Những ngày đi biển bạn đã đọc "Chuyện người vé số". Một bữa ngồi dóc với nhau, trầm ngâm bạn nói, những người bán vé số cơ cực ở thành phố này nhiều lắm, rồi hỏi, có biết bà lão mù chung cư Tự Do không, có nhớ cô Hồng bồng con bán vé số đi bộ mỗi ngày từ Sài Gòn ra Chợ Lớn không?.. Nói nhớ chớ. Cô Hồng thì lâu rồi không gặp, còn bà lão mù đi ngang vẫn ghé, vẫn mua vé số ủng hộ. Lúc này bà cụ yếu rồi, bán sớm và nghỉ sớm lắm. Bạn cũng thường mua vé số của mấy người nghèo, hứa rồi sẽ viết cho bạn đọc chơi.
Sớm mai ghé mua xấp vé, bà lão cười, ráng bán tới 27 Tết. Và cầu cho cậu Hai bữa nay trúng số cuối năm đặng sắm đồ Tết cho mấy nhỏ nghen.
Sớm mai ghé mua xấp vé, bà lão cười, ráng bán tới 27 Tết. Và cầu cho cậu Hai bữa nay trúng số cuối năm đặng sắm đồ Tết cho mấy nhỏ nghen.
Tết tới nơi rồi.
Con đường ấy sầm uất và ngày đêm luôn tấp nập người xe, dập dìu du khách. Những khách sạn và cửa hiệu hàng hóa sang trọng bậc nhất thành phố luôn sáng trưng ánh đèn. Con đường chạy thẳng từ nhà thờ Đức Bà ra bến sông Bạch Đằng lộng gió. Những ngày này hai hàng cây điệp vàng rợp bóng, nắng sớm xiên cành lá, xuyên qua những dây đèn trang trí, những cánh Mai vàng giăng giăng đón Tết. Mùa Xuân đang về.
Dừng xe nơi ngã tư trên con đường ấy, chợt thấy một bà lão mù với xấp vé số trên tay, nao nao một sớm Sài Gòn.
Ngày xưa gia đình Sáu Kiểm sống dưới Bến Lức bên dòng sông Vàm Cỏ êm đềm trong xanh. Những năm sợ binh đao khói lửa, đầu thập niên sáu mươi, cha mẹ Sáu dẫn con cái chạy lên Sài Gòn. Ngày ấy châu thành Gia Định còn thưa vắng lắm. Loanh quanh bên vùng Thạnh Mỹ Tây dân dã, kiếm được miếng đất bỏ hoang bên bờ kinh Thị Nghè, gia đình dựng nên một nếp nhà rồi định cư nơi đó từ ấy đến mãi sau này.
Cô gái Sáu Kiểm thời trẻ trung siêng năng, làm qua hết việc này việc khác phụ giúp cuộc sống gia đình. Thời gian trôi nhanh, Sáu Kiểm có gia đình riêng trễ hơn người ta. Rồi cô lấy anh chồng lính, thủy quân lục chiến xênh xang, nhưng xa nhà miết, đường con cái cũng muộn màng.
Ngày sanh đứa con đầu lòng, đang còn nằm trong nhà thương Từ Dũ, bỗng nghe tin dữ chồng chết trận ở Long Khánh, Sáu Kiểm than trời rồi ngã gục. Cô nhìn đứa con bé nhỏ mỏng manh, khóc trên tay ngằn ngặt. Tội nghiệp con gái tôi, mới chào đời mấy ngày đã mồ côi cha.
Đau lòng, thương thân cô Sáu chỉ biết khóc. Người ta đi biển có đôi, còn cô thân gái đi biển mồ côi một mình, yếu ớt như con rắn mới lột da. Sáu khóc chồng từng đêm vơi dần nước mắt, cô đâu có ngờ cái thời hậu sản khó khăn ấy, người phụ nữ khi sanh nở là yếu ớt lắm. Đầu tiên cô thấy dặm mắt, rồi mỗi ngày đôi mắt mờ đi một chút, tới lúc ông trời lấy đi đôi mắt sáng của Sáu Kiểm hồi nào không hay.
