Ở Sài Gòn, có một bữa nào nhẩn nha đi trên con đường nối hai đầu cổng chính dinh Độc lập và Sở thú, không nhằm giờ cao điểm sẽ thấy đó là một đường phố rất lớn, đường Lê Duẩn. Đó là con đường trục dẫn vào trung tâm thành phố, rộng rãi, thoáng đẹp, không có một địa chỉ nhà dân. Sẽ ít người để ý nhưng ở con đường đó còn có những người ngồi bán vé số gần hết cả một đời.
Có thể dễ dàng gặp và trò chuyện đôi câu cùng nhiều người lao động bình dân với gánh hàng rong hay quầy sạp nhỏ ở khu trung tâm. Mỉm cười và thân thiện, mua một chút gì đó của họ như là ta hòa nhau một chút ấm lòng. Ta sẽ hiểu đời, hiểu người hơn và thêm trân trọng những thị dân lao động ở thành phố này.
Họ luôn sống và làm việc như là bản năng và ham muốn, mặc dù bất cứ thăng trầm nào của đời sống qua tháng năm. Thời đóng cửa bao cấp khốn khó hay lúc cửa rộng mở bon chen, khi bốc thăm phân phối chiếc vỏ xe đạp hay lúc điện nước cúp, tăng giá xăng dầu. Làm thường dân Nam bộ với cơm áo hàng ngày, mối lo cứ lớn dần lên thì phải kiếm thêm việc mà làm, làm nhiều hơn, bất kể có cực tới đâu cũng ráng, cũng sẽ qua.
Giản đơn và bình dị như nụ cười hiền và triết lý của dì Hai vé số ở đường Lê Duẩn. Một lần nghe dì nói mà nhớ: "Còn có sức khỏe, còn làm được gì làm, chớ... a, ở không chịu hổng nổi".
Ai cũng sẽ dễ dàng nhìn thấy dì Hai bán vé số ở bên lề, bởi ngày nào dì cũng ngồi đó. Nếu có tiện đi ngang, dành một ít thời gian mua mấy tấm vé số Bình Phước Đồng Nai, đài nào chiều xổ, chống xe hỏi chuyện chơi. Dì Hai sẽ vừa nói chuyện, vừa nhắc chừng, đứng xích vô, đừng đậu xe lòng đường, coi chừng phú lít phạt. Và đôi ba câu chuyện bâng quơ với dì, đi về rồi cứ phải suy nghĩ.
Không thể nhớ được vào năm nào vì đã rất lâu, ba chục năm có lẻ, lần đầu tiên mua những vé số của chị Hai vé số ở nơi này. Ngày ấy, chị còn trẻ, là nhân viên văn phòng ở một cơ quan nhà nước, Công ty thép miền Nam.
Có thể dễ dàng gặp và trò chuyện đôi câu cùng nhiều người lao động bình dân với gánh hàng rong hay quầy sạp nhỏ ở khu trung tâm. Mỉm cười và thân thiện, mua một chút gì đó của họ như là ta hòa nhau một chút ấm lòng. Ta sẽ hiểu đời, hiểu người hơn và thêm trân trọng những thị dân lao động ở thành phố này.
Họ luôn sống và làm việc như là bản năng và ham muốn, mặc dù bất cứ thăng trầm nào của đời sống qua tháng năm. Thời đóng cửa bao cấp khốn khó hay lúc cửa rộng mở bon chen, khi bốc thăm phân phối chiếc vỏ xe đạp hay lúc điện nước cúp, tăng giá xăng dầu. Làm thường dân Nam bộ với cơm áo hàng ngày, mối lo cứ lớn dần lên thì phải kiếm thêm việc mà làm, làm nhiều hơn, bất kể có cực tới đâu cũng ráng, cũng sẽ qua.
Giản đơn và bình dị như nụ cười hiền và triết lý của dì Hai vé số ở đường Lê Duẩn. Một lần nghe dì nói mà nhớ: "Còn có sức khỏe, còn làm được gì làm, chớ... a, ở không chịu hổng nổi".
Ai cũng sẽ dễ dàng nhìn thấy dì Hai bán vé số ở bên lề, bởi ngày nào dì cũng ngồi đó. Nếu có tiện đi ngang, dành một ít thời gian mua mấy tấm vé số Bình Phước Đồng Nai, đài nào chiều xổ, chống xe hỏi chuyện chơi. Dì Hai sẽ vừa nói chuyện, vừa nhắc chừng, đứng xích vô, đừng đậu xe lòng đường, coi chừng phú lít phạt. Và đôi ba câu chuyện bâng quơ với dì, đi về rồi cứ phải suy nghĩ.
