Cảng Chùa Vẽ, Ninh Kiều nhận lệnh lên hàng, chuẩn bị cho một chuyến biển mới.
Bữa cơm chiều ấy ở tàu, Dương "khè", lão máy nhất ở tàu chẳng mấy ai ưa, oang oang:
- Sáu Bảnh đi đâu hai ba bữa nay không thấy ăn cơm nhà hè. Ủa, mà trực ca bỏ ca sao ta?..
Cả bàn yên lặng. Buông chén cơm, Hai Thành lừ mắt, gằn giọng:
- Tàu đang đi ca bờ, tui trực giùm nó mấy bữa nay ông không hay hả? Sao không hỏi máy trưởng cho biết. Mà ai muốn ăn cơm ở đâu, ăn không ăn kệ bà người ta chớ mắc mớ gì tới ông...
Đúng là Sáu Bảnh đã ghiền bún cá Hải Phòng mất rồi. Từ bữa tàu nằm cảng Chùa Vẽ hay neo ngoài sông Cấm, cứ buổi sáng là ra ăn hàng bún cá, bữa được bữa chăng mong gặp mặt cô bé hàng bún còn chiều xuống là Sáu cùng đám bạn Hải Phòng lượn qua bên Đồ Sơn.
Bộ ba sinh hoạt riêng tư, bữa nay có thêm thằng em dại Dũng "dái", thủy thủ ở tàu vừa là đàn em lâu năm xin đi theo hóng hớt. Dũng "dái" là tên má Dũng đặt cho lúc nhỏ do nết ham chạy dong chơi, chết tên tục tới giờ. Dũng cao lớn đẹp trai, ngày trước lính không quân trên trời, bây giờ lại xuống nước làm thủy thủ. Ưa tếu táo cười cợt, tính tình lăng xăng bộp chộp hay hỏng việc, nhưng nó đi theo cho đủ tay tư nhậu và đấu hót, lâu lâu sai bảo việc gì lặt vặt cũng được.
Cả đám đã ngồi với nhau mấy tiếng đồng hồ, nhậu vớt mấy trận chót trước khi ra biển. Ngồi nhậu gần hết buổi, chuyện ở đâu ra mà nhiều thế. Thế rồi tới chuyện cô bé Trang và bún cá Hải Phòng.
Sáu Bảnh kể lại cho các bạn, tất cả những gì mình biết được từ mấy bữa nay. Bộ ba lâu nay có chuyện gì cũng thường bàn bạc rồi tìm lời giải. Chơi với nhau từ nhỏ nên có chuyện gì dù chưa nói cũng đoán ngầm ra được phần nào. Thường thì Hai Thành là người đưa ra những ý cuối cùng và cũng thường là hợp lí hơn cả.
Dũng ngồi hóng hớt, thỉnh thoảng cười te te góp chuyện vặt. Chưa vợ con, nghe chuyện lãng mạn của đàn anh thấy vui vui, tây tây ba sợi mềm môi, bỗng nhiên cậu ta nổi hứng mần thơ:
Quê Trang ở vùng Kinh Bắc chứ không phải miền đất này. Một gia đình bình thường, êm ấm từ bàn tay nội trợ của người mẹ chăm sóc việc nhà và cuộc sống gia đình trông cậy hết vào bàn tay người cha làm nghề thầu xây cất.
Một năm ấy nhiều biến động, tín dụng bể dây chuyền làm nhiều gia đình điêu đứng, một năm giá vật tư xây dựng tăng cao không ngờ, nhiều nhà thầu bỏ chạy khỏi các công trình dang dở, cắt lỗ tránh phá sản. Là thầu nhỏ nhưng cha cô nằm trong số những người làm ăn giữ chữ tín, gắng gượng hoàn tất những công trình đã kí kết hợp đồng nhưng ôm về một món nợ không trả nổi. Những việc xấu tiếp theo xảy ra cho một gia đình khi phá sản là tất yếu.