Sáu Kiểm ở vậy nuôi con. Cuộc sống vất vả trăm bề, còn thời gian thì cứ trôi đi.
Một bữa rề rà hỏi thăm, bà lão kể chuyện cuộc đời với một giọng nhẹ nhàng, nụ cười hiền cũng nhẹ như không. Cô con gái lớn lên lấy chồng sanh cho bà lão hai thằng cháu. Chồng mất sớm, nó đi bước nữa, giao hai đứa trai cho bà. Cứ thế lớn lên, thằng lớn bây giờ đã có vợ ra ở riêng, hàng ngày đi làm thợ hồ, còn thằng nhỏ nay mười lăm. Thi thoảng mẹ nó về thăm, còn phải lo cho con cái chồng sau nữa chớ. Bà lão chép miệng, mà làm hoài chắc gì đủ ăn.
Ngôi nhà ở hồi nào tới giờ bên Thị Nghè, gần khu bờ kè ấy bây giờ đã không còn nữa. Ngày đó gia đình từ Bến Lức chạy lên trên này, dựng đại căn nhà để ở, mấy chục năm không nghĩ tới miếng giấy lận lưng. Cách nay vài năm, nhà nước giải tỏa khu nhà ven kinh, đền bù cho mấy triệu bạc, nhà cửa sao mua được đây, bà cháu dắt díu nhau về mạn Bình Chánh ở mướn.
Bà lão bây giờ sống cùng đứa cháu ngoại ở một căn nhà thuê cuối phía Tây thành phố. Mỗi sáng trở dậy dát bốn giờ, cơm nước xong xuôi cháu dắt bà ra xe bus đi Sài Gòn. Đường xa, phải đổi hai tài mới ra tới chợ Bến Thành. Ngược đời, khó đi cháu dắt bà đi, từ đó hai bà cháu lội bộ ra đường Đồng Khởi. Rồi tới lúc con đi trường học bà đi trường đời. Là bà đứng bán vé số nơi góc đường còn cháu đi thêm khúc nữa lên tới trường Tình thương bên hông nhà thờ Đức Bà vô lớp học.
Còn may mắn là bà lão không mất tiền xe bus hàng ngày vì ở phường khóm người ta thương, chứng cho bà cái dấu người tàng tật, còn thằng cháu mỗi ngày tốn đi tám ngàn xe bus trong ngân khoản chi tiêu chật chội của bà. Mỗi ngày nhận đại lí chừng sáu chục vé, bán từ mờ sáng kiếm đủ sáu chục ngàn đồng cho sinh hoạt bà cháu trong một ngày là bà lão về. Dát tám giờ sáng, một người xe ôm tốt bụng chạy tới chở bà ra bến xe để trở về nhà.
Con đường ấy sầm uất và ngày đêm luôn tấp nập người xe, dập dìu du khách. Những khách sạn và cửa hiệu hàng hóa sang trọng bậc nhất thành phố luôn sáng trưng ánh đèn. Con đường chạy thẳng từ nhà thờ Đức Bà ra bến sông Bạch Đằng lộng gió. Những ngày này hai hàng cây điệp vàng rợp bóng, nắng sớm xiên cành lá, xuyên qua những dây đèn trang trí, những cánh Mai vàng giăng giăng đón Tết. Mùa Xuân đang về.
Dừng xe nơi ngã tư trên con đường ấy, chợt thấy một bà lão mù với xấp vé số trên tay, nao nao một sớm Sài Gòn.
Ngày xưa gia đình Sáu Kiểm sống dưới Bến Lức bên dòng sông Vàm Cỏ êm đềm trong xanh. Những năm sợ binh đao khói lửa, đầu thập niên sáu mươi, cha mẹ Sáu dẫn con cái chạy lên Sài Gòn. Ngày ấy châu thành Gia Định còn thưa vắng lắm. Loanh quanh bên vùng Thạnh Mỹ Tây dân dã, kiếm được miếng đất bỏ hoang bên bờ kinh Thị Nghè, gia đình dựng nên một nếp nhà rồi định cư nơi đó từ ấy đến mãi sau này.
