Cái sự nhậu ở ta hình như nó có thể lấy bất kỳ từ một lý do. Đàn ông lạ, có chuyện vui kéo bạn bè nhậu, mà có chuyện buồn thấu đáy ngồi một mình cũng nhậu được mới hay.
Cưới hỏi tân gia thôi nôi đã đành, lên lương lên ngạch, đổi cái xe máy điện thoại, gài nhậu cho được. Ấy là bạn bè nhau thì vậy, chớ... sếp mà gài nhậu thì chỉ cần hôm nay mới hớt tóc hả, áo mới hả cũng thành lý do tân đầu tân áo để kéo nhau ra quán.
Lúc nhỏ, ngày Tết nhất mới nhìn thấy mấy chai rượu màu của người lớn, vàng xanh chanh cam gì đó đẹp đẹp cay cay ngòn ngọt, lúc vắng người lớn, đám trẻ con rủ nhau uống trộm, say thấy trời đất quay mòng sợ gần chết. Thế mà lớn lên ông nào cũng biết uống rượu, nhiều ông uống thất kinh luôn.
Cưới hỏi tân gia thôi nôi đã đành, lên lương lên ngạch, đổi cái xe máy điện thoại, gài nhậu cho được. Ấy là bạn bè nhau thì vậy, chớ... sếp mà gài nhậu thì chỉ cần hôm nay mới hớt tóc hả, áo mới hả cũng thành lý do tân đầu tân áo để kéo nhau ra quán.
Lúc nhỏ, ngày Tết nhất mới nhìn thấy mấy chai rượu màu của người lớn, vàng xanh chanh cam gì đó đẹp đẹp cay cay ngòn ngọt, lúc vắng người lớn, đám trẻ con rủ nhau uống trộm, say thấy trời đất quay mòng sợ gần chết. Thế mà lớn lên ông nào cũng biết uống rượu, nhiều ông uống thất kinh luôn.
Mấy anh em chiến hữu ngày trước chinh chiến hơn chục năm nghề sông nước dưới miền Tây, nhậu cũng có thâm niên và cũng quá nhiều chuyện vui. Lâu lâu ngồi nhâm nhi ly rượu cay thấy yêu và nhớ làm sao những ngày làm việc vô tư cùng những người bạn nhậu thật dễ thương ngày ấy.
Nết miền Tây làm ra làm, chơi là chơi thiệt tình, hết mình, ấy là thương quý nhau liền.
Miền Tây có những ông già tía chỉ vài lần cụng ly là kết mô đen, "qua phái mấy em rùi đó". Kéo về nhà chơi hoài, riết rồi cưng, lần nhậu nào lúc tây tây cũng nói "qua" có mấy đứa con gái đó, con Bảy con Tám rồi cả con Út nữa đó, bây cứ lựa, ưng đứa nào "qua" cho không! Đã quá xá đã!
Không phải ai cũng được vậy, bởi mấy ông già tía đó coi tưởng dễ vậy mà khó. Là phải biết phép ăn nhậu, uống hết mình, uống là phải say nhưng giữ được tư cách, ly trên ly dưới sao, mồi dân dã kiểu nào, có hạp cạ người quê không. Ui da, mà sao hay, mấy ông già tía trong cuộc nhậu tưng bừng ngả nghiêng vậy mà nhìn ra được bản tính con người ta, kẻ đang nâng ly rượu trước mắt đó kìa, dở hay ra sao nhìn ra hết đó.
Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang ngày ấy mỗi lần tàu về bờ là có chiêu đãi. Phần vì đám tàu bè chơi được, làm được, nết ăn nhậu dễ thương, nhất là đám đội tàu từ Vitranchat về. Phần vì đám tàu bè làm ra nhiều ngoại tệ về cho tỉnh. Những năm cấm vận đó kiếm được ngoại tệ là điều cơ khổ, có con cá con tôm ngon hổng dám ăn, xuất khẩu hết ráo. Có ngoại tệ là giải được bao điều khó của kinh tế địa phương. Đó là những lý do quá hợp lý để quan chức hàng tỉnh ăn nhậu với đám tàu biển.
