Một vùng thôn quê ven biển giống như bao làng chài dọc bờ biển miền Nam Trung bộ, làng chài Mũi Né ngày ấy nghèo lắm nhưng thanh bình và an phận. Giống như một ốc đảo thu mình dù nằm không xa lắm thị xã Phan Thiết, không có đường đlện kéo về làng, không có xe cộ trên con lộ chính nham nhở nhiều tháng năm không tu bổ, cát phủ ở khắp nơi, tất cả đều khiêm tốn và hoang sơ.
Buổi sáng Hai Thành phân việc sửa chữa cho anh em thợ máy bảo quản trên tàu, còn mình kéo Sáu Bảnh và Nhơn voi lên ca nô vào bờ.
Người ngư dân đứng tuổi ngồi vá lưới dưới vòm lá trong sân nhà, nụ cười hiền hòa:
- Tui thấy tàu neo lại chiều qua, chắc có chuyện? có cần chi mấy chú cứ nói, giúp được tui giúp.
Hai Thành kể sơ việc mấy cái bình điện trên tàu và ý muốn thuê một cái máy sạc điện. Lão ngư hiền lành và giản dị đến thô mộc, giọng nói miền biển hơi nặng, nhận lời đi kiếm máy nổ sạc điện về. Ngần ngừ mãi ông mới nói, muốn xin một ít dầu chạy máy. Thành vui vẻ::
- Tưởng gì khó, dầu ư, bác muốn bao nhiêu cũng có.
Ông nói mấy chú ở chơi chờ tui rồi bỏ hết việc nhà, xách chiếc xe đạp "truổng cời" không vè không thắng chạy đi.
Thấy Nhơn voi im lặng từ lúc lên bờ, ở tàu thằng em cái miệng tía lia, chưa thấy mặt đã nghe tiếng nói, Hai Thành hỏi:
- An tâm chú mày, ông ấy đi thế nào cũng có máy. Mà mắc giống gì sáng giờ cái mặt mày sò căm vậy?
Chờ có bấy nhiêu, Nhơn tuôn ra một hơi như phải nín nhịn lâu rồi:
- Chuyện sự cố trên tàu chỉ tại thằng thợ điện anh ạ, mới xuống không lo việc tàu, lo việc gì đâu nên mới nên vậy, để em kể anh nghe.
Mẹ nó, suốt mấy bữa hổng thấy thằng Tịnh sờ tới ác quy điện đóm, nó cứ đi lên đi xuống buồng máy chắc tính trò giấu hàng buôn lậu. Hổng hiểu ông Dương máy nhất "khè" lính mới kiểu gì, thằng điện mặt mũi coi lỳ lợm vậy mà chịu ông Dương một phép. Thấy hai thày trò lôi dây điện và mớ que hàn lúi húi cắt hàn ở góc buồng máy, chắc làm hầm bí mật quá. Tại bữa đi ngang nghe ông Dương nói với nó: "Hầm bí mật bên sông En bơ, chỗ này giấu cũng được khơ khớ hàng đấy, thằng này giỏi". Rồi ổng cười khoái chí lắm. Thông thạo buồng máy như đám thợ tụi em đi ngang cũng không thể phát hiện được.
- Ừa, chuyện đâu còn đó, có ban chỉ huy tàu. Mà mấy chuyện của người ta bớt bớt xía vô, riết quen thành tật hổng hay - Thành vỗ vai Nhơn rồi kéo anh em đứng dậy:
- Nơi này đẹp quá, anh em mình đi một vòng khám phá coi, chắc là sẽ có nhiều thú vị.
Nhà cửa ở đây phần lớn tuềnh toàng, những cánh cửa mở toang, thưa vắng nối tiếp nhau trong những ngõ nhỏ lầm cát và khô nóng. Nơi nào cũng cát. Chân cuộn trong cát trắng ở khắp lối đi, cuộn cả lên thềm nhà. Thời gian như đứng im cùng nắng xiên trên vòm lá nao nao lòng. Đâu đó lúp xúp những lùm cây dứa dại và bụi xương rồng, những loài cây quen thuộc với cát và cái nắng cháy của dải đất miền Trung. Một chú dê con loanh quanh bên bụi gai xương rồng vươn trên cát nóng, bọn trẻ con ở trần trùng trục, nhem nhuốc toét miệng cười, chạy tới chạy lui ngó nghiêng người lạ.