Cô gái Sáu Kiểm thời trẻ trung siêng năng, làm qua hết việc này việc khác phụ giúp cuộc sống gia đình. Thời gian trôi nhanh, Sáu Kiểm có gia đình riêng trễ hơn người ta. Rồi cô lấy anh chồng lính, thủy quân lục chiến xênh xang, nhưng xa nhà miết, đường con cái cũng muộn màng.
Ngày sanh đứa con đầu lòng, đang còn nằm trong nhà thương Từ Dũ, bỗng nghe tin dữ chồng chết trận ở Long Khánh, Sáu Kiểm than trời rồi ngã gục. Cô nhìn đứa con bé nhỏ mỏng manh, khóc trên tay ngằn ngặt. Tội nghiệp con gái tôi, mới chào đời mấy ngày đã mồ côi cha.
Đau lòng, thương thân cô Sáu chỉ biết khóc. Người ta đi biển có đôi, còn cô thân gái đi biển mồ côi một mình, yếu ớt như con rắn mới lột da. Sáu khóc chồng từng đêm vơi dần nước mắt, cô đâu có ngờ cái thời hậu sản khó khăn ấy, người phụ nữ khi sanh nở là yếu ớt lắm. Đầu tiên cô thấy dặm mắt, rồi mỗi ngày đôi mắt mờ đi một chút, tới lúc ông trời lấy đi đôi mắt sáng của Sáu Kiểm hồi nào không hay.
Sáu Kiểm ở vậy nuôi con. Cuộc sống vất vả trăm bề, còn thời gian thì cứ trôi đi.
Một bữa rề rà hỏi thăm, bà lão kể chuyện cuộc đời với một giọng nhẹ nhàng, nụ cười hiền cũng nhẹ như không. Cô con gái lớn lên lấy chồng sanh cho bà lão hai thằng cháu. Chồng mất sớm, nó đi bước nữa, giao hai đứa trai cho bà. Cứ thế lớn lên, thằng lớn bây giờ đã có vợ ra ở riêng, hàng ngày đi làm thợ hồ, còn thằng nhỏ nay mười lăm. Thi thoảng mẹ nó về thăm, còn phải lo cho con cái chồng sau nữa chớ. Bà lão chép miệng, mà làm hoài chắc gì đủ ăn.
Ngôi nhà ở hồi nào tới giờ bên Thị Nghè, gần khu bờ kè ấy bây giờ đã không còn nữa. Ngày đó gia đình từ Bến Lức chạy lên trên này, dựng đại căn nhà để ở, mấy chục năm không nghĩ tới miếng giấy lận lưng. Cách nay vài năm, nhà nước giải tỏa khu nhà ven kinh, đền bù cho mấy triệu bạc, nhà cửa sao mua được đây, bà cháu dắt díu nhau về mạn Bình Chánh ở mướn.
Còn may mắn là bà lão không mất tiền xe bus hàng ngày vì ở phường khóm người ta thương, chứng cho bà cái dấu người tàng tật, còn thằng cháu mỗi ngày tốn đi tám ngàn xe bus trong ngân khoản chi tiêu chật chội của bà. Mỗi ngày nhận đại lí chừng sáu chục vé, bán từ mờ sáng kiếm đủ sáu chục ngàn đồng cho sinh hoạt bà cháu trong một ngày là bà lão về. Dát tám giờ sáng, một người xe ôm tốt bụng chạy tới chở bà ra bến xe để trở về nhà.
