Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

Nỗi nhớ của người đi biển.

Mỗi chiều thứ Sáu, dù đang làm việc trên tàu, dù ở những vùng biển xa xứ tít tắp mù khơi, bạn ấy vẫn luôn nhớ về buổi tối cuối tuần Sài Gòn đang có một nhóm đồng bọn định kỳ gặp mặt. Thế là cộng trừ chênh lệch múi giờ, canh me đúng giờ nhậu, alu về tếu táo mấy câu, cười he he mấy phát cho bớt đi nỗi nhớ rồi lại trở về làm việc.
Nơi nào có sóng điện thoại thì nói chuyện dài hơi và khắp lượt từng người, nơi nào không có sóng, nhớ quá thì lấy bộ đàm nói chuyện qua đường dây dịch vụ của công ty. Nhớ nhóm bạn lúc nào cũng đông vui, ấy là nỗi nhớ bạn bè.

Từ lâu, các công ty vận tải biển đã có dịch vụ điện thoại bằng bộ đàm qua vệ tinh để những người đi biển xa và gia đình được nói chuyện với nhau. Đó là nhu cầu, và cũng là điều cần thiết làm an lòng cho người đi xa cũng như người ở nhà. Nhớ vợ, nhớ con cái lắm chớ, nên kiếm giờ để chuyện trò cùng vợ con bất cứ khi nào có thể, căn dặn chuyện học hành, nuôi dạy con cái...
Mỗi khi tàu neo đậu ở một vùng biển xa, liên lạc quốc tế được là điện, mắc cũng phải hỏi thăm một chút mới an lòng. Đó là nếp quen của bạn, của mọi người đi biển khi đã có gia đình. Lâu lâu nhớ vu vơ, ấy là nỗi nhớ nhà.

Thời gian ngoài giờ đi ca trên biển, các bạn trẻ sử dụng để học thêm, thường là sinh ngữ. Người khác nghiền ngẫm những tiểu thuyết, sách vở, báo chí mang theo. Thường thì ai cũng mua một số lớn sách truyện, báo chí các kiểu mang xuống tàu trước giờ rời bến.
Thứ sách vở ấy nhâm nhi chẳng được bao lâu là hết, quay qua đọc lại. Có những bài thơ, hay những tin quảng cáo trên báo được đọc đi lại tới thuộc làu.

Ngày trước thông tin mạng chưa được như bây giờ, một khi hai tàu Việt cùng cặp ở một cảng nước ngoài, nhìn cờ nhìn cảng đăng ký, đọc tên tàu là biết nhau. Hỏi thăm nhau qua lâu mau rồi việc đầu tiên là đi tuần khắp các phòng để xin báo chí sách vở về đọc tin nhà. Ấy là nỗi nhớ bờ.

Cũng có những nhóm tìm vui bằng hội nhóm nhỏ, đủ tụ xòe bài hoặc ê a mấy chung rượu cay cho vơi nỗi nhớ.

Bạn ấy có những thú vui hay khi thời gian rảnh là làm những việc như khi đang ở nhà. Ấy là trồng rau xanh, chơi cá kiểng, nuôi gà. Những hồ cá, vườn rau di động trên tàu, mang nó đi khắp các châu lục. Các bạn ấy trồng đủ mọi thứ rau thơm và rau cải, rau muống... vừa để vơi bớt nỗi nhớ nhà, nhớ bờ, vừa bổ sung nguồn rau xanh quí báu cho những ngày tháng đi biển xa.
Có lần, nghe đám thanh niên đi chung tàu với bạn thán phục anh già này ròm mà dẻo dai, cá say ổng mới say, cái gì làm cũng được hết trơn. Đúng là con sói biển. Lão già Gien ti lê.

