Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

Lan man câu chữ.

Nhớ ngày trước có anh bạn đồng nghiệp, đi tàu biển nước ngoài, trên đường về nước, làm việc hết ca chỉ nằm nghĩ câu chữ để đặt tên cho hàng hóa, né xa câu chữ trong biểu thuế, làm sao quan thuế đánh thấp nhất.
Mua mấy cuộn vải hồ cứng, thứ để làm cổ côn cho áo sơ mi, anh bạn cười cười, thì kêu nó là "lưới chống muỗi", hàng phục vụ đời sống, người ta đánh thuế hẻo lắm. Mua mấy ru lô để sử dụng in ấn gì đó, hàng đặt mắc tiền, nghĩ một ngày trời ổng reo lên "vải xi mi li may nệm". Vậy mà luôn đi trước mấy ông quan thuế.  Thuế mỏng mỏng ăn dày dày. Ôi là câu chữ, nhiều khi lợi hại biết bao.

Bây giờ. Đi họp á, việc gì, chuyện gì, ở đâu chăm chú nghe cũng chỉ hiểu đại khái. Họp hành phường khóm với người dân dã,  được kêu là bà con rồi, vậy mà không phải câu chữ giản đơn củ khoai bông lúa, lại toàn những từ ngữ đẳng cấp lơ mơ, phó thường dân Nam bộ tan họp về tới nhà còn lùng bùng cái lỗ nhĩ.
Ngại nghe câu chữ, nhiều nhà bị kêu đi họp phường khóm cứ osin mà cử. Họp về thấy osin cười cười, nói hổng hiểu họ nói chi hết, cũng hổng ai hỏi chi tới mình, vậy là ổn.

Thường thấy ở các cuộc họp. Ai đó cũng đều có cách nói năng thuộc kiểu người năng nói, kính thưa một là, bá cáo hai là, ba là và điều thứ tư là... Hội họp được chút không gian nhè nhẹ, một hồi bỗng nghe cao giọng, rằng là, thì là, mà là... tình hình năm nay chúng ta thực hiện cái "tám bốn" rất đáng phấn khởi, riêng cái "năm bảy" làm chúng ta hơi lúng túng lúc ban đầu nhưng với quyết tâm... Ây dà câu chữ, hổng hiểu, một khi nó là bài vở... mà bài vở từ đâu ra không biết.

Một sáng ghé sạp báo quen gần nhà vẫn mua hàng ngày, thấy sách báo bày túa dưới lề đường, hỏi sao bữa nay lùm xùm lộn xộn thế này? Chị bán báo buồn buồn: Cái kệ báo, bữa qua mới sáng sớm họ dzớt hết của em rồi. Là mấy ông áo vàng xây dựng, thanh tra phường khóm nào hổng biết. Hồi ghi biên bản họ nói em bị vi phạm cái "ba tám bốn hai" là cái chi hông biết nữa, bác chỉ giùm. He he... cái đó tôi cũng chịu, chắc là vi phạm chi chi cái lòng lề đường đó cô ơi, cô đánh liền ba tám bốn hai thử coi, coi con gì đó, như là ông địa với con ốc đó, đánh liền đi, chiều trúng chắc.

Lãnh vực nào cũng có những con chữ, đầu tiên nghe lạ, hơi khó hiểu một tý, sau rồi thành quen. Một bữa ngồi nhậu, vui chuyện ông bạn một công ty  nhà nước nói  tổ chức đẻ ra từ luân chuyển, dôi dư, chuẩn hóa... nên không ưa, không cạ cứ thế mà luân, mà chuẩn. Anh bạn khác đang dạy học nói nghề đào tạo ngày trước có từ tại chức, chuyên tu... bây giờ nếu có bỏ lại nghĩ từ khác liên thông, đào tạo chuyên sâu... nên mấy người lớn tuổi cơ cấu cứ tha hồ mà học, trung cấp liên lên đại học rồi liên thạc sĩ mấy hồi.