Buổi sáng Hai Thành phân việc sửa chữa cho anh em thợ máy bảo quản trên tàu, còn mình kéo Sáu Bảnh và Nhơn voi lên ca nô vào bờ.
Người ngư dân đứng tuổi ngồi vá lưới dưới vòm lá trong sân nhà, nụ cười hiền hòa:
- Tui thấy tàu neo lại chiều qua, chắc có chuyện? có cần chi mấy chú cứ nói, giúp được tui giúp.
Hai Thành kể sơ việc mấy cái bình điện trên tàu và ý muốn thuê một cái máy sạc điện. Lão ngư hiền lành và giản dị đến thô mộc, giọng nói miền biển hơi nặng, nhận lời đi kiếm máy nổ sạc điện về. Ngần ngừ mãi ông mới nói, muốn xin một ít dầu chạy máy. Thành vui vẻ::
- Tưởng gì khó, dầu ư, bác muốn bao nhiêu cũng có.
Ông nói mấy chú ở chơi chờ tui rồi bỏ hết việc nhà, xách chiếc xe đạp "truổng cời" không vè không thắng chạy đi.
Thấy Nhơn voi im lặng từ lúc lên bờ, ở tàu thằng em cái miệng tía lia, chưa thấy mặt đã nghe tiếng nói, Hai Thành hỏi:
- An tâm chú mày, ông ấy đi thế nào cũng có máy. Mà mắc giống gì sáng giờ cái mặt mày sò căm vậy?
Chờ có bấy nhiêu, Nhơn tuôn ra một hơi như phải nín nhịn lâu rồi:
- Chuyện sự cố trên tàu chỉ tại thằng thợ điện anh ạ, mới xuống không lo việc tàu, lo việc gì đâu nên mới nên vậy, để em kể anh nghe.
Mẹ nó, suốt mấy bữa hổng thấy thằng Tịnh sờ tới ác quy điện đóm, nó cứ đi lên đi xuống buồng máy chắc tính trò giấu hàng buôn lậu. Hổng hiểu ông Dương máy nhất "khè" lính mới kiểu gì, thằng điện mặt mũi coi lỳ lợm vậy mà chịu ông Dương một phép. Thấy hai thày trò lôi dây điện và mớ que hàn lúi húi cắt hàn ở góc buồng máy, chắc làm hầm bí mật quá. Tại bữa đi ngang nghe ông Dương nói với nó: "Hầm bí mật bên sông En bơ, chỗ này giấu cũng được khơ khớ hàng đấy, thằng này giỏi". Rồi ổng cười khoái chí lắm. Thông thạo buồng máy như đám thợ tụi em đi ngang cũng không thể phát hiện được.
- Ừa, chuyện đâu còn đó, có ban chỉ huy tàu. Mà mấy chuyện của người ta bớt bớt xía vô, riết quen thành tật hổng hay - Thành vỗ vai Nhơn rồi kéo anh em đứng dậy:
- Nơi này đẹp quá, anh em mình đi một vòng khám phá coi, chắc là sẽ có nhiều thú vị.
Nhà cửa ở đây phần lớn tuềnh toàng, những cánh cửa mở toang, thưa vắng nối tiếp nhau trong những ngõ nhỏ lầm cát và khô nóng. Nơi nào cũng cát. Chân cuộn trong cát trắng ở khắp lối đi, cuộn cả lên thềm nhà. Thời gian như đứng im cùng nắng xiên trên vòm lá nao nao lòng. Đâu đó lúp xúp những lùm cây dứa dại và bụi xương rồng, những loài cây quen thuộc với cát và cái nắng cháy của dải đất miền Trung. Một chú dê con loanh quanh bên bụi gai xương rồng vươn trên cát nóng, bọn trẻ con ở trần trùng trục, nhem nhuốc toét miệng cười, chạy tới chạy lui ngó nghiêng người lạ.
Chưa bao giờ tới nơi này, Thành và Sáu Bảnh không ngờ lại có một vùng biển trời bao la, đồi cát thanh vắng, thêm vào một dòng suối nhỏ róc rách, đẹp đến mê hồn...
Khi trở về, mọi việc đã được chuấn bị đúng như ý muốn, anh em trở về tàu cùng những người dân mang theo chiếc máy sạc. Chiều hôm ấy, mọi việc sửa chữa trên tàu đã tạm ổn. Chia tay Mũi Né hoang sơ, sẽ khó mà quên được cảnh sắc và con người, những ngư dân địa phương giản dị, thô ráp, thật thà và tốt bụng, con tàu lại tiếp tục hành trình.
