Ảnh: Lộc HB. |
Thời gian này chỉ có con cá con tôm, nhịn ăn làm hàng xuất khẩu, còn tàu bè là khai thác những chuyến hàng chuyên chạy trên các tuyến nước ngoài, quay vòng càng nhanh càng tốt để thu cước vận chuyển bằng ngoại tệ mới là mục tiêu của tỉnh và là yêu cầu đối với các con tàu vận tải biển.
Đôi khi, nể vì những lời trao đổi của lãnh đạo, và có thể có một tí "sĩ" nghề nghiệp, một tự tin kinh nghiệm, thuyền trưởng quyết định ra khơi, mặc dù thời tiết có xấu hơn một ít, sóng gió có lớn hơn chút đỉnh. Những chuyến đi như thế sức vóc anh em thủy thủ cỡ nào cũng mỏi mệt và còn may mắn với những con tàu già nua, nếu vượt qua sóng gió hay bão tố bất thường trên biển.
Ninh Kiều lấy từ Hải Phòng một lô hàng xi măng đủ để bù chi phí nhiên liệu, chạy
về Cần Thơ gấp để lấy hàng từ đó đi S'pore.
Tàu chạy
hướng Bắc Nam đã sang ngày thứ ba trên biển. Mùa sóng và gió Tây Nam, biển động lại ngược sóng ngược gió làm hành trình của tàu chậm lại rất nhiều. Có những khoảng thời gian con tàu chạy chỉ là gối lên những cơn sóng ngược, gần như đứng yên một chỗ. Buổi sáng thức giấc, Sáu Bảnh nhìn thấy một hòn đảo nhỏ qua cửa táp lô, con tàu đang chạy ngang với mũi đảo, đi hết một ca, chiều lên boong vẫn nhìn thấy nó, mới chỉ nằm ngang thân tàu.
Cuộc sống của người đi biển cùng những sinh hoạt và nếp làm việc trong một chu kì lặp lại, đơn điệu. Chỉ với bấy nhiêu con người trên con tàu như một xã hội thu nhỏ, tách biệt thường xuyên và độc lập với xã hội.
Cuộc sống của người đi biển cùng những sinh hoạt và nếp làm việc trong một chu kì lặp lại, đơn điệu. Chỉ với bấy nhiêu con người trên con tàu như một xã hội thu nhỏ, tách biệt thường xuyên và độc lập với xã hội.
Dầu máy, bụi nhớt trong không khí, trên người, trên tóc, trên áo quần, thấm vào bàn tay người thợ. Ở đâu cũng nghe mùi dầu và tiếng máy. Tiếng máy ì ầm ì ầm, tiếng rít của turbo
luôn ong ong bên tai ngày hay đêm, khi làm việc, bên mâm cơm hay cả trong giấc ngủ. Có đôi lúc ngồi một mình
cảm thấy buồn buồn và nhớ nhà, nhớ bờ da diết.
Giao ca trực sớm mười lăm phút, lên boong tàu hóng tí gió biển, bữa nay Sáu Bảnh bắt đầu cảm thấy sốt ruột vì sự chậm chạp của con tàu, chợt nhìn thấy một doi đất xanh xanh mờ ẩn hiện thật xa kia bên mạn phải. Nơi
đây chắc là một vùng quê chài lưới nào đó ở khúc cong dải đất miền Trung cát
trắng, nắng chói chang và lộng gió.
Dù xa xôi ở đâu, không cần thân thuộc, nơi xa xa xanh
xanh ấy luôn tồn tại sự sống, dẫu có cực nhọc, không nhiều mơ ước nhưng an bình, giản dị của những con người dân quê chịu thương chịu khó. Cái màu xanh mờ ấy của
núi, của cây, của đất liền luôn gieo vào lòng một cảm giác thư thái, dịu dàng và dâng trào một nỗi nhớ cho người đi biển.
Không biết giờ này Trang đang làm
gì, em đã rời xa cái quán bia ấy và có về quê thăm em thăm mẹ chưa, và mọi việc của em lo toan đã đến đâu rồi. Một nỗi nhớ vu vơ chợt ùa đến, miên man trên
biển.