Bỏ học, đi làm một việc gì đó để phụ mẹ cha nuôi các em. Vòng vèo qua những môi giới việc làm, cùng là người quen biết cả nhưng Trang không thể giải thích nổi tại sao người ta đưa cô về đây, với công việc như thế này. Không dễ dàng gì bỏ đi được bởi những ràng buộc giữa con người và tiền bạc loằng ngoằng khó gỡ. Bà chủ đã đã cảnh báo cô trước từ bữa làm việc đầu tiên. Ừa, cô gái còn trẻ người như thế, làm sao hiểu hết được chuyện đời.
Đã muộn, tiệc muốn tàn, Hai Thành như muốn kết thúc bữa nhậu:
- Biết chuyện là vậy đi, để mơi tính tiếp - Thành nhìn Sáu Bảnh xuống giọng:
- Nhưng cũng phải nói với cậu, nếu có lỡ yêu thương con nhà người ta, phải cho đàng hoàng. Nội ngoại còn mình cậu ham chơi chưa tính vợ con, chuyện của cậu tùy cậu hết nhưng làm sao cho mọi người cùng nói đặng là đặng.
- Về thôi Sáu, ngày mai rủ cái Trang đi uống cà phê nói chuyện được không? Hỏi kĩ coi sao rồi tính tiếp bạn ơi.
Đường phố đã bắt đầu thưa vắng, mấy cô bé phụ việc trong nhà đã lục tục dọn dẹp hàng quán. Hải Phòng vào đêm.
Bữa cơm chiều ấy ở tàu, Dương "khè", lão máy nhất ở tàu chẳng mấy ai ưa, oang oang:
- Sáu Bảnh đi đâu hai ba bữa nay không thấy ăn cơm nhà hè. Ủa, mà trực ca bỏ ca sao ta?..
Cả bàn yên lặng. Buông chén cơm, Hai Thành lừ mắt, gằn giọng:
- Tàu đang đi ca bờ, tui trực giùm nó mấy bữa nay ông không hay hả? Sao không hỏi máy trưởng cho biết. Mà ai muốn ăn cơm ở đâu, ăn không ăn kệ bà người ta chớ mắc mớ gì tới ông...
Máy trưởng ngồi chung mâm, nhìn hai người không nói gì. Dương nhìn Hai Thành, ngại, tắt đài.
Hổng hiểu cái gã Dương "khè" này thi thố tay nghề hồi nào, ở cái hội đồng thi nào để ra được cái bằng máy nhất tàu biển hạng hai mà dốt, dốt đau đớn. Nghề thì mồm miệng đỡ chân tay, thầy phán lại phán bậy không. Nết thì xấu, chỉ được cái "khè" người lạ và bơm vá anh em cho cãi lộn, mất đoàn kết. Lính mới xuống tàu, "giả" khè nhẹ một khè, mặt mũi xanh lè. Tàu thiếu máy Nhất nên công ty thuê Dương về đi đỡ một thời gian. Anh em sĩ quan máy đi tàu lâu niên, hiểu nghề, làm việc chung ít lâu là biết tẩy nhau, coi thường tay nghề và phong cách sống của anh ta. Tuy vậy ở đời, và đôi khi ở dưới tàu biển cũng vậy, dư người không thạo việc sẽ có người khác gánh nhưng vẫn cần một cái bằng, dù đểu, để điền đầy trong danh sách thuyền bộ.
Nghe đâu thời công ty cũ, lúc mới đi máy ba trên tàu VinCo, thuyền trưởng cấm lính đánh bài ăn tiền dưới tàu. Không được chơi bài, Dương nổ với anh em, nói lén để về bờ rồi cho ổng biết tay. Chuyện tới tai, vị thuyền trưởng người hiền lành, hỏi đùa thằng đó con cái ông lớn nào mà lối dữ? Tàu mới cặp bến, vừa xong thủ tục, một máy Ba mới xuống tàu nhận nhiệm vụ còn "giã" ôm đồ sign off lên bờ. Thuyền trưởng nói khỏi cần bàn giao, máy trưởng lo. Sau vụ đó Dương bớt "khè" được tí chút nhưng vì dốt nên bệnh "miệng mồm" đỡ "tay chân" của con nít thì không có khả năng thuyên giảm.