Nhớ chuyện chuyến đầu tiên tàu về đậu cảng Hoàng Diệu, mấy chú lãnh đạo kêu cột chặt tàu vô cầu cảng, thuyền viên đi lên hết, kêu đội bảo vệ xuống coi giùm cho, cơm canh nguội hết trơn rồi. Vui quá, mấy ảnh không biết một con tàu máy chạy ngày đêm, ngày qua ngày, tháng qua tháng. Về nằm bờ rồi cũng phải chạy máy đèn phục vụ sinh hoạt, rồi dây nhợ lúc thu lúc thả theo con nước lên xuống, sao mà vắng người trông coi được.
Mỗi lần nhậu ở tỉnh là có đủ một giàn các cô gái văn thư ở tỉnh tiếp rượu. Bà ba tóc dài xinh quá là xinh, nụ cười tươi quá là tươi, mà uống rượu cứ giống như... uống nước dừa. Mấy cô mời rượu ngọt ngào, lọt thấu lỗ tai, không uống có mà hâm. Chia tay ra về lần nào mấy anh tàu biển cũng mềm người, mềm hết cả môi. Ngày đó con gái văn thư ở tỉnh là phải biết uống rượu đó, như là một tiêu chuẩn sao ấy, thấy bé nào uống cũng chiến, lại vui và trò chuyện duyên ác luôn.
Mấy anh mấy chú còn bắt đám tàu biển nhập hộ khẩu về Cần Thơ, bỏ Sài Gòn đi, về đây cấp nhà cho ở. Ngày ấy mà biết nghe lời mấy ông già tía với mấy chú giờ này chắc là công dân Tây Đô, con cái năm bảy đứa xênh sang, rượu đế không biết ngán ai.
Có nhiều bạn nhậu miền Tây, không hiểu có chiêu gì hay chỉ là thói quen mà họ uống dữ lắm.
Miền Tây có những ông già tía chỉ vài lần cụng ly là kết mô đen, "qua phái mấy em rùi đó". Kéo về nhà chơi hoài, riết rồi cưng, lần nhậu nào lúc tây tây cũng nói "qua" có mấy đứa con gái đó, con Bảy con Tám rồi cả con Út nữa đó, bây cứ lựa, ưng đứa nào "qua" cho không! Đã quá xá đã!
Không phải ai cũng được vậy, bởi mấy ông già tía đó coi tưởng dễ vậy mà khó. Là phải biết phép ăn nhậu, uống hết mình, uống là phải say nhưng giữ được tư cách, ly trên ly dưới sao, mồi dân dã kiểu nào, có hạp cạ người quê không. Ui da, mà sao hay, mấy ông già tía trong cuộc nhậu tưng bừng ngả nghiêng vậy mà nhìn ra được bản tính con người ta, kẻ đang nâng ly rượu trước mắt đó kìa, dở hay ra sao nhìn ra hết đó.
Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang ngày ấy mỗi lần tàu về bờ là có chiêu đãi. Phần vì đám tàu bè chơi được, làm được, nết ăn nhậu dễ thương, nhất là đám đội tàu từ Vitranchat về. Phần vì đám tàu bè làm ra nhiều ngoại tệ về cho tỉnh. Những năm cấm vận đó kiếm được ngoại tệ là điều cơ khổ, có con cá con tôm ngon hổng dám ăn, xuất khẩu hết ráo. Có ngoại tệ là giải được bao điều khó của kinh tế địa phương. Đó là những lý do quá hợp lý để quan chức hàng tỉnh ăn nhậu với đám tàu biển.
Nhớ chuyện chuyến đầu tiên tàu về đậu cảng Hoàng Diệu, mấy chú lãnh đạo kêu cột chặt tàu vô cầu cảng, thuyền viên đi lên hết, kêu đội bảo vệ xuống coi giùm cho, cơm canh nguội hết trơn rồi. Vui quá, mấy ảnh không biết một con tàu máy chạy ngày đêm, ngày qua ngày, tháng qua tháng. Về nằm bờ rồi cũng phải chạy máy đèn phục vụ sinh hoạt, rồi dây nhợ lúc thu lúc thả theo con nước lên xuống, sao mà vắng người trông coi được.