Bữa ấy chia tay anh Sáu, Trang gởi số
tiền cho người quen rồi trở lại Hương
Biển. Đường về Đồ Sơn như xa hơn, Trang cứ nghĩ mãi về anh ấy và những người đàn
ông nơi xứ lạ cô mới quen ít lâu. Cô lại hình dung về một cuộc sống khác ở một
phương trời mới. Bây giờ chắc là anh ấy đã đi xa rồi, còn cô thì lại phải quay
về con đường cũ, lặp lại những ngày giả dối và u buồn. Trang bỗng thấy cay cay nơi
sống mũi. Con đường dài hoang vắng trước mặt như mờ đi, như xa hơn mãi,
Cô gái dừng lại ngồi nghỉ ven đường. Một vùng đồng lầy mênh mông, thi thoảng chen đám cỏ lác và cây dại. Một con chim bói cá vụt bay lên, cô đơn ngang trời.
Hình ảnh anh Sáu và nhóm anh em tàu biển miền Nam không thể dứt khỏi luồng suy nghĩ. Một cách sống khác, tại sao họ được vô tư như thế. Tại sao cảnh nhà Trang lại thế này. Bỗng dưng cô muốn bỏ đi theo anh Sáu ngay bây giờ, nhưng Trang chợt băn khoăn suy nghĩ lại, lỡ mà các anh ấy cũng giống như người thân của cô ngày ấy, cũng những chăm lo nho nhỏ, cũng những nụ cười và lời nói ngọt nhạt ban đầu, lại đưa cô tới nơi này để rồi cô phải theo chân bước đi từng ngày, từng ngày dài tủi cực?
Hình ảnh anh Sáu và nhóm anh em tàu biển miền Nam không thể dứt khỏi luồng suy nghĩ. Một cách sống khác, tại sao họ được vô tư như thế. Tại sao cảnh nhà Trang lại thế này. Bỗng dưng cô muốn bỏ đi theo anh Sáu ngay bây giờ, nhưng Trang chợt băn khoăn suy nghĩ lại, lỡ mà các anh ấy cũng giống như người thân của cô ngày ấy, cũng những chăm lo nho nhỏ, cũng những nụ cười và lời nói ngọt nhạt ban đầu, lại đưa cô tới nơi này để rồi cô phải theo chân bước đi từng ngày, từng ngày dài tủi cực?
Trang không thể ngờ suốt một tuần lễ ấy
bà chủ nói cô không được qua Hải Phòng nữa. Và cô cũng không thể đi đâu xa hơn, chỉ
lanh quanh sau nhà lại ra trước cổng quán, khi nào Trang cũng có cảm giác có
ánh mắt người ta đâu đó luôn dõi theo mỗi bước chân cô.
Trang quyết định phải làm mặt lạnh, tỏ vẻ như không có chuyện gì xảy ra. Có lần bà chủ hay ai đó hỏi thăm mấy anh miền Nam, cô ngạc nhiên, em có
biết gì đâu. Để rồi cô sẽ tìm kiếm một dịp nào thuận lợi, bất ngờ nhất trốn
ra đi.
Hai Thành bữa nay ăn cơm trễ, mấy bữa thấy Sáu bảnh ít nói, vẻ buồn buồn, anh có ý chờ Sáu Bảnh hết ca 8-12 tính ngồi ăn cơm chung nói dóc. Đang dang dở bữa cơm trưa bỗng nghe tiếng máy tàu hơi lạ, Thành đưa mắt nhìn lên ống khói tàu, khói máy xả ra trên nền trời vẫn là màu xanh trắng nhè nhẹ bình thường như mọi khi nhưng sao nghe tiếng máy nằng nặng, là tiếng máy đèn lẫn trong tiếng máy cái. Thành đá chân Sáu: "Tôi cảm giác hình như máy đèn có chuyện". Chưa nói hết câu, tiếng còi báo động từ buồng máy bỗng réo vang inh ỏi. Hai người buông vội chén đũa lao xuống buồng máy.