Không thể nhớ được vào năm nào vì đã rất lâu, ba chục năm có lẻ, lần đầu tiên mua những vé số của chị Hai vé số ở nơi này. Ngày ấy, chị còn trẻ, là nhân viên văn phòng ở một cơ quan nhà nước, Công ty thép miền Nam.
Một ngày như mọi ngày, cứ dát năm giờ chiều, hết giờ làm việc ở sở làm là chị lại có mặt ở bên đường, cặm cụi với những xấp vé số mới ra cho ngày hôm sau. Những năm ấy trẻ trung, hay cười, nhớ khách, mỗi chiều sau giờ sổ, là thấy chị Hai loay hoay bên cái sạp vé số nhỏ ở phía bên kia, đối diện với tòa nhà xổ số kiến thiết thành phố.
Những năm ấy, dù đã làm việc cho nhà nước, ai mà không phải bắt tay mặt tay trái, bước chân trong chân ngoài, làm thêm việc này việc khác là chuyện đương nhiên để duy trì cuộc sống của tổ yến mỏng nhà mình. Chị làm thêm việc cũng như bao nhiêu người khác trồng rau ăn sân thượng, nuôi cá trê phi gầm giường. Rồi thời gian trôi, con cái chị đã lớn, một thế hệ mới ra đời và lớn lên.
Những năm ấy, dù đã làm việc cho nhà nước, ai mà không phải bắt tay mặt tay trái, bước chân trong chân ngoài, làm thêm việc này việc khác là chuyện đương nhiên để duy trì cuộc sống của tổ yến mỏng nhà mình. Chị làm thêm việc cũng như bao nhiêu người khác trồng rau ăn sân thượng, nuôi cá trê phi gầm giường. Rồi thời gian trôi, con cái chị đã lớn, một thế hệ mới ra đời và lớn lên.
Cách nay mười bốn năm, chị Hai tới tuổi nghỉ hưu nhà nước. Về rồi, chị vẫn làm việc của mình, vẫn giữ công việc bán vé số, đổi số trúng và vẫn âm thầm nơi góc phố Sài Gòn. Một góc nhỏ trên con đường ấy như giành riêng cho chị, và chị với góc nhỏ con đường như đọng trong mắt những người thân quen đã nhiều năm.
Bây giờ dì Hai vé số đang sống chung với các con của mình. Một gia đình lớn vui vẻ xum vầy là hạnh phúc lắm. Nghĩ là đã lớn tuổi, có ít lương hưu là được nghỉ ngơi, nhưng không phải. Dì Hai nói, làm thêm để góp sức với gia đình, không góp được nhiều thì cũng cho con trẻ được miếng quà miếng bánh và để con cái bớt phải lo cho mình, để tụi nó còn giờ, còn sức mà lo cho cuộc sống riêng nữa chớ.
Bây giờ dì Hai vé số đang sống chung với các con của mình. Một gia đình lớn vui vẻ xum vầy là hạnh phúc lắm. Nghĩ là đã lớn tuổi, có ít lương hưu là được nghỉ ngơi, nhưng không phải. Dì Hai nói, làm thêm để góp sức với gia đình, không góp được nhiều thì cũng cho con trẻ được miếng quà miếng bánh và để con cái bớt phải lo cho mình, để tụi nó còn giờ, còn sức mà lo cho cuộc sống riêng nữa chớ.
Bao nhiêu năm qua, đi ngang vẫn người nữ ấy ở đó, lâu lâu ghé mua ít tờ vé số. Chị Hai bây giờ là dì Hai, mái tóc đã bạc phơ dưới mái nón lá cũ, vẫn một tờ Thanh niên hay Tuổi trẻ trên tay. Cái sạp vé số ngày xưa, sau thay bằng bộ bàn ghế xếp cơ động và tới bây giờ là hai chiếc ghế nhựa nhỏ trở ngược đầu, khi là bàn lúc là ghế cùng với những sấp vé số chuyển tới mọi người, mỗi ngày như mọi ngày. Trên con đường trục, dì Hai ngồi đó đã sang năm thứ ba mươi tư. Chợt giật mình, bấy nhiêu năm ấy của dì Hai vé số, có thể kêu là hết một đời người được chưa nhỉ?
Cứ nhớ mãi câu nói ấy của dì Hai: "Còn có sức khỏe, còn làm được gì làm"...