Hổng hiểu cái gã Dương "khè" này thi thố tay nghề hồi nào, ở cái hội đồng thi nào để ra được cái bằng máy nhất tàu biển hạng hai mà dốt, dốt đau đớn. Nghề thì mồm miệng đỡ chân tay, thầy phán lại phán bậy không. Nết thì xấu, chỉ được cái "khè" người lạ và bơm vá anh em cho cãi lộn, mất đoàn kết. Lính mới xuống tàu, "giả" khè nhẹ một khè, mặt mũi xanh lè. Tàu thiếu máy Nhất nên công ty thuê Dương về đi đỡ một thời gian. Anh em sĩ quan máy đi tàu lâu niên, hiểu nghề, làm việc chung ít lâu là biết tẩy nhau, coi thường tay nghề và phong cách sống của anh ta. Tuy vậy ở đời, và đôi khi ở dưới tàu biển cũng vậy, dư người không thạo việc sẽ có người khác gánh nhưng vẫn cần một cái bằng, dù đểu, để điền đầy trong danh sách thuyền bộ.
Nghe đâu thời công ty cũ, lúc mới đi máy ba trên tàu VinCo, thuyền trưởng cấm lính đánh bài ăn tiền dưới tàu. Không được chơi bài, Dương nổ với anh em, nói lén để về bờ rồi cho ổng biết tay. Chuyện tới tai, vị thuyền trưởng người hiền lành, hỏi đùa thằng đó con cái ông lớn nào mà lối dữ? Tàu mới cặp bến, vừa xong thủ tục, một máy Ba mới xuống tàu nhận nhiệm vụ còn "giã" ôm đồ sign off lên bờ. Thuyền trưởng nói khỏi cần bàn giao, máy trưởng lo. Sau vụ đó Dương bớt "khè" được tí chút nhưng vì dốt nên bệnh "miệng mồm" đỡ "tay chân" của con nít thì không có khả năng thuyên giảm.
Đúng là Sáu Bảnh đã ghiền bún cá Hải Phòng mất rồi. Từ bữa tàu nằm cảng Chùa Vẽ hay neo ngoài sông Cấm, cứ buổi sáng là ra ăn hàng bún cá, bữa được bữa chăng mong gặp mặt cô bé hàng bún còn chiều xuống là Sáu cùng đám bạn Hải Phòng lượn qua bên Đồ Sơn.
Khéo hỏi thăm và loanh quanh cùng mấy người bạn "thẽo" theo nàng một hai bữa, Sáu hay được cô bé bún cá đang làm việc bên Đồ Sơn. Nhìn thấy cô bé bước chân vô một quán bia, tuy chưa thân thiết nhưng sao Sáu Bảnh vô duyên tự nhiên thấy lo lo
một điều gì. Sáu biết được bữa nào rảnh rang buổi sáng là Trang qua bên Hải Phòng phụ bán quà sáng với người cô còn hàng
ngày cô bé làm tiếp viên ở một quán bia bên thị trấn ấy. Nghe người ta nói cô bé mới có mặt ở nơi này chừng một hai tháng.
Một dãy nhà phố trông ra khơi xa, vị trí thật đẹp trên con đường ven bờ biển. Sáng chiều luôn nghe âm vang tiếng sóng vỗ ầm ì và gió từ biển thổi về mát rượi. Bãi biển trống, còn thiếu nhiều cây xanh, trước mặt lổn nhổn những đá là đá, lớn nhỏ từ bờ kè đuổi nhau chạy ra xa. Sóng vỗ nhẹ từng nhịp quanh những mỏm đá sù sì hàu biển tung bọt, nước đỏ đục phù sa.