Mỗi lần nhậu ở tỉnh là có đủ một giàn các cô gái văn thư ở tỉnh tiếp rượu. Bà ba tóc dài xinh quá là xinh, nụ cười tươi quá là tươi, mà uống rượu cứ giống như... uống nước dừa. Mấy cô mời rượu ngọt ngào, lọt thấu lỗ tai, không uống có mà hâm. Chia tay ra về lần nào mấy anh tàu biển cũng mềm người, mềm hết cả môi. Ngày đó con gái văn thư ở tỉnh là phải biết uống rượu đó, như là một tiêu chuẩn sao ấy, thấy bé nào uống cũng chiến, lại vui và trò chuyện duyên ác luôn.
Mấy anh mấy chú còn bắt đám tàu biển nhập hộ khẩu về Cần Thơ, bỏ Sài Gòn đi, về đây cấp nhà cho ở. Ngày ấy mà biết nghe lời mấy ông già tía với mấy chú giờ này chắc là công dân Tây Đô, con cái năm bảy đứa xênh sang, rượu đế không biết ngán ai.
Có nhiều bạn nhậu miền Tây, không hiểu có chiêu gì hay chỉ là thói quen mà họ uống dữ lắm.
Bạn nhậu xa nhất là ở Long Xuyên, có ông Mười Hiệp, ngày ấy sếp đầu ngành công chánh hàng tỉnh. Ảnh là tay nhậu nổi tiếng một cây xanh rờn, hồi đó anh em kính nể ổng lắm lắm.
Lâu lâu tàu về cảng của ông lấy hàng, khi chở cá tôm gạo bắp khi cao su sắt vụn. Hàng ngày xong việc là ông kêu lại nhà nhậu. Nhà ông là một cái nhà sàn dựng trong thị xã Long Xuyên, ngồi nhậu trên sàn gỗ mát rượi, êm ru. Nhiều bữa ngồi kéo từ giữa buổi đến tối khuya mà chủ nhà vẫn trụ vững, nói cười ha hả, uống rượu oóc oóc, ai uống không kêu bắt uống lại.
Ông có thói quen giữa dát nhậu ra sau nhà xối nước ào ào từ đầu xuống chân. Lần đầu thấy ông ra nhà sau lâu, lại nghe tiếng xối nước hỏi ổng làm gì lâu vậy, chị Mười nói ổng tắm, hết hồn hỏi đang uống rượu làm vậy lỡ trúng gió sao, chị nói ổng quen vậy rồi, hơi sức đâu mà lo, quày vô là lại "như mới", ổng uống tới sáng cho coi.
Năm ấy khi mới nghỉ hưu, lên Sài Gòn một lần nhậu chung với anh Mười Trạch, ngồi quán không có chỗ xối nước, nhắc chuyện cũ, cười hề hề ông mới chịu lép vế.
Lâu lâu tàu về cảng của ông lấy hàng, khi chở cá tôm gạo bắp khi cao su sắt vụn. Hàng ngày xong việc là ông kêu lại nhà nhậu. Nhà ông là một cái nhà sàn dựng trong thị xã Long Xuyên, ngồi nhậu trên sàn gỗ mát rượi, êm ru. Nhiều bữa ngồi kéo từ giữa buổi đến tối khuya mà chủ nhà vẫn trụ vững, nói cười ha hả, uống rượu oóc oóc, ai uống không kêu bắt uống lại.
Ông có thói quen giữa dát nhậu ra sau nhà xối nước ào ào từ đầu xuống chân. Lần đầu thấy ông ra nhà sau lâu, lại nghe tiếng xối nước hỏi ổng làm gì lâu vậy, chị Mười nói ổng tắm, hết hồn hỏi đang uống rượu làm vậy lỡ trúng gió sao, chị nói ổng quen vậy rồi, hơi sức đâu mà lo, quày vô là lại "như mới", ổng uống tới sáng cho coi.
Năm ấy khi mới nghỉ hưu, lên Sài Gòn một lần nhậu chung với anh Mười Trạch, ngồi quán không có chỗ xối nước, nhắc chuyện cũ, cười hề hề ông mới chịu lép vế.
Công ty biển Mekongship ở Cần Thơ có anh sếp tên Dũng, thứ Hai chớ hổng được thứ Ba như người ta, ảnh nhậu là phải có ca cổ. Ảnh rành đủ sáu câu, thuộc lời nhiều bài tân cổ và giọng ca ảnh cũng quá mùi luôn.