Tàu bất ngờ mất điện toàn bộ, dưới buồng máy ánh đèn sự cố sáng nhờ nhờ, máy phát điện số 1 đã tự động đứng,
Các thông số hoạt động của máy cái trên các đồng hồ báo vẫn bình thường, chỉ có nhiệt độ làm mát hơi tăng cao môt chút, gạt Nhơn voi thợ máy đi ca sang bên, Hai Thành điều chỉnh cho máy chính chạy sang chế độ half. Thành đã phát hiện ra sự cố của máy đèn, anh không gấp gáp quá để mọi người bình tĩnh, biết là không nghiêm trọng, tàu có thể vừa hành trình vừa xử lý được.
Khi làm việc ở trên tàu, ai đó chợt nghe tiếng còi hay tiếng chuông báo động là giật bắn mình, nhất là đang trong hành trình. Chỉ một nhoáng sau, hầu như mọi người đã có mặt đầy đủ ở buồng máy. Hai Thành phân công anh em thợ máy, người đi ca tiếp tục, người lên mở rộng cửa thông gió lấy thêm ánh sáng, người mang tới đèn pin. Anh nói với mọi người:
- Đứt dây cua roa kéo bơm làm mát máy đèn số 1 rồi, nóng quá tự động tắt, cho chạy máy đèn số 2.
Nhơn voi khởi động máy đèn số 2. Mở van nước, đề máy chỉ nghe một tiếng "k' rốc" khô khan gãy gọn, lần thứ hai vẫn thế. Bình điện không còn tí hơi nào hết. Mở nắp thấy nước bình khô queo, Hai Thành giận dữ:
- Làm ăn thế này có chết không. Thằng Tịnh đâu rồi? Lấy bình dự trữ trong kho mang ra đề máy coi.
Không thấy mặt thằng Tịnh "thâm" đâu hết. Từ bữa sóng gió nó nằm vùi, bây giờ sự cố điện mà nó cũng trốn mất tiêu. Anh em thợ máy mang tiếp mấy bình điện trong kho ra, hơi bình yếu xìu, đề máy ọ ọ ọ ba bốn tiếng chậm dần rồi im luôn, thế có chết không. Hai Thành lục bục chửi thề. Máy trưởng Ba Hòa từ khi nghe tiếng máy giảm đã xuống buồng máy hồi nào, lúc này lên tiếng:
- Chuyện chi vậy bay?
Hai Thành không trả lời. Anh nói trỏng với đám anh em thợ máy:
- Có đứa nào ra sau lái giật nổ cái máy bơm cứu hỏa dự phòng coi, rồi mở van nước bổ sung cho máy cái liền đi. - Kéo máy trưởng lên khỏi buồng máy, Hai Thành báo cáo vắn tắt sự cố.
Dây cua roa máy đèn 1 đứt, không khởi động được máy đèn số 2, lý do: bình điện không có hơi. Lỗi do thợ điện không bảo quản, không châm nước bình, không sạc bình dự trữ. Bây giờ khắc phục tạm thời: Chạy máy bơm dự phòng lấy nước cho máy cái chạy đỡ được rồi, anh em thủy thủ phải lái tay thôi. Tàu ráng chạy tới nơi nào gần nhất có thể, neo lại khắc phục sự cố cho máy 1, châm nước, sạc đầy ác quy mới khởi động được máy đèn.
Cái bơm nước biển làm mát máy cái gắn vô trục chính do chính nó lai, máy chạy thì bơm chạy. Ban máy biết rõ, con tàu đang khai thác đã lớn tuổi, xài lâu ngày rồi nên bơm yếu, không đủ áp lực nên trong hành trình anh em luôn phải chạy thêm bơm cứu hỏa phụ thêm cho đủ nước làm mát máy cái. Bây giờ máy đèn tịt cà hai mất rồi. Vẫn còn một bơm cứu hỏa dự phòng chạy bằng máy nổ nhỏ lấy nước cho máy cái sử dụng. Ở trên tàu hệ thống bơm van ống được thiết kế các đường ống nước thông với nhau. Bằng cách đóng mở hệ thống van sẽ sử dụng một trong các bơm ballast, la canh, bơm cứu hỏa hay bơm dự phòng xài chung được cho nhau, bơm vào hay hút ra.