Vốn khéo léo và là dân cơ khí chính hiệu lại thích làm việc, thời gian rảnh rỗi bạn loay hoay bên bàn nguội, tạo ra những vật dụng nho nhỏ. Những sản phẩm nhỏ ấy vừa có thể sử dụng được lại vừa như thứ một đồ chơi xinh xinh để tặng bạn bè và người thân sau những chuyến đi dài ngày trở về. Thực sự, đó là việc làm và món quà độc đáo, không thể đụng hàng ai hết. Một lần, cầm món đồ giản dị nhưng phải mất nhiều thời gian và tỷ mỷ, muốn hỏi bạn một câu rằng, bạn đã đưa vào những vật dụng bé bé xinh xinh ấy bao nhiêu phần nỗi nhớ của người đi biển.

Nhìn những cây búa, cái xẻng con của bạn, lại nhớ về thời con trẻ trên núi rừng Bắc Thái. Những chiếc chiến đấu cơ Mig của Nga hay F của Mỹ được bọn trẻ con gọt tay từ cây gỗ Ba gạc, mang chuốt bóng bằng lá Nhám của rừng để làm đồ chơi. Sản phẩm của bạn làm ra luôn giống thật và thuộc loại đẹp mắt, chau chuốt nhất trong đám.

Chuyến rồi về bờ được ít bữa, kịp bù khú và tếu táo với bè bạn mấy độ đơn sơ, chơi với con cái và kịp tổ chức mừng sinh nhật cho Gấu mẹ vĩ đại, bạn lại ra khơi. Hai lần đi ngang vùng biển nhà chỉ kịp alu mấy phát. Bữa nay bạn về, lượn vòng Dung Quất, Hải Phòng rồi lại chuẩn bị chuyến đi tiếp theo mà hổng được ghé Sài Gòn, lại mang theo nỗi nhớ của người đi biển.

Có những người bạn có thể chơi với nhau mấy chục năm, có những người bạn hễ gặp mặt là muốn ngồi nhâm nhi, đôi khi chỉ là xị Chuối hột và trái Cóc xanh, nói chuyện vu vơ với nhau hàng giờ, là một niềm vui cuộc sống.
Có những người vợ luôn biết cất đi nỗi nhớ, gánh vác việc nhà, nuôi dạy con cái lớn khôn là một điều trân trọng và không thể thiếu được với người đi biển.

-H1,2: Con tàu Lucky bạn đang đi và nhân vật trong bài.
-H3,4: Bạn Gtl thích làm những món đồ chơi của người lớn.
-H5: Gia đình trước một chuyến biển.

36 nhận xét:

  1. Hổng liên quan tới entry này, nhưng mấy ngày nay đọc tin về thủy thủ VN gặp nạn, thấy xót lòng quá bác ơi.

    Trả lờiXóa
  2. Có vẻ như là, nỗi nhớ này cứ âm ỉ và cháy bỏng mỗi tuần.
    Có vẻ như là, nước biển, gió biển, tiếng biển đã ngấm vào máu rồi, nên chắc có người sẽ cứ âm ỉ suốt đời nhỉ ?
    :)

    Trả lờiXóa
  3. Chả trách bạn Hồ Bá lại hăm hở ra biển, cũng dễ hiểu :)

    Trả lờiXóa
  4. -Gtl,
    Nghe gót hài lướt qua blog là nghe hơi bạn về bờ nhưng lại là về phía Bắc, nên viết bài này dọc chơi đỡ buồn nhen bạn.

    Trả lờiXóa
  5. -Mía,
    Thủy thủ VN đi đánh thuê cho tàu nước ngoài, nhất là tàu cá, là muôn vàn cơ cực. Họ xin đi từ những vùng quê nghèo khó, thực sự chỉ là lao động phổ thông trên tàu.

    Trả lờiXóa
  6. Vậy hồi xưa anh cũng đi biển hay anh làm kĩ sư?

    Trả lờiXóa
  7. -Moon,
    Biển vô tư, ngay cả khi biển tức giận, phải không bạn. Vậy nên biển thật đáng yêu.
    Khi vui, khi buồn, hay khi rảnh rỗi, ta cứ đi tìm biển mà cảm nhận.
    (-Lãng mạn dữ!)