Hồi đó cải lương ế nhệ, anh chị em nghệ sỹ về quê mở quán nhóc ngoài bãi cát ven sông Hậu. Đi biển lâu ngày về, ngồi bãi cát hóng gió sông Hậu, vừa uống rượu vừa nghe cải lương với Trọng Hữu, hề Thanh Nam và dân tài tử Cần Thơ. Có mấy em gái nhỏ giọng ca cao vút, tóc dài bay bay theo gió sông, mắt lúng liếng cùng lúm đồng tiền duyên, yêu thế. Mà lạ, các cô gái cải lương cô nào cũng có đồng tiền, thế mới hay, có cô tới hai ba lúm lận, đong đưa cho giọng ca thấm vào người, vào hồn ngọt ngào sâu lắng của sông nước miền Tây.
Nhậu cùng Hai Dũng chỉ thấy ảnh vừa uống vừa cười vừa ca, không thấy khi nào Hai Dũng say, làm như ảnh vừa uống vừa ca nó hả hết hơi rượu, chỉ còn giữ hơi em, say mới là lạ. Lâu không có giờ xuống Cần Thơ nhậu với ảnh bỗng thấy nhớ.
Hồi đó cải lương ế nhệ, anh chị em nghệ sỹ về quê mở quán nhóc ngoài bãi cát ven sông Hậu. Đi biển lâu ngày về, ngồi bãi cát hóng gió sông Hậu, vừa uống rượu vừa nghe cải lương với Trọng Hữu, hề Thanh Nam và dân tài tử Cần Thơ. Có mấy em gái nhỏ giọng ca cao vút, tóc dài bay bay theo gió sông, mắt lúng liếng cùng lúm đồng tiền duyên, yêu thế. Mà lạ, các cô gái cải lương cô nào cũng có đồng tiền, thế mới hay, có cô tới hai ba lúm lận, đong đưa cho giọng ca thấm vào người, vào hồn ngọt ngào sâu lắng của sông nước miền Tây.
Nhậu cùng Hai Dũng chỉ thấy ảnh vừa uống vừa cười vừa ca, không thấy khi nào Hai Dũng say, làm như ảnh vừa uống vừa ca nó hả hết hơi rượu, chỉ còn giữ hơi em, say mới là lạ. Lâu không có giờ xuống Cần Thơ nhậu với ảnh bỗng thấy nhớ.
Long An cũng là đất uống dữ. Nhiều vùng có tật uống một ly nhổ một phát. Cái anh Bảy Lu ở Châu Thành là trùm phun, nhậu mười mấy năm nay vẫn vậy. Đi lính nhiều năm, sau xuất ngũ về quê mần ruộng. Bạn nhậu chung bàn anh kêu bằng thứ Sáu tuốt. Hết Sáu Nghĩa Sáu Nhơn Sáu Tình đến cả thằng con rể ngồi chung bàn cũng kêu Sáu Đen. "Sáu à, bạn ui uốn dzới mừn một ly từn thương mến thương coi", uống hoài, mỗi lần oóc... cái co giò phun một miếng, ôi trời... Không phải nhổ rượu đâu, làm như họ nhổ đi cái hơi cay nồng của rượu đang bốc lên mũi, khó mà say, nhưng cấm nhổ là họ không có uống được.
Có thằng bạn họ Cự tên Hà. Nó là bạn nhậu lâu niên, chung đội tàu Cần Thơ, nhà lại cùng phố, chơi chung với nhau từ nhỏ. Cu Cự có cái bao tử i nốc thứ thiệt nên rượu bia uống ve kêu luôn.
Nhớ một lần sáng sớm đang ngồi cafe ở đường Đông Du, Thắng Khme chơi chung băng, cá độ với nó trong vòng tiếng đồng hồ vô hết két 12 chai Sài Gòn, thứ chai bự con cọp 50. Thế mà Cự ăn độ mới kinh, cả làng nghiêng mình kính nể.
Không biết nói thiệt hay nói chơi, nó nói khi nào cảm thấy sắp toi, đầu óc lơ mơ chỉ cần nhớ tìm đúng cánh cửa có hình người đội nón phớt hoặc có chữ quý ông thì nhào vô, coi chừng lộn phòng chúng chửi, chốt cửa lại, đàng hoàng "hò sông Hậu" phát cho bao tử trống trơn, trở ra là lại "như mới", chinh chiến tiếp tục.