Lái tự động không ăn từ khi mất điện, sĩ quan và thủy thủ đi ca trên buồng lái đã chuyển sang chế độ lái tay. Đèn sự cố chỉ sử dụng trong một vài giờ tới là hết, không có điện phục vụ sinh hoạt có thể tạm thời, nhưng không có điện cho máy lái, sóng gió thế này, lái tay nặng nề và mệt mỏi lắm.
Máy trưởng Ba Hòa cáu kỉnh:
- Ẩu tả hết biết! Thằng ku thợ điện đâu rồi? Mẹ bà nó, đi tàu chung với mấy thằng ất ơ này có ngày chết cả lũ.
Thuyền trưởng, máy trưởng và đại phó hội ý ban chỉ huy, nhất trí cho tàu ráng chạy thêm vài giờ nữa, nơi đây còn cách Mũi Né theo hải đồ gần hai chục hải lý, tốc độ này chừng ba giờ tới nơi, neo Mũi Né là hợp lý. Ở đó là làng chài, có nhiều ngư dân, tàu thuyền, thế nào cũng kiếm được máy sạc bình điện.
Ông bà có câu nói muôn đời, họa vô đơn chí. Khi tạm ổn mọi việc, vòng một vòng kiểm tra, bỗng nghe mùi khen khét ở đâu đó trong không khí, Hai Thành lại phát hiện khói bốc ra từ cái máy cứu hỏa dự phòng còn lại. Hết hồn, cả thủy thủ lẫn thợ máy, ai đứng gần là nhào vô, mọi người đều lao vào cứu hỏa. Quơ vội bình bọt kế bên giọng ngược xuống sàn, Thành sịt vội đám khói. May phước ông bà, chỉ là hở bô ở cái máy nổ, cháy mất mất lớp cách nhiệt bên ngoài. Tuy nhiên, cái máy bơm nước dự trữ cuối cùng ấy cũng không thể hoạt động, phải tạm ngưng sửa chữa, không còn một nguồn nước nào bổ sung cho máy cái.
Hai Thành ngao ngán, anh trở về buồng máy, giảm máy về chế độ slow. Những tay đòn, xu páp của máy cái nặng nhọc chạy lên xuống làm văng tung tóe những giọt sương nhớt, chậm rãi nhưng kiên nhẫn và con tàu lầm lũi hành trình. Ninh Kiều vẫn ráng lết về phương Nam.
Chiều đã xuống rất thấp, phía xa xa kia là rặng dừa ven biển của làng chài Mũi Né. Ninh Kiều giảm máy rồi buông neo ngoài xa, tạm nghỉ ngơi giữa hành trình trong ngày biển động.
Ca nô cứu sinh đã được hạ xuống thấp chuẩn bị cho Hai Thành và anh em máy sớm mai đi bờ lo sửa máy. Cai boong Hoàng Lãnh từ trên kho mũi đi xuống, tay xách theo ngọn đèn bão để tối đốt lên thay cho đèn neo, gặp Hai Thành với Sáu Bảnh mới xong việc đi lên từ buồng máy, mặt mũi lấm lem dầu mỡ, Hoàng Lãnh cười rung rinh hàng ria:
- Nghỉ ngơi tắm rửa đi, mơi tính tiếp, chờ chút xíu tui kiếm mồi lát nữa làm bữa cho sung độ, cho mạnh giỏi coi.
- Mất điện rồi, nước đâu tắm, he he... kệ bà nó mơi tính, giờ này chỉ có nhậu thôi thầy cai. Sáu Bảnh nghe hơi hội hè cười vang khoái chí.
Một chiếc ghe nhỏ thấy đèn tàu neo tắp lại. Rồi cai boong cũng kiếm ra những món mồi đủ cho hội thường nhậu. Ai cũng mệt mỏi nhưng mọi việc như thế là tạm ổn.
