo cũng trong tư thế sẵn sàng nhả đạn nếu tàu bên ấy tiến vào gần hơn. Những ngày bạn tôi ra đảo không gặp súng nổ. Khả năng phía lính Trung Quốc quan sát thấy Vàm cỏ là loại tàu buôn nên không lại gần.
Kéo anh em lính trẻ lên tàu, Vàm Cỏ 24 có thứ gì được là lôi ra nhậu ráo. Kể cả nước ngọt, gạo, chén bát đến dép giày sách báo sang tên hết cho lính. Anh em ở đảo cực và thiếu thốn đủ thứ, họ nói rằng lên con tàu họ tưởng như là đi lạc tới một thành phố nào đó.
Những ngày ở đảo bạn sống như người lính thực thụ, sống với lính những ngày rất lính. Bạn có nụ cười thật tự hào bên ụ pháo của cỗ xe tăng được ngụy trang kín đáo dưới hầm để bảo vệ đảo. Bạn kịp ghi lại kỷ niệm bên cột mốc chủ quyền trên đảo Song Tử Tây cùng các sỹ quan, chiến sỹ Hải quân canh giữ đảo.
Hai đứa chơi với nhau được ít ngày khi tàu đang làm hàng. Nói với bạn tao thèm được đi Trường Sa như mày quá, không dóc miếng nào, bác Đồng Sỹ Nguyên đang ở cảng Nha Trang trực tiếp điều động tàu đấy. Bạn cười chân thật xen chút tự hào: Có gì đâu, vậy mà nhiều người, cả sỹ quan, thuyền trưởng, một vài ông sỹ quan Hải quân nữa, nói tới ra đảo mấy người dám đi. Sau này bạn được tặng một kỷ niệm chương Trường Sa. Lâu lâu kể chuyện thời đi biển, chúng tôi trân trọng bạn về những ngày bạn đã ra đảo mùa xuân năm 88.
Trở lại những ngày ở cảng Cầu Đá năm ấy. Ngày hôm sau bác Nguyên lệnh cho tàu Tây Đô của tôi gỡ bỏ hàng xuất khẩu, chở gạo gấp ra Bắc cứu đói.
Tàu đầy hàng, hai đứa chào nhau đi hai hướng, tôi trực chỉ phương Bắc chở gạo ra Hải Phòng còn bạn tôi nhắm biển Đông chở chuyến hàng đầy đá và xi măng tiếp tục chuyến biển ra Trường Sa xây đảo.
Chia tay, bạn tặng cho một nhành lớn san hô trúc thật đẹp mới lấy về từ Song Tử Tây.
Hình 1: Bạn trên tháp pháo có ngôi sao màu lửa ở Song Tử Tây.
Hình 2: Tàu Vàm Cỏ 24, phía sau xa xa là đảo chìm Đá Nam, bạn đội nón tai bèo.
Hình 3: Cột mốc chủ quyền ở đảo Song Tử Tây. Bạn đứng bìa phải.
Nhân ngày bạn về sau hành trình vòng quanh trái đất và đi qua kinh độ 0, vĩ độ 0.
Chuyện của bạn(tiếp) ->
Chuyện của bạn(tiếp) ->
Bạn anh giờ sao rồi?
Trả lờiXóa-VMC,
Trả lờiXóaBạn nhanh thế.
Bạn bây giờ là một máy Nhất giỏi, hàng hiếm, bạn mới về sau hành trình đi châu Mỹ và châu Phi, một vòng quanh trái đất, qua các cảng gần 6 tháng, tất nhiên có đi qua kênh Panama hôm trước bạn mới viết. Điều vinh dự là bạn được đi qua điểm giao nhau của kinh tuyến, vĩ tuyến 0, hiếm có lắm.
Đọc câu chuyện của những người thủy thủ vẫn thấy xao động. Hình ảnh thủy thủ vẫn luôn lung linh vẻ đẹp phong trần với Lana và chắc là với rất nhiều người, dù là tưởng tượng chứ có gặp họ bao giờ đâu.