    Trả lờiXóa
  8. -Ơ Phú,
    Phú cũng hay chuyện đó sao. Đúng là Hồ Bá đang ôn lại kiến thức để thi lại các chứng chỉ sỹ quan. Hơn mười năm trước bạn ấy đi tới thuyền phó nhất hay hai gì đó, rồi nghỉ biển. Bây giờ lại nhớ.
    Bạn ấy quyết tâm làm một vòng quanh trái đất mới thỏa lòng. Cảm phục bạn ấy.

    Trả lờiXóa
  9. -Phụng Trần,
    Nhân vật trong bài là kỹ sư máy đang còn đi biển. Trước đây tui cũng kỹ sư máy đi biển giống bạn ấy.
    Tốt nghiệp ĐH kỹ thuật ở VN kêu kỹ sư bạn ạ. Làm việc trên tàu biển có chức danh khác không nhất thiết ks như thủy thủ, thợ máy...

    Trả lờiXóa
  10. Da, cái này em biết, ý em nói là hồi xưa anh cũng làm kĩ sư trện tàu biển hay không ah.

    Em mới qua đây có 4 năm hà, bạn bè em làm kĩ sư hàng hải ở VN cũng còn nhiều anh ah, có bạn làm cho Vinashin nữa. Anh Hai của em là kĩ sư cơ khí ở VN ah.

    Trả lờiXóa
  11. -Ừa, PT,
    Trước đây tôi cũng là kỹ sư trên tàu biển, nên hiểu và khoảng thời gian làm việc trên tàu biển là khoảng đời ghi nhớ và trưởng thành của tôi, bạn ạ.
    Tôi biết ơn nó và còn muốn viết nhiều về nghề đi biển nữa, để nhâm nhi cho vui.

    Trả lờiXóa
  12. Da, cái này hay đó anh. Không phải ai cũng biết nghề này anh hén. Em chờ những bài viết sau nha anh.

    Tháng 3 em về SG, bác chủ quán có bàn nào trống cho em đặt chổ không?

    Trả lờiXóa
  13. Hôm rồi GTL dây thép báo đã viết đơn xin nghỉ.Vậy mà vẫn chưa thấy lên bờ?
    -Thằng e Hồ bá dt nói:Pác kêu xếp tổng Inlaco bố trí cho e chuyến vòng quanh thế giới.Hồng biết còn miền đất nào trên thế giới này chưa đc khám phá chưa nhỉ?

    Trả lờiXóa
  14. Quên,cái thèng e Hồ bá đó đã hoàn thành xong bằng sĩ quan quản lí tàu biển và các loại chứng chỉ khác.Đang háo hức zữ lắm.

    Trả lờiXóa
  15. Mượn trang Blog của Đỗ Nghĩa tâm sự với bạn hiền tý nha.
    Giang. Tụi mình biết nhau hồi còn bé tý (64-65). Vậy mà bữa nay mới thấy hình Vợ con mày. Hai đứa nhỏ giống mày lắm đấy!. Thôi chứ bộ tính đi hoài sao? Cập bến đi. Để có thời gian nhâm nhi chứ.
    Chừng nào về SG nhớ điện cho tao nha. Thế nào cũng phải đi sì gòn gặp cậu.
    P.S

    Trả lờiXóa
  16. Oh nếu bác cũng là dân sơ tán Bắc Thái??

    Trả lờiXóa
  17. Đi thì nhớ, mà về lại muốn đi. Chả trách bạn Chuột chù nhà mình cứ ở nhà cỡ 1 tháng lại muốn đi

    Trả lờiXóa
  18. -AK7.
    Bạn ấy mới đánh dây thép về, cỡ nửa tiếng, đang né bão ở Cù lao Chàm.

    Trả lờiXóa
  19. -Chào PS ghé thăm,
    Bạn tự nhiên đi. Nhưng sao bạn có địa chỉ nhà tui ta. Vậy đọc ốc Len bên đây được rồi.
    Đùa tí, có giờ ghé nói dóc PS nhé.