Đêm ấy không điện, không nước sinh hoạt, ngồi với nhau bên chung rượu, nụ cười trong mắt anh em, mặt mũi lem dầu mỡ.
Hai Thành bữa nay ăn cơm trễ, mấy bữa thấy Sáu bảnh ít nói, vẻ buồn buồn, anh có ý chờ Sáu Bảnh hết ca 8-12 tính ngồi ăn cơm chung nói dóc. Đang dang dở bữa cơm trưa bỗng nghe tiếng máy tàu hơi lạ, Thành đưa mắt nhìn lên ống khói tàu, khói máy xả ra trên nền trời vẫn là màu xanh trắng nhè nhẹ bình thường như mọi khi nhưng sao nghe tiếng máy nằng nặng, là tiếng máy đèn lẫn trong tiếng máy cái. Thành đá chân Sáu: "Tôi cảm giác hình như máy đèn có chuyện". Chưa nói hết câu, tiếng còi báo động từ buồng máy bỗng réo vang inh ỏi. Hai người buông vội chén đũa lao xuống buồng máy.
Tàu bất ngờ mất điện toàn bộ, dưới buồng máy ánh đèn sự cố sáng nhờ nhờ, máy phát điện số 1 đã tự động đứng,
Các thông số hoạt động của máy cái trên các đồng hồ báo vẫn bình thường, chỉ có nhiệt độ làm mát hơi tăng cao môt chút, gạt Nhơn voi thợ máy đi ca sang bên, Hai Thành điều chỉnh cho máy chính chạy sang chế độ half. Thành đã phát hiện ra sự cố của máy đèn, anh không gấp gáp quá để mọi người bình tĩnh, biết là không nghiêm trọng, tàu có thể vừa hành trình vừa xử lý được.
Khi làm việc ở trên tàu, ai đó chợt nghe tiếng còi hay tiếng chuông báo động là giật bắn mình, nhất là đang trong hành trình. Chỉ một nhoáng sau, hầu như mọi người đã có mặt đầy đủ ở buồng máy. Hai Thành phân công anh em thợ máy, người đi ca tiếp tục, người lên mở rộng cửa thông gió lấy thêm ánh sáng, người mang tới đèn pin. Anh nói với mọi người:
- Đứt dây cua roa kéo bơm làm mát máy đèn số 1 rồi, nóng quá tự động tắt, cho chạy máy đèn số 2.
Nhơn voi khởi động máy đèn số 2. Mở van nước, đề máy chỉ nghe một tiếng "k' rốc" khô khan gãy gọn, lần thứ hai vẫn thế. Bình điện không còn tí hơi nào hết. Mở nắp thấy nước bình khô queo, Hai Thành giận dữ:
- Làm ăn thế này có chết không. Thằng Tịnh đâu rồi? Lấy bình dự trữ trong kho mang ra đề máy coi.
Không thấy mặt thằng Tịnh "thâm" đâu hết. Từ bữa sóng gió nó nằm vùi, bây giờ sự cố điện mà nó cũng trốn mất tiêu. Anh em thợ máy mang tiếp mấy bình điện trong kho ra, hơi bình yếu xìu, đề máy ọ ọ ọ ba bốn tiếng chậm dần rồi im luôn, thế có chết không. Hai Thành lục bục chửi thề. Máy trưởng Ba Hòa từ khi nghe tiếng máy giảm đã xuống buồng máy hồi nào, lúc này lên tiếng:
- Chuyện chi vậy bay?
Hai Thành không trả lời. Anh nói trỏng với đám anh em thợ máy:
- Có đứa nào ra sau lái giật nổ cái máy bơm cứu hỏa dự phòng coi, rồi mở van nước bổ sung cho máy cái liền đi. - Kéo máy trưởng lên khỏi buồng máy, Hai Thành báo cáo vắn tắt sự cố.