***
Sớm mai trước giờ làm, tự nhiên thèm con rắn nhỏ, ghé chị hỏi cặp 132, 32. Đông khách, không ngẩng lên chị nói chiều về ghé đi cậu Hai.
Đọc thêm: Chuyện người vé số (2).
Đọc thêm: Chuyện người vé số (2).
Hôm nay mua số đề con rắn bự :)
Trả lờiXóaĐọc dì hai nhớ chuyện 1 ông lão bán dzé số hồi xưa, là bạn " tâm giao" của Mía, thôi để hôm nào kể cho nghe.
Mỗi cuộc đời là môt câu chuyện :).
Mong dì Hai khỏe.
Trước kia vẫn thường lâu lâu mua 'ủng hộ' người bán 1, 2 chiếc vé số cuối ngày. Rồi sau biết nhiều người ngồi đó bán vé số kiêm việc ghi lô đề - tự dưng vô cảm :(
Trả lờiXóa-Mía,
Trả lờiXóaMua con rắn nhỏ 132 khó trúng, mua con rắn 32 kiểu gì cũng nhậu được.
Mía kể chuyện ông lão vé số trên blog đi, chịu khó viết một tí, cho mọi người đọc chơi. Đồng ý là mỗi cuộc đời một câu chuyện.
-Lana,
Trả lờiXóaÈ è... ghi đề là những người khác chớ dì Hai không có à.
Hỏi mua cặp là cách của người hay mua vé số và nói con số theo cách nói của người chơi đề, con này con nọ là giỡn thôi bạn ơi.
Tự nhiên đọc cái entry này của bác, ngẫm một điều rằng, có những tờ vé số mua hoài không trúng.
Trả lờiXóaNhưng cảm giác trúng số, chắc chắn trong đời người, ai cũng phải trải qua ít nhất một lần, dù đôi khi không thật sự là trúng số :)
-Moon,
Trả lờiXóaTôi vừa ngồi sửa lại bài này chút đỉnh vì chưa thoát ý, gặp cái còm của bạn.
Chưa hiểu ý bạn lắm, vầy phải không. Có thể mọi người mua vé số hoài không trúng, nhưng ai cũng có cảm giác trúng số ít một lần, như người ta thường dùng từ "trúng số". Ví dụ như bán buôn trúng, chứng khoán lên, hay được công ty thưởng...
Tôi cũng có cảm giác trúng số khi lâu lâu cá cược đá banh mà không coi. Sáng ra biết kết quả, vỗ đùi trúng số.
(Khi người ta túm được vợ giỏi chồng hay có là trúng số không biết)
He he, tám vui nhé.
dạ em xin thành thật khai báo ạ: em bị mê mấy mẩu "chuyện" của bác Đỗ kể rồi đó nha. Chắc sẽ chóc ngóc ngồi đây canh me để được nghe kể tiếp (nhiều chuyện khác nữa) đó nha.
Trả lờiXóaQuành lại viết tiếp: thăm dì Hai khỏe luôn nha bác Đỗ!
Trả lờiXóa-Dã Quỳ,
Trả lờiXóaBạn mê thiệt không đó?
Là một lời động viên khiến ai đó phổng mũi.
Cám ơn bạn nhiều.
-Dã Quỳ,
Trả lờiXóaBạn coi hình thấy dì Hai ngồi đó thấy thương chưa. (ngay kế lãnh sự quán Mỹ, Anh ở SG.)
bác Đỗ: mê thiệt đó. Hổng tin lâu lâu mà bác hổng kể chuyện thử xem. DQ qua gõ cửa hoài cho coi. :) :)
Trả lờiXóaNhìn hình ảnh dì Hai mà ...nghẹn và đắng lòng quá bác Đỗ ơi!
Biết khi nào những người dân mình mới đỡ khổ chút nhỉ ???? hic
Mua con rắn là sao anh Đỗ?? mà còn rắn nhỏ rắn to nữa????
Trả lờiXóaTừ mới của mua vé số????
BPN
JG ko biết đánh bài với chơi vé số
Trả lờiXóanhưng mà uớc gì lên đuợc xì bàng hoặc có giải khuyến khích để lần sau mua tiếp
hehe
Dạ moon liên tưởng mấy chuyện ngoài đề đó mà bác, ví như có cái gì rớt xuống mình mà mình không mong đợi thì cảm giác đó gọi là trúng số :)
Trả lờiXóa@BPN: Giaỉ thích dùm Đỗ:Là từ quy chuẩn của dân chơi số đề,họ quy mỗi con vật hay sự việc ra một dãy số để chơi.Thí dụ số 32 là con rắn nhỏ,72 là con rắn lớn.11 là con chó nhỏ 51 con chó vừa 91 con chó lớn(cách nhau 40 đơn vị).Vậy đó.