    Trả lờiXóa
  20. -Lana,
    Lúc nhỏ bọn mình sơ tán về Bắc Thái, ở Trại Cau, Trại Bưởi, bây giờ là An Mỹ Đại Từ. Bạn biết mấy chỗ đó không?

    Trả lờiXóa
  21. -M.S,
    Đúng vậy đó bạn. Đi nhớ nhà, về nhà lâu lại nhớ biển.
    Bạn Chuột chắc cũng giống bạn tui vậy.

    Trả lờiXóa
  22. -Bạn PT,
    Đọc bên ấy biết tháng Ba bạn về SG. Ráng bố trí mấy bạn SG gặp nói dóc giao lưu chơi. Với tôi thì luôn sẵn sàng rồi.

    Trả lờiXóa
  23. Tr Giang vào Blog Trỗi thấy tui có vài nhời chọc phá cái tâm sự của"Nhà Văn" hắn liền đánh giây thép báo là đang tránh bão và cho địa chỉ Anhdo ý mà.
    P.S

    Trả lờiXóa
  24. ĐN:Tối qua nó cũng dây thép về 8 cháy đt luôn.Khoe mua bên Midarao (Phj) đc mấy chú gà chiến lắm.

    Trả lờiXóa
  25. -AK7,
    Tối qua cậu nằm tránh bão, nhớ bạn lại alu hết lượt.

    Trả lờiXóa
  26. -PS,
    Trong bài có 2 từ, là tích từ bạn nhậu miền Tây ngày xưa, nhờ PS giải thích: nỗi nhớ nhà là nỗi nhớ "vu vơ", nỗi nhớ bạn là nỗi nhớ "đông dzui". (Gợi ý: Thêm dấu và nói lái kiểu Nam bộ). "Giải" sao cho "thích" rồi cười vui thôi nhe.

    Trả lờiXóa
  27. 8h sáng hôm qua lúc tàu quay lại cù lao chàm neo có nghe trên bộ đàm tàu phú tân gặp nạn,hôm nay biết nó chìm nhưng cứu được hết God bless them.

    Gtl.

    Trả lờiXóa
  28. -Gtl,
    Ông bạn già Gien ti lê nhà ta đã lên tiếng, bạn mình vẫn nằm tránh bão ở Cù lao Chàm phải không?
    Tàu Phú Tân chìm khi đang neo hay hành trình? Vậy là sóng gió dữ lắm.
    Ráng bảo trọng và nâng niu mấy con gà Phi nhe bạn.

    Trả lờiXóa
  29. Đi rồi bá ơi,cuộc đời vậy mà dễ như ko,nhẹ nhàng như hái 1 bông hoa.

    Gtl.

    Trả lờiXóa
  30. Bạn đi bình an, tới Hải Phòng nhớ alu.

    Trả lờiXóa
  31. Tình cờ ghé nhà bạn, đọc thấy thú vị thật, xin giới thiệu nhà mới của mình nhé: http://baoblog.net

    Trả lờiXóa
  32. Em ở xứ biển thích biển và thích những bài viết về biển... hổng chừng... thích luôn cái người nào viết bài về biển hè hè ... :)

    Trả lờiXóa
  33. @Đỗ: Lana cũng là theo trường Ba Mẹ dạy đi sơ tán trên Bắc Thái rồi sau hiệp định, đến năm 74 thì trường Ba chuyển về Thành phố TN và ở lại đó.
    Mẹ Lana sinh Lana ở nơi sơ tán, hình như là ở Dộc Mấu gần Đại Từ.

    Trả lờiXóa
  34. -BQ,
    Lâu lâu tôi viết một tí, tụi mình đọc chơi nhé.

    Trả lờiXóa
  35. -Lana,
    Tụi này ở Bắc Thái từ đánh phá lần 1, khoảng '64-'65.

    Trả lờiXóa