Ninh Kiều về tới cảng Hoàng Diệu - Cần Thơ chậm mất hai ngày theo dự tính.
Ma nơ cặp cảng vừa xong, Sáu Bảnh nhảy lên cầu cảng điện thoại ngay về nhà. Đầu dây bên kia là mẹ, khi nào mẹ cũng có ở nhà.
- Mẹ đấy à? Mấy bữa rồi có cô bé nào điện thoại tới hỏi thăm con không vậy? - Sáu vội vàng hỏi, còn mẹ thì vui mừng lắm:
- Con đã về rồi ư? Đang ở đâu đó? Ừ... Không có cô nào điện. Lâu rồi không có ai điện, cũng lâu không nghe con điện về, mẹ nghĩ hay là điện thoại hư. Đang tính kêu thợ coi sao thì con gọi về.
- Vậy là không có cô nào điện tới sao?
- Cha bố anh, vừa đi về đã hỏi thăm cô nào, mà không hỏi mẹ ở nhà một mình ra sao.
- Ui, con xin lỗi, tại chưa kịp hỏi mẹ đã trách, hi hi... - Sáu Bảnh bật cười.
- Mới về tới cảng Cần Thơ tức thì, điện về cho mẹ liền rồi nè... Thôi con cúp đây, mai mốt con về tới.
Vậy là Trang không điện thoại, chắc là cô ấy chưa đi được. Sáu băn khoăn, gần tuần lễ đã qua từ bữa ấy, biết có chuyện gì không. Nhìn mặt Sáu Bảnh trở về tàu tiu nghỉu, Hai Thành đoán ý, mỉm cười như muốn chia sẻ còn Hoàng tử bia thì cười khanh khách:
- Coi cái mặt kìa, Sáu Bảnh lại bị quả tà lưa nữa rồi, ha ha... mới hết cô hàng ốc Len gần nhà, tình chưa kịp phôi pha nay đã có một mối tình xa, tình em hàng bún cá, ha ha ha...
Ngày về bến, chiều ấy công ty cho xe tới tận cầu cảng đón anh em đi chiêu đãi một bữa ra trò ở nhà hàng Miền Tây. Ban giám đốc là những người từng một thờiđi biển, hiểu việc và cảm thông anh em thuyền viên qua chuyến đi cực nhọc nhưng an toàn và hoàn thành công việc. Bữa tiệc thật vui vẻ. Ôm vai Hoàng tử bia - người thường làm đại sứ đối ngoại trên tàu trong những bữa nhậu, ông Bảy giám đốc kêu hết mọi người nâng ly:
Khi trở về, mọi việc đã được chuấn bị đúng như ý muốn, anh em trở về tàu cùng những người dân mang theo chiếc máy sạc. Chiều hôm ấy, mọi việc sửa chữa trên tàu đã tạm ổn. Chia tay Mũi Né hoang sơ, sẽ khó mà quên được cảnh sắc và con người, những ngư dân địa phương giản dị, thô ráp, thật thà và tốt bụng, con tàu lại tiếp tục hành trình.
Ninh Kiều về tới cảng Hoàng Diệu - Cần Thơ chậm mất hai ngày theo dự tính.
Ma nơ cặp cảng vừa xong, Sáu Bảnh nhảy lên cầu cảng điện thoại ngay về nhà. Đầu dây bên kia là mẹ, khi nào mẹ cũng có ở nhà.
- Mẹ đấy à? Mấy bữa rồi có cô bé nào điện thoại tới hỏi thăm con không vậy? - Sáu vội vàng hỏi, còn mẹ thì vui mừng lắm:
- Con đã về rồi ư? Đang ở đâu đó? Ừ... Không có cô nào điện. Lâu rồi không có ai điện, cũng lâu không nghe con điện về, mẹ nghĩ hay là điện thoại hư. Đang tính kêu thợ coi sao thì con gọi về.
- Vậy là không có cô nào điện tới sao?
- Cha bố anh, vừa đi về đã hỏi thăm cô nào, mà không hỏi mẹ ở nhà một mình ra sao.
- Ui, con xin lỗi, tại chưa kịp hỏi mẹ đã trách, hi hi... - Sáu Bảnh bật cười.
- Mới về tới cảng Cần Thơ tức thì, điện về cho mẹ liền rồi nè... Thôi con cúp đây, mai mốt con về tới.