Dây cua roa máy đèn 1 đứt, không khởi động được máy đèn số 2, lý do: bình điện không có hơi. Lỗi do thợ điện không bảo quản, không châm nước bình, không sạc bình dự trữ. Bây giờ khắc phục tạm thời: Chạy máy bơm dự phòng lấy nước cho máy cái chạy đỡ được rồi, anh em thủy thủ phải lái tay thôi. Tàu ráng chạy tới nơi nào gần nhất có thể, neo lại khắc phục sự cố cho máy 1, châm nước, sạc đầy ác quy mới khởi động được máy đèn.
Cái bơm nước biển làm mát máy cái gắn vô trục chính do chính nó lai, máy chạy thì bơm chạy. Ban máy biết rõ, con tàu đang khai thác đã lớn tuổi, xài lâu ngày rồi nên bơm yếu, không đủ áp lực nên trong hành trình anh em luôn phải chạy thêm bơm cứu hỏa phụ thêm cho đủ nước làm mát máy cái. Bây giờ máy đèn tịt cà hai mất rồi. Vẫn còn một bơm cứu hỏa dự phòng chạy bằng máy nổ nhỏ lấy nước cho máy cái sử dụng. Ở trên tàu hệ thống bơm van ống được thiết kế các đường ống nước thông với nhau. Bằng cách đóng mở hệ thống van sẽ sử dụng một trong các bơm ballast, la canh, bơm cứu hỏa hay bơm dự phòng xài chung được cho nhau, bơm vào hay hút ra.
Lái tự động không ăn từ khi mất điện, sĩ quan và thủy thủ đi ca trên buồng lái đã chuyển sang chế độ lái tay. Đèn sự cố chỉ sử dụng trong một vài giờ tới là hết, không có điện phục vụ sinh hoạt có thể tạm thời, nhưng không có điện cho máy lái, sóng gió thế này, lái tay nặng nề và mệt mỏi lắm.
Máy trưởng Ba Hòa cáu kỉnh:
- Ẩu tả hết biết! Thằng ku thợ điện đâu rồi? Mẹ bà nó, đi tàu chung với mấy thằng ất ơ này có ngày chết cả lũ.
Thuyền trưởng, máy trưởng và đại phó hội ý ban chỉ huy, nhất trí cho tàu ráng chạy thêm vài giờ nữa, nơi đây còn cách Mũi Né theo hải đồ gần hai chục hải lý, tốc độ này chừng ba giờ tới nơi, neo Mũi Né là hợp lý. Ở đó là làng chài, có nhiều ngư dân, tàu thuyền, thế nào cũng kiếm được máy sạc bình điện.
Ông bà có câu nói muôn đời, họa vô đơn chí. Khi tạm ổn mọi việc, vòng một vòng kiểm tra, bỗng nghe mùi khen khét ở đâu đó trong không khí, Hai Thành lại phát hiện khói bốc ra từ cái máy cứu hỏa dự phòng còn lại. Hết hồn, cả thủy thủ lẫn thợ máy, ai đứng gần là nhào vô, mọi người đều lao vào cứu hỏa. Quơ vội bình bọt kế bên giọng ngược xuống sàn, Thành sịt vội đám khói. May phước ông bà, chỉ là hở bô ở cái máy nổ, cháy mất mất lớp cách nhiệt bên ngoài. Tuy nhiên, cái máy bơm nước dự trữ cuối cùng ấy cũng không thể hoạt động, phải tạm ngưng sửa chữa, không còn một nguồn nước nào bổ sung cho máy cái.
Hai Thành ngao ngán, anh trở về buồng máy, giảm máy về chế độ slow. Những tay đòn, xu páp của máy cái nặng nhọc chạy lên xuống làm văng tung tóe những giọt sương nhớt, chậm rãi nhưng kiên nhẫn và con tàu lầm lũi hành trình. Ninh Kiều vẫn ráng lết về phương Nam.
Chiều đã xuống rất thấp, phía xa xa kia là rặng dừa ven biển của làng chài Mũi Né. Ninh Kiều giảm máy rồi buông neo ngoài xa, tạm nghỉ ngơi giữa hành trình trong ngày biển động.