Một vài biển hiệu nho nhỏ, sơ sài. Khu hàng quán ăn uống ấy ở phố biển Đồ Sơn vẻ giản đơn, có phần xập xệ. Mỗi buổi chiều về tắt nắng tới tối đêm có khá đông khách, hầu hết là khách lạ từ phương xa tới. Hương Biển Quán là nơi Trang làm việc mỗi khi chiều về đêm.Một dãy nhà phố trông ra khơi xa, vị trí thật đẹp trên con đường ven bờ biển. Sáng chiều luôn nghe âm vang tiếng sóng vỗ ầm ì và gió từ biển thổi về mát rượi. Bãi biển trống, còn thiếu nhiều cây xanh, trước mặt lổn nhổn những đá là đá, lớn nhỏ từ bờ kè đuổi nhau chạy ra xa. Sóng vỗ nhẹ từng nhịp quanh những mỏm đá sù sì hàu biển tung bọt, nước đỏ đục phù sa.
Bộ ba sinh hoạt riêng tư, bữa nay có thêm thằng em dại Dũng "dái", thủy thủ ở tàu vừa là đàn em lâu năm xin đi theo hóng hớt. Dũng "dái" là tên má Dũng đặt cho lúc nhỏ do nết ham chạy dong chơi, chết tên tục tới giờ. Dũng cao lớn đẹp trai, ngày trước lính không quân trên trời, bây giờ lại xuống nước làm thủy thủ. Ưa tếu táo cười cợt, tính tình lăng xăng bộp chộp hay hỏng việc, nhưng nó đi theo cho đủ tay tư nhậu và đấu hót, lâu lâu sai bảo việc gì lặt vặt cũng được.
Cả đám đã ngồi với nhau mấy tiếng đồng hồ, nhậu vớt mấy trận chót trước khi ra biển. Ngồi nhậu gần hết buổi, chuyện ở đâu ra mà nhiều thế. Thế rồi tới chuyện cô bé Trang và bún cá Hải Phòng.
Sáu Bảnh kể lại cho các bạn, tất cả những gì mình biết được từ mấy bữa nay. Bộ ba lâu nay có chuyện gì cũng thường bàn bạc rồi tìm lời giải. Chơi với nhau từ nhỏ nên có chuyện gì dù chưa nói cũng đoán ngầm ra được phần nào. Thường thì Hai Thành là người đưa ra những ý cuối cùng và cũng thường là hợp lí hơn cả.
Dũng ngồi hóng hớt, thỉnh thoảng cười te te góp chuyện vặt. Chưa vợ con, nghe chuyện lãng mạn của đàn anh thấy vui vui, tây tây ba sợi mềm môi, bỗng nhiên cậu ta nổi hứng mần thơ:
"Anh Sáu là anh Sáu già,
đã ba chục chẵn chẳng bà nào yêu,
anh Sáu là anh Sáu điêu,
đã ba chẵn chục chẳng yêu bà nào". He he he...
Hoàng tử bia thì nãy giờ chỉ ngồi lắng nghe và uống, bấy giờ mới tham gia:
đã ba chục chẵn chẳng bà nào yêu,
anh Sáu là anh Sáu điêu,
đã ba chẵn chục chẳng yêu bà nào". He he he...
Hoàng tử bia thì nãy giờ chỉ ngồi lắng nghe và uống, bấy giờ mới tham gia:
- Nói Sáu Bảnh bỏ, chớ tui si nghĩ hoài, tự nhiên thấy tên bạn mình ghép đôi với nhỏ đó nghe kì kì. Không lẽ cả đời tụi tui kêu vợ chồng bạn mình Nghĩa Trang ơi Nghĩa địa à được sao? Không ổn, nghe xui thấy bà cố luôn, mần ăn lên hổng nổi bạn ơi.