Trả lờiXóa-Bạn Lana,
Trả lờiXóaĐúng là nghề đi biển phong trần, phóng khoáng vì được đi đến rất nhiều miền đất, biết được nhiều điều lạ. Con tàu là một xã hội nhỏ độc lập, nên mỗi người phải tự khẳng định mình, phải thạo việc vì không có ai làm thay. Tuy nhiên nghề biển cực lắm, nhất là khi sóng bão. Và xa gia đình là điều thiệt thòi nhất.
Ra bác là dân viễn dương ngày xưa. Bác kể chuyện ngày xưa nữa đi bác. Kể mấy chuyện này cho lứa chúng em và lức trẻ hơn biết về một giai đoạn lịch sử của đất nước chứ
Trả lờiXóa-Chào Phú,
Trả lờiXóaMình bận cả ngày, giờ mới trả lời bạn được.
Chuyện tụi mình cũng không có gì đâu, chỉ là công việc thôi mà. Có giờ mình sẽ viết những chuyện vui vui nghề đi biển đọc chơi.
bác có biết Tàu Vàm Cỏ 12 không?
Trả lờiXóa-Chào bạn ghé thăm,
Trả lờiXóaTôi nhớ Vàm Cỏ 12 chìm trong cơn bão ở cù lao Ré khoảng năm 85. Đó là một nỗi đau thương lớn cho cty Sovosco. Đồng nghiệp chết, mất tích nhiều, có người vào được đến bờ, kiệt sức chết trong bệnh viện, sống được một vài anh em. Đau.
Tụi tôi sau lễ truy điệu anh em ở cty thì xuống đi tàu cho tỉnh Hậu Giang.
Vào khoảng giữa T9/1985,tàu gặp bão chết máy bị sóng đánh nhồi ngang mạn chìm ở vùng biển Đà nẵng.Bức điện cuối cùng của VTĐ"chào vĩnh biệt",quá đau xót.Sau hơn 3 ngày lênh đênh khoảng trên 10 người được vớt.Sau đó Cty cho đi an dưỡng tại Thanh đa khoảng 2 tuần cho lại sức và tiếp tục bố trí cho anh em đi công tác.
Trả lờiXóaGtl.
Tôi sau này cũng là thủy thủ Vitranschart. Tàu tôi đi lúc đó cũng có 1 anh thủy thủ tên là Phúc bị đắm vụ Vàm cỏ 12 và sau đó được tàu cá vớt. Sau 1 chuyến đi biển dài về SG lại có thêm 1 anh nữa tên Quảng cũng bị đắm VC12. Lúc đó tàu tôi thuộc loại to nhưng ọp ẹp nhất công ty. Captain thấy tàu có 2 ông Thủy thủ bị đắm vụ VC 12 thì hoảng lắm. Rồi ông ấy cũng xin lên bờ và nghỉ hưu luôn.Mỗi lần tàu hải hành qua vùng biển cù lao chàm đều làm lễ thả hoa, làm cơm cúng cho các anh đã bị đắm vụ đó.
Trả lờiXóaBa của con cũng là Thủy thủ sống sót ở vụ chìm tàu Vàm Cỏ 12 ở Quy Nhơn năm 1985
Xóa-Phuc Hoang,
Trả lờiXóaBạn cũng là đồng nghiệp Vitranschart, chào bạn ghé thăm nhà và chia sẻ.
http://www.flickr.com/photos/25651213@N03/2422668991/sizes/z/in/photostream/
Trả lờiXóaĐây là ảnh tôi chụp với anh Phúc năm 94 tại Nha Trang(người mặc áo hoa). Là 1 trong những người thoát chết vụ đắm tàu Vàm cỏ 12 năm 85. Đi chung tàu với anh ấy gần 3 năm trời. Mỗi lần sóng to gió lớn thấy anh ấy hoảng lắm, đi ngủ mang phao cá nhân ra gối đầu.Anh ấy thoát chết là do khi chuẩn bị đắm, ra ôm cái cột cờ sau lái, Tàu đắm thì đạp chân mạnh vào cột cờ rồi bơi ra xa để khỏi bị tàu chìm lôi xuống.
Bài viết và ảnh của anh là những tư liệu rất hay, rất quý.
Trả lờiXóa