Vậy là Trang không điện thoại, chắc là cô ấy chưa đi được. Sáu băn khoăn, gần tuần lễ đã qua từ bữa ấy, biết có chuyện gì không. Nhìn mặt Sáu Bảnh trở về tàu tiu nghỉu, Hai Thành đoán ý, mỉm cười như muốn chia sẻ còn Hoàng tử bia thì cười khanh khách:
- Coi cái mặt kìa, Sáu Bảnh lại bị quả tà lưa nữa rồi, ha ha... mới hết cô hàng ốc Len gần nhà, tình chưa kịp phôi pha nay đã có một mối tình xa, tình em hàng bún cá, ha ha ha...
Ngày về bến, chiều ấy công ty cho xe tới tận cầu cảng đón anh em đi chiêu đãi một bữa ra trò ở nhà hàng Miền Tây. Ban giám đốc là những người từng một thờiđi biển, hiểu việc và cảm thông anh em thuyền viên qua chuyến đi cực nhọc nhưng an toàn và hoàn thành công việc. Bữa tiệc thật vui vẻ. Ôm vai Hoàng tử bia - người thường làm đại sứ đối ngoại trên tàu trong những bữa nhậu, ông Bảy giám đốc kêu hết mọi người nâng ly:
- Tui khoái mấy thằng Sài Gòn, coi công tử vậy thôi chớ tụi nó mần ra mần, chơi ra chơi, uống ra uống nghe. Vô trăm phần trăm cái coi.
Nhà hàng Miền Tây ở đây đã có từ lâu lắm. Những người làm việc chắc cũng gắn bó từ lâu, ai cũng dễ thương dễ gần. Anh chủ quán Thanh "khoèo" uống ly nào ngọt ly đó. Thằng Vũ thằng Tám thằng Tèo cứ thấy mặt là cười, nhìn ánh mắt khách đưa ngang là vội chạy tới lo tiếp đồ còn chị Tuyết cô Vân cô Nguyệt... lâu lại từ bếp chạy lên: "mấy anh có vừa miệng hôn? đồ ăn sao để nhóc dzậy nè." Còn nhỏ Sương nữa, làm bếp không lo lâu lâu lại liếc mắt mấy anh em thủy thủ Sài Gòn cười mủm mỉm...
Nhà hàng Miền Tây ở đây đã có từ lâu lắm. Những người làm việc chắc cũng gắn bó từ lâu, ai cũng dễ thương dễ gần. Anh chủ quán Thanh "khoèo" uống ly nào ngọt ly đó. Thằng Vũ thằng Tám thằng Tèo cứ thấy mặt là cười, nhìn ánh mắt khách đưa ngang là vội chạy tới lo tiếp đồ còn chị Tuyết cô Vân cô Nguyệt... lâu lại từ bếp chạy lên: "mấy anh có vừa miệng hôn? đồ ăn sao để nhóc dzậy nè." Còn nhỏ Sương nữa, làm bếp không lo lâu lâu lại liếc mắt mấy anh em thủy thủ Sài Gòn cười mủm mỉm...
Hai Thành thích nhất món chả cá Thác lác chiên và rắn hầm xả của nhà hàng, Hoàng tử bia thì thích món rùa nướng mọi còn Sáu Bảnh lại khoái chí với những con Đuông chà là màu trắng sữa ngậm trong nước mắm tròn căng béo ngậy.
Thủ phủ của miền Tây sông nước chỉ là một thành phố nhỏ thanh bình yên ả. Người Tây Đô chân thành, vui tính, bộc trực và mến khách. Xứ sở sông nước của con cá con tôm, của gạo trắng nước trong và bốn mùa cây trái. Con người ta phóng khoáng cùng với thiên nhiên, đất trời ưu đãi cho những mùa màng với biết bao nhiêu sản vật của miền quê sông nước.
Cũng từ chuyến đi này, bộ ba ấy bỏ Sài Gòn chuyển hẳn về miền quê đầu quân cho công ty Mekongship.Thủ phủ của miền Tây sông nước chỉ là một thành phố nhỏ thanh bình yên ả. Người Tây Đô chân thành, vui tính, bộc trực và mến khách. Xứ sở sông nước của con cá con tôm, của gạo trắng nước trong và bốn mùa cây trái. Con người ta phóng khoáng cùng với thiên nhiên, đất trời ưu đãi cho những mùa màng với biết bao nhiêu sản vật của miền quê sông nước.