Ngưng một hồi, cậu ta bỗng bật cười khe khe:
- Mà yêu đương gì Sáu Bảnh, hè hè, tui lạ gì cái nết của nó. "Khi bảng hổ danh đề hắn dzỗ cánh bay". He he... - Hoàng tử lên giọng nhá lời vở tuồng tích Dương Lễ ngày xưa với nàng dệt tơ quán gấm. Lại ngồi cười ngất ngư.
Sáu Bảnh đã kể hết chuyện với hội, nãy giờ ngồi lặng yên suy nghĩ. Thấy Hoàng tử bia nói vậy thì cười:
- Hổng có, mà chưa có chớ, chưa có yêu đương gì ráo. Tui chỉ đơn giản nghĩ là muốn kéo cô gái ấy ra khỏi không khí ngột ngạt hàng quán ở Đồ Sơn. Con nhà người ta hoàn cảnh tội như vậy. Coi con bé xinh xắn lại hiền lành, dân quan họ hội Lim đó biết không? Hổng hay thì thôi chớ đã biết chuyện, để trong bụng là suy nghĩ hoài cho coi.Sáu Bảnh đã kể hết chuyện với hội, nãy giờ ngồi lặng yên suy nghĩ. Thấy Hoàng tử bia nói vậy thì cười:
Quê Trang ở vùng Kinh Bắc chứ không phải miền đất này. Một gia đình bình thường, êm ấm từ bàn tay nội trợ của người mẹ chăm sóc việc nhà và cuộc sống gia đình trông cậy hết vào bàn tay người cha làm nghề thầu xây cất.
Một năm ấy nhiều biến động, tín dụng bể dây chuyền làm nhiều gia đình điêu đứng, một năm giá vật tư xây dựng tăng cao không ngờ, nhiều nhà thầu bỏ chạy khỏi các công trình dang dở, cắt lỗ tránh phá sản. Là thầu nhỏ nhưng cha cô nằm trong số những người làm ăn giữ chữ tín, gắng gượng hoàn tất những công trình đã kí kết hợp đồng nhưng ôm về một món nợ không trả nổi. Những việc xấu tiếp theo xảy ra cho một gia đình khi phá sản là tất yếu.
Bỏ học, đi làm một việc gì đó để phụ mẹ cha nuôi các em. Vòng vèo qua những môi giới việc làm, cùng là người quen biết cả nhưng Trang không thể giải thích nổi tại sao người ta đưa cô về đây, với công việc như thế này. Không dễ dàng gì bỏ đi được bởi những ràng buộc giữa con người và tiền bạc loằng ngoằng khó gỡ. Bà chủ đã đã cảnh báo cô trước từ bữa làm việc đầu tiên. Ừa, cô gái còn trẻ người như thế, làm sao hiểu hết được chuyện đời.
Đã muộn, tiệc muốn tàn, Hai Thành như muốn kết thúc bữa nhậu:
- Biết chuyện là vậy đi, để mơi tính tiếp - Thành nhìn Sáu Bảnh xuống giọng:
- Nhưng cũng phải nói với cậu, nếu có lỡ yêu thương con nhà người ta, phải cho đàng hoàng. Nội ngoại còn mình cậu ham chơi chưa tính vợ con, chuyện của cậu tùy cậu hết nhưng làm sao cho mọi người cùng nói đặng là đặng.
Sáu Bảnh ngồi quay ngang ngắm nhìn người xe qua lại trên đường, suy nghĩ mung lung. Kìa xe đạp Nhật, ở đây nhiều thế xe đạp Nhật, những chiếc xe sạch sẽ, nhỏ xinh nhưng sang trọng. Một vài cô gái đi chơi về khuya, thong thả đạp xe mi ni dưới ánh đèn vàng. Sao Trang lại không được như người ta nhỉ.
Hai Thành tính tiền xong xuôi bước tới bóp mạnh vào vai:- Về thôi Sáu, ngày mai rủ cái Trang đi uống cà phê nói chuyện được không? Hỏi kĩ coi sao rồi tính tiếp bạn ơi.