Ca nô cứu sinh đã được hạ xuống thấp chuẩn bị cho Hai Thành và anh em máy sớm mai đi bờ lo sửa máy. Cai boong Hoàng Lãnh từ trên kho mũi đi xuống, tay xách theo ngọn đèn bão để tối đốt lên thay cho đèn neo, gặp Hai Thành với Sáu Bảnh mới xong việc đi lên từ buồng máy, mặt mũi lấm lem dầu mỡ, Hoàng Lãnh cười rung rinh hàng ria:
- Nghỉ ngơi tắm rửa đi, mơi tính tiếp, chờ chút xíu tui kiếm mồi lát nữa làm bữa cho sung độ, cho mạnh giỏi coi.
- Mất điện rồi, nước đâu tắm, he he... kệ bà nó mơi tính, giờ này chỉ có nhậu thôi thầy cai. Sáu Bảnh nghe hơi hội hè cười vang khoái chí.
Một chiếc ghe nhỏ thấy đèn tàu neo tắp lại. Rồi cai boong cũng kiếm ra những món mồi đủ cho hội thường nhậu. Ai cũng mệt mỏi nhưng mọi việc như thế là tạm ổn.
Đêm ấy không điện, không nước sinh hoạt, ngồi với nhau bên chung rượu, nụ cười trong mắt anh em, mặt mũi lem dầu mỡ.
Hôm bữa nói nhậu ở đây vui hơn ở nhà, hôm nay thì nói ngồi nhớ bờ...thiệt là tâm lý biến đổi quá đi bác ơi, ha ha.
Trả lờiXóaVẫn còn câu giờ, câu view, hổng chịu vô chủ đề chính, nhưng mà mỗi ngày mỗi có bạn nhắc chi tiết, chắc cái chuyện cô Trang vô Sài Gòn tới cuối năm mới có hồi kết quá, hu hu hu
Sax!Mất điện như vầy thi chỉ có toi.Tàu ko có tự động nạp cho bình ở hệ thống cho máy sạc ah?
Trả lờiXóaGiờ đọc mới thấy ngày xưa anh đi tàu khổ thiệt luôn, vậy mà ai ở bờ thì cứ nghĩ đi tàu sướng lắm...(?).
Trả lờiXóaĐúng như bạn Mía đã từng nói "nằm trong chăn mới biết chăn có rận"!
Nhưng được cái, dù công việc cực nhọc là thế, nhưng cuối ngày lai rai thì cũng bớt mệt mỏi hen.
-Moon,
Trả lờiXóaỞ nhà lâu nhớ biển, đi biển lâu nhớ bờ. Cái nghề nó vậy mà.
Trang chưa vô SG ngay được nhưng sắp rồi, hổng có tới cuối năm đâu bạn.
Ráng đọc phần kĩ thuật, hơi khô khan một tí.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa-AK7,
Trả lờiXóaCó sạc tự động mà bình cạn nước nên sạc không vô. Thợ điện không châm nước bình từ bữa bàn giao, say sóng và nằm òi.
-Kiến Con,
Trả lờiXóaĐi biển được xếp ngành nghề nặng nhọc mà. Sóng gió bỏ cơm vẫn phải cày, đi lâu đi xa thì nhớ nhà... Đổi lại được đi đây đó, biết nhiều nơi. Nói chung nghề biển cực nhưng phóng khoáng và thích thú bạn Kiến ạ.
Kề cái đoạn bị hư máy móc này nọ hồi hộp ghê, dzị mà cuối cùng cũng nhậu được, công nhận mấy sư phụ thiệt.
Trả lờiXóamà chời, chờ xem về số phận em Trang, thiệt đúng là quá đắt, hẹn 3 chầu Sóc Trăng nữa thì hết nha bác :))
Trên chiếc tàu chỉ vòng vòng trên đó nhìn biển cả mênh mông. Tinh thần người thủy thủ phải mạnh mẽ và lạc quan yêu đời để vượt qua khó khăn giông bão. Lấy chồng thủy thủ chắc ăn nhất..hì hi hì hì...vì đã được " thép đã tôi thế đấy"
Trả lờiXóaNhậu là zui nhất há ANH.