Trả lờiXóavd như M và M là 2 con dzê nhỏ, bác Đỗ là con dzê lớn, ha ha
Trả lờiXóachạy
Vd như nếu bạn Moon mời đi ăn gì đó là mình trúng số,hà hà
Lúc nào cũng thích những mẫu chuyện rất thực, rất đời, rất cảm thông của bác viết. Mỉm cười và thân thiện, mua một chút gì đó của họ như là ta hòa nhau một chút ấm lòng. Rất thích cái cách tôn trọng mọi người xung quanh của bác. Vẫn còn nhớ bài Dì Tư bán ốc ở ngỏ hẻm cầu Trương Minh Giảng bác viết vài tháng trước đây, cũng ăm ắp tình người như chuyện này.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhững công việc này luôn có cảm giác bấp bênh, chênh vênh. Giá mình cũng trúng vé số một lần, dù chưa bao giờ mua:)
Trả lờiXóa-Bạn BPN,
Trả lờiXóaNhư bạn AK7 giải thích, mỗi con số gắn với một con, vật cách nhau 40 lặp lại, là tui cũng nghe mọi người nói nên tếu táo cho vui, bạn ạ.
Bạn mà chơi số đề biết rành luôn.
(Giỡn chơi vui, chớ có chơi.)
-J.G,
Trả lờiXóaƯớc xì bàn, mà xì bàn hai con đỏ, 3 bàn liền, lại làm cái nữa. Ước vậy mới khó
-Bạn Moon,
Trả lờiXóaNếu không mong đợi thì kêu là "tới số", rớt xuống bất ngờ, mà là niềm vui, may mắn thì là trúng số. Niềm vui thật lớn kêu là trúng số độc đắc.
Chờ bạn Moon trúng số độc đắc, hì hì, ốc được "gồi".
-Mía,
Trả lờiXóaChưa có gì phải chạy đâu bạn. Chủ tịch hiền lành và thân thiện mà.
-DT,
Trả lờiXóaTừ bữa dì Tư ốc len tới nay mới nghe DT, biết là bạn vẫn ra vô nhà hoài. Cám ơn bạn.
Tui cũng vô bên bạn lâu lâu nghe nhạc thôi, tui hơi "ếch" nhạc.
-Scarlett,
Trả lờiXóaMua vé số trúng số thì mừng, không thôi cũng là "kiến thiết thủ đô", hi hi...
Siêng bloging cho vui bạn nhé.
-Mía, AK7 và mọi người,
Trả lờiXóaMọi người biết sao tui thèm con rắn nhỏ 132 không?
Đó là số của một nghị định của chính phủ cho người ta được về hưu sớm, hì hì...
Nhớ mẹ em ngày xưa... Dược sĩ bán vé số
Trả lờiXóa-Ừ Phú, mình nhớ cũng có đọc bên nhà Phú.
Trả lờiXóaNgười bán vé số
Trả lờiXóaCả đời một chỗ
Chẳng hề thấy khổ
Mà đời vẫn tươi
Người mua vé số
Mong đợi cả ngày
Hồi hộp mê say
Mong trời chóng tối
Ngưòi quay xổ số
Quay đều quay đều
Mặc kệ bao nhiêu
Ta không cần biết
Chỉ người quen sơ
Là luôn vẫn nhớ
Người bán vé số
Mưòi mấy năm trường
Nắng gió bụi sương
Mong người may mắn
Chỉ qua lời dặn
Ẩn bao nhiêu tình
Một cách mưu sinh
Nhiều điều đáng nhớ
Dáng ai nho nhỏ
Ven con đưòng to
Dẫn về chiến thắng
Phía sau vẫn vắng
Chẳng thấy hào quang
Chỉ thấy bụi đường
Mồ hôi trộn lẫn
Trên đường Lê Duẩn
Dẫn về vinh quang.
-Anh Nhân,
Trả lờiXóaCái còm của anh lâu quá em mới thấy. Xin lỗi anh vì dịp ấy đang đi chơi xa không ở VN đấy.
Cám ơn anh nhiều, lời còm bao giờ cũng là thơ.
Ai cũng mong trúng vé số mà ai mời cũng từ chối ^^
Trả lờiXóa-Laptop cũ,
Trả lờiXóaLâu lâu mua ủng hộ mấy người già cả thấy vui vui.