Cặp bồ với nó đi chinh chiến với người ta thì an tâm nhưng ai tay bo với nó thì thường từ chết tới bị thương. Ai cũng ngán cu Cự nhưng gặp mặt nó mà không làm miếng nào thấy kỳ kỳ.
Nhớ một lần sáng sớm đang ngồi cafe ở đường Đông Du, Thắng Khme chơi chung băng, cá độ với nó trong vòng tiếng đồng hồ vô hết két 12 chai Sài Gòn, thứ chai bự con cọp 50. Thế mà Cự ăn độ mới kinh, cả làng nghiêng mình kính nể.
Không biết nói thiệt hay nói chơi, nó nói khi nào cảm thấy sắp toi, đầu óc lơ mơ chỉ cần nhớ tìm đúng cánh cửa có hình người đội nón phớt hoặc có chữ quý ông thì nhào vô, coi chừng lộn phòng chúng chửi, chốt cửa lại, đàng hoàng "hò sông Hậu" phát cho bao tử trống trơn, trở ra là lại "như mới", chinh chiến tiếp tục.
Cặp bồ với nó đi chinh chiến với người ta thì an tâm nhưng ai tay bo với nó thì thường từ chết tới bị thương. Ai cũng ngán cu Cự nhưng gặp mặt nó mà không làm miếng nào thấy kỳ kỳ.
Chuyện nhậu nói cho vui vậy thôi, nhưng là chuyện xưa rồi diễm, bây giờ tuổi mỗi năm mỗi lớn, sức mỗi năm mỗi xuống, hết dám khè ai. Lúc này phải tự giữ mình, đầu tiên là "ang tàng" cái thực phẩm, sau là giữ gìn cái bộ đồ lòng của mình và "ang tàng" đường đi lối về, là sợ đi lộn đường đâu đó. Bạn bè hợp cạ thì nhậu hết mình, "dzui dzẻ" và giữ đủ ba cái "ang tàng" là ổn, không để chuyện gì xấu cho sức khỏe và nết nhậu, đừng làm gì để mất điểm, uổng đi một bữa nhậu vui, như dân nhậu nói: uổng rượu.
Mà cái từ "nhậu nhẹt" sao nghe nó lạ thế nhỉ, hấp dẫn, không câu nệ. Mới nghe hai từ nhậu nhẹt đã có cảm giác cái việc này hơi mất thời gian một tý, nghe nó thân tình một tý, hơi bê bối một tý nhưng phải có tính đồng bọn một tý, chứ không ý tứ lịch sự như mời uống rượu, khách sáo như mời dùng cơm hay trịnh trọng như mời đi dự tiệc.
Ông tổ uống rượu nào ở Nam bộ nghĩ ra hai cái từ "nhậu nhẹt" nghe nó hay đến thế.
Cái từ nhậu đúng là không thể có từ nào thay thế được. Nghe là đã thấy vui rồi.
Trả lờiXóaAnh đọc bài trong đường link sau nhé:
http://vmcinhanoi.blogspot.com/2009/01/tieng-nam.html
Cám ơn bạn, mình sẽ coi.
Trả lờiXóaAnh Đỗ kể chuyện bạn nhậu miền Tây nhưng cái hình minh họa lại là ly rượu vang đỏ một mình - nhìn lặng lẽ thế nào.
Trả lờiXóaCó điều, nó gợi quen vì Lana rất thích rượu vang.
Cho bài nó màu mè thêm một tý. Một chai, một ly đúng là lặng lẽ thật.
Trả lờiXóaAnh này Với Phú gặp nhau chắc thành song sát quá!viết về bạn và rượu hay như nhau!chủ quan thôi nhé hehe!
Trả lờiXóa-Chào bạn VT ghé thăm,
Trả lờiXóaBữa nay mới có giờ, đọc được comment của bạn nên trả lời trễ, thông cảm nhé.
Chuyện nhậu và bạn nhậu có nhiều điều cười và thú vị lắm.
Mình phái nhậu từ hồi nào tới giờ.