Đường phố đã bắt đầu thưa vắng, mấy cô bé phụ việc trong nhà đã lục tục dọn dẹp hàng quán. Hải Phòng vào đêm.
anh Đỗ
Trả lờiXóađọc ở đây nhưng ra ngoài comt riêng được không anh? :-D
-HPLT,
Trả lờiXóaĐể lại gót hài là mừng rồi. Bữa nào còm riêng sau. Bạn vắng hai buổi họp hội rồi đó, biết không?
Em đang chờ xem tiếp phần 2 đây!!!
Trả lờiXóahí hí ( cũng ăn theo hôm nào còm riêng luôn)
Trả lờiXóa-KC,
Trả lờiXóaPhần tiếp chớ khg phải phần 2. Để bữa nào rảnh anh lọ mọ tiếp nhé.
-Mía,
Trả lờiXóaBạn Mía làm biếng?
Dù sao cũng cám ơn phát cho phải phép, hè hè.
-Gởi bạn,
Trả lờiXóaAi đó có "còm", tui "rè" chậm chút nha. Đặt cục gạch ở đây, tui đi "nhởi" phát đã.
có lẽ anh Gtl đang mày mò còm riêng chăng hehe
Trả lờiXóaa 6 Bảnh cũng tên Nghĩa luôn!
Chậc chậc!Tay 6 Bảnh này có vẻ được nhiều ẻm tên Trang mết quá nhẩy.
Trả lờiXóaBèo dạt mây trôi, chốn xa xôi
Trả lờiXóaTóc bạc hồi nao ngẫm chuyện đời
Bãi biển ngày xưa, nay có khác?
Tình biển lộng, khơi vẫn vậy thôi
Cứ nói biển xưa không có sóng
Mới mơ trong mộng được người thương
Biển không có sóng đâu là biển.
Người xưa với mãi mới nên thơ
Đất Cảng mặn mòi nhiều thứ lắm
Bún cá, rau cần, bánh đa cua
Gánh ốc nhỏ trong căn ngõ nhỏ
Cả bánh đúc Tầu phố Hoa xưa
Bạn có đến cho tôi cùng về với
Ngắm lại phố Tây với cột đồng hồ
Chiếc Cầu quay đã dừng không chuyển nữa
Với phố BaTy và bến sáu kho
Ôi nỗi nhớ muôn đời vẫn thế
Như ngày con tàu rời bến ra khơi
Hải Phòng ơi, Hải phòng ơi
Nghe tim mình rưng rưng theo cánh phượng rơi.
"hỏi kỹ cái Trang" thử sao rồi bữa sau còm tiếp :))
Trả lờiXóaNè cho hỏi tý. Sao Đạt Bột lại có tên Hai Thành?
Trả lờiXóaP.S
Suy ra chứ ông bạn:Thành Đạt.Nói mãi chưa có dịp về An giang thăm bạn.Sắp tới K.Việt vô sẵn xe có thực hiện đc.
Trả lờiXóaÀ ra thế. Chừng nào KV vào vậy? Nhớ xuống nha.
Trả lờiXóaP.S
-J.G,
Trả lờiXóaAnh đang đi "nhởi", mơi tới quê em nè.
-AK7,
Trả lờiXóaDzậy nên ghép đôi hổng được.
-Anh Nhân,
Trả lờiXóaNgười yêu HP sẽ luôn nhớ những địa danh anh nhắc tới.
Bài thơ thật hay, cám ơn anh nhiều.
-BQ,
Trả lờiXóaCám ơn bạn và chờ nha.
-PS,
Trả lờiXóaGtl trả lời rồi đó.
-Gtl,PS,
Trả lờiXóaBưa nay đang ở Quảng Ngãi, tui, KV đang đi chung, đầu tháng vô tới SG.
nghi vừa ngà ngà vừa trả còm quá he hé
Trả lờiXóa