Đã hơn hai chục năm như thế, bà lão đứng đó ở chung cư Tự Do bên lề đường Đồng Khởi rợp bóng cây, từ sáng sớm, một mình, yên lặng với xấp vé số trên tay. Đứng mỏi thì bà kê đôi dép ngồi nghỉ mệt bên lề đường. Khách hàng là những người quen đã nhiều năm nay, họ chạy xe Honda ngang tắp vô lề chọn một vài con số hay những khách bộ hành qua lại trên phố cám cảnh trước một bà lão mù. Mỗi ngày bà cầu mong cho mình có sức để đi bán vé số nuôi cháu, cầu mong trời đất thương, làm sao có được căn nhà lá nhỏ, mai mốt đi xa an lòng với thằng cháu ngoại.
Hôm qua ngồi lai rai với KViệt tại nhà cậu khoe trúng 300n vé số là mua của bà 6Kiểm hả,đầu năm có lộc.Hôm nay mua cho ké tờ lấy hên.
Trả lờiXóa-Gtl,
Trả lờiXóaBà lão mà bạn hỏi thăm đó.
Bữa qua mua vé, bà cầu cậu Hai trúng số, mà trúng thiệt, chút chút thôi nhưng vui. Sáng sớm hơn 7h chạy tới tính chia lửa với bà Sáu mà bả về mất rồi. mất lộc, hi hi...
Anh pác ơi, nếu mua vé tháng cho cháu thì sẽ tiết kiệm được còn 1/3 tiền xe. Ngày 8 ngàn tiền xe với hai bà cháu là nhiều. Hay là tiền trúng số đó anh pác hướng dẫn họ làm cái vé tháng...
Trả lờiXóa-Lana,
Trả lờiXóaTui khong ranh lam vu ve thang xe bus. Nhung de gap ba lao noi thu coi sao.
Cam on ban.
Câu chuyện cảm động quá anh à.
Trả lờiXóa-Trăng Quê,
Trả lờiXóaMỗi con người ta có một câu chuyện đời khác nhau và người ta sinh ra vốn không được lựa chọn bạn nhỉ.
Đúng là mỗi người mỗi cảnh.
Trả lờiXóaBà lão thật đáng thương...
-Kien Con,
Trả lờiXóaMấy anh em mua vé số ủng hộ bà lão từ ngày PA vô lớp 1 trường Hòa bình gần đó, bây giờ nó học sắp hết ĐH, bà lão vẫn đứng đó.
Ngày Tết sắp tớí, thấy thương quá.
Em cầm vé số trên tay
Trả lờiXóaBán đi,để lại vận may cho người
Mời mua mà chẳng dám cười
Than thêm cho khổ, mới vơi đói lòng
Bán rồi, thôi thế là xong
Nếu chưa bán được đi tong một ngày
Vỉa hè, quán nhậu, gốc cây
Nơi em mang đến vận may đổi đời
Mà sao em mãi một nơi
Bán tờ vé số lấy lời nuôi thân
Mà sao cực vậy tấm thân
Cả đời tập vé trầm luân nẻo đường
Mang may mắn,đợi cảm thương
Ơi tờ vé số, cùng đường đến nao?
-Anh LeNhan,
Trả lờiXóaNhững người bán vé số ở SG đủ lứa tuổi, ở mọi nơi. Có những người ngồi một chỗ, có rất nhiều người đi bộ khắp nơi, kể cả nhiều người già và con trẻ, bán cho hết vé số trước 5h chiều. HN có vậy không ta? Họ cực thiệt.
Họ lang thang, họ cực, họ nghèo
Trả lờiXóaTạo nét cảm thương bán từng tờ vé
Nhưng bạn nghĩ xem: họ vô cùng khỏe
Hơn bao người ngồi chỗ vơ bao
Hơn bao kẻ quen có người chào
Một chút nhếch môi cũng là ân huệ
Số phận mà thế mới là dâu bể
Ai khỏe hơn ai đâu dễ so bì
Họ dám trả vé nợ hàng tỷ
Chẳng đắn đo cũng chẳng vân vi
Tôi dám chắc kẻ thu tô tháng
Bụng to hơn mà tim bé ti
-Buồn, nhưng mà biết làm sao giờ anh LeNhan.
Trả lờiXóa