Một lần dự một đám cưới, đại diện cho nhà trai, một người trịnh trọng trong bộ đồ vét, chau chuốt trong từng câu chữ phát biểu với hội hôn. Lúc đầu nghe được được nhưng khi bắt đầu có triệu chứng nói dài, nhóm nhỏ ngồi dưới vỗ tay đưa tiễn mấy lần mời ông xuống để còn nâng ly, ổng lại tưởng vỗ tay khen nói hay nên cứ nói. Tới hồi dặn dò con cháu phải lấy "kết đoàn làm nền tảng hạnh phúc" thì hết bài, cả làng cười to  Rồi, chắc chuyên đi dự khai trương, hội nghị đây đó, thuộc bài, quen miệng, ổng kết lời phát biểu: Cuối cùng, xin mời các vị nâng ly, chúc cho hội nghị thành công tốt đẹp.
Hội hôn cười rần rần, vỗ tay rào rào, cụng li rốp rốp.

12 nhận xét:

  1. Mỗi lần em lượn qua TV đến đoạn phát biểu "chúng ta phải làm sao (làm sao là làm sao đây) cho....toàn những cái trên giời dưới biển....

    rồi thêm mấy cái "phải làm thế nào cho" nữa là em lạc lối và cũng muốn khò khò giống mấy bác ngồi dưới hết cả.

    Hôm đưa con đi học, nghe cô hiệu trưởng hô "vì sự nghiệp của chủ nghĩa xã hội, vì lý tưởng của...." thấy các mầm non rào rào "sẵn sàng" mà em lo lắm, lo nếu về nhà em bảo nó làm gì mà nó cũng "sẵn sàng" kiểu ấy là em xong.

    Trả lờiXóa
  2. Ha ha, bà Ngoại bảo Gia sau này đã học được cách đối phó mỗi lần bị kêu đi họp tổ dân phố, bà Ngoại sẽ cáo lui nói là bận đi công việc, chỉ vì không chịu nổi cái màn đối đáp dùng toàn "lộng ngôn" ha ha, bê nguyên xi lời bà Ngoại dzô.

    Trả lờiXóa
  3. hehe, tổ dân phố nhà em họp toàn các cụ thôi (cụ phụ huynh thì ít mà cụ giúp việc trông cháu thì nhiều) họp xong về cười thôi, chả hiều gì, lâu lâu có tin xì ke ma túy thì về phổ biến lại, không thì thôi

    Trả lờiXóa
  4. Dùng câu chữ thật sự là một nghệ thuật đấy chứ. Ví dụ như người ta bảo 'cô ta béo ị' với 'cô bé ấy mũm mĩm dễ thương', rõ là nói tới cùng một 'thực tế' như nhau, nhưng hiệu ứng câu chữ khác nhau rất xa :D

    Cái này cũng đang dạy cho bạn Mei nhà Lana nè, ai lại bữa đó có khách nhỏ hơn mẹ tới chục tuổi mà bé cứ nhất định 'nhìn mẹ trẻ hơn cô', nháy nháy hoài không được, hihi.

    Trả lờiXóa
  5. -L2C,
    Làm sao là làm sao đây... vui thế nhỉ.
    Và tui cũng rất sợ con tui hô khẩu hiệu mà hổng làm được gì.

    Trả lờiXóa
  6. -Moon,
    Đối diện nhà có nơi chuyên hội họp, nghe miết là quen và nói năng chữ nghĩa có nghề cho coi.

    Trả lờiXóa
  7. -Phú,
    Dzậy là ở đâu cũng dzợ thôi, nhưng không tổ chức họp khiến người ta nhớ.

    Trả lờiXóa
  8. -Lana,
    Đồng ý với bạn về cách dùng câu chữ. Tuy nhiên trường hợp của bạn M. như vậy là trung thực, con trẻ là vậy và người ta cần vậy. Hổng lẽ bạn thích M. nói ngược sao?

    Trả lờiXóa
  9. em mà chị Na em bem đầu Mei 1 phát
    vì em nghĩ Mei là con gái
    chứ nếu nó là con trai thì nói gì mặc kệ

    Trả lờiXóa
  10. -J.G,
    Khi chị Na, lúc em D, em M là sao hè?

    Trả lờiXóa
  11. dạ, chưa bao giờ kêu 2 đứa nó là em, toàn kêu "cháu" ko ah\
    nhưng em khai thiệt có 1 lần kêu Na là "mẹ" hehe

    Trả lờiXóa
  12. -J.G,
    Hay là kêu bác xưng tui, dễ chuyển, he he...

    Trả lờiXóa