Mía,
Trả lờiXóaEm Trang chưa đi đâu được mờ, trời đang còn bão.
Và có nhậu mới có sức mà mần tiếp chớ bạn.
-KGA,
Trả lờiXóaChưa chắc ăn à nghe bạn Ai ơi. Thủy thủ đi mây về gió hổng biết đường nào mà lường. Ham chơi ham nhậu không chừng quên luôn vợ con, hì hì...
Tàu chạy hướng Bắc Nam đã sang ngày thứ ba trên biển. Mùa sóng và gió Tây Nam, biển động lại ngược sóng ngược gió làm hành trình của tàu chậm lại rất nhiều.
Trả lờiXóaTừ Hải Phòng về Cần Thơ, có lẽ tàu phải lấy hướng Tây Nam và gặp gió ngược Tây Nam, có đúng không anh? Hay ý anh tàu chạy về hướng Nam?
Có lời khen anh viết chi tiết văn phong người Nam của anh Hai Thành và Ba Hòa rất hay, đọc rất thật và sống động.
Phải neo tàu qua đêm trong lúc biển động, có lẽ mệt ngất ngư chứ không chơi phải không anh? Đọc câu cuối thấy ấm lòng quá: Đêm ấy không điện, không nước sinh hoạt, ngồi với nhau bên chung rượu, nụ cười trong mắt anh em, mặt mũi lem dầu mỡ.
-DT,
Trả lờiXóaBạn DT ghé nhà thường và đọc rất kĩ nữa.
Ý trong bài viết là con tàu chạy hướng chính từ Bắc xuống Nam (có khi lệch trái lệch phải một ít) nên mùa Tây Nam là ngược. (Về tới cửa Định An còn đi ngược dòng sông Hậu mới về được Cần Thơ). Đi biển ở mình một năm có 2 mùa gió chính là Đông Bắc và Tây Nam. Còn có thể hiểu thêm là thời gian của câu chuyện này vào khoảng tháng Tám, thg Chín.
Cám ơn bạn nhiều.
Alô!Thường khi máy đèn sập thì máy chính về slow down&shut down sau mấy chục giây(để bảo vệ máy).Vì mất điện bơm nước làm mát&bơm nhớt bôi trơn sẽ stop.Tàu Ninh kiều chắc có bơm nhớt lai theo máy chính(M/E),còn lấy Em'cy Fire p/p làm mát ok đúng kiểu.Ủa tàu các bố ko có máy phát điện sự cố à?Quá liều,giờ đăng kiểm ko cho phép đâu.Thôi thả neo xong nhọi là mừng rồi.
Trả lờiXóacac ban SG:
Trả lờiXóacac cau binh luan ve ky thuat tau be kho hieu qua.
AK7: Mien Bac dang cho bao, chiu kho cho tuan toi moi co the ve CatHai, ma o do ko co gi dac sac de chup hinh dau, cau lam kho to day. & phai co mail cua cau nua moi co the gui hinh duoc hihi..
NM
-Gtl,
Trả lờiXóaNhư ở bài viết, máy cái lai bơm luôn đó.
Và gì thì gì, buông neo xong thở phào, nhọi phát đã, mọi việc tính sau ha bạn.
-NM,
Trả lờiXóaLâu lâu mấy bạn sĩ quan máy tàu biển ôn chuyện chuyên môn tí, kẻo nục nghề.
Thông thường tàu nào cũng có máy phát điện sự cố và luôn ở chế độ tự động khi máy phát điện bị sập.Chắc máy phát điện sự cố đã bị mấy chả lén gỡ để đổi cá,mực,cua ghẹ rồi.
Trả lờiXóa-@NM:Chụp hình bãi biển và bình minh hay hoàng hôn đc rồi.Cậu có thể lấy số đt,mail của tớ qua ĐN đc rồi.Nếu có đi hãy để sau bão 1 tuần rồi hãy đi.