Từ khi chương trình du lịch biển đảo Lý Sơn được thiết lập, có rất nhiều người muốn tới thăm thú nơi đảo xa với nhiều sản vật của biển, thăm những cánh đồng hành tỏi của cù lao xứ Quảng, thăm hòn đảo tiền tiêu mang nhiều kỉ niệm của Hải đội Hoàng Sa.
Ra tới Lý Sơn, ai đó cũng sẽ có nhiều suy nghĩ về cuộc sống của người dân đảo và cảnh quan nơi đây. Rồi sẽ mang về những tấm hình đẹp cho bạn bè coi chơi và giữ lại trong lòng hình ảnh của người dân đảo chịu đựng, chịu thương, chịu khó trước nắng gió của đồng đất, trước bão tố và mất mát của mình với biển khơi. Thiên nhiên đẹp, tuy nhỏ nhắn thôi nhưng là cái đẹp riêng tư, nếu không khéo sang sửa gìn giữ, mai này xứ cù lao biết sẽ ra sao.
Ra tới Lý Sơn, ai đó cũng sẽ có nhiều suy nghĩ về cuộc sống của người dân đảo và cảnh quan nơi đây. Rồi sẽ mang về những tấm hình đẹp cho bạn bè coi chơi và giữ lại trong lòng hình ảnh của người dân đảo chịu đựng, chịu thương, chịu khó trước nắng gió của đồng đất, trước bão tố và mất mát của mình với biển khơi. Thiên nhiên đẹp, tuy nhỏ nhắn thôi nhưng là cái đẹp riêng tư, nếu không khéo sang sửa gìn giữ, mai này xứ cù lao biết sẽ ra sao.
Nhìn thấy trước hết ở đảo bây giờ là những chiếc xà lan đầy vật liệu xây dựng đậu ngoài bến tàu và những chiếc xe ben chở xi măng, gạch đá xây dựng tung bụi trên đường đảo. Những ngôi nhà mới xây xong hay còn dang dở, lộn xộn không quy hoạch, mạnh ai nấy xây, có nhiêu xây nhiêu. Du khách ra ngoài Lý Sơn khó kiếm được phòng nghỉ máy lạnh. Đảo cũng chưa có internet. Bởi chuyện được xài điện cho đã đã một chút ở đây vẫn là chuyện chờ mong.
Điện cung cấp cho người dân sản xuất và sinh hoạt hiện tại là máy phát chạy diesel. Nghe đâu mới được tăng cường thêm hai tổ máy, điện Lý Sơn bây giờ công suất chừng trên bốn ngàn kí nhưng cũng không thấm tháp gì. Mỗi ngày chập chờn từ ban tối tới lúc lên giường đi ngủ là cúp. Nông dân có muốn tưới bắp đậu hành tỏi chắc là phải chơi máy bơm vào ban đêm, không thôi muốn mần ruộng ban ngày thì có tiền tự sắm lấy máy phát máy bơm. Mà đâu phải được xài mỗi ngày. Điện đêm có đêm không, nay cho An Hải thì đêm mai An Hải nghỉ xài, nhường cho xã bạn An Vĩnh, cứ thế luân phiên. Riêng xã An Bình bên đảo nhỏ, nói về điện thì mòn mỏi trông sang đảo lớn, chưa biết bao giờ cho đến ngày mai.
Cây bàng biển cổ thụ. |
Biển chiều. |
Bởi cái nhà máy nhiệt điện than ấy do nhà anh Than khoáng sản làm chủ đầu tư, lại chạy máy bằng than Quảng Ninh của ảnh, đã hai năm qua đi vẫn còn ở tận đẩu đâu.
Con Nhum biển ở đảo, một món ngon và bổ dưỡng. |
Cứ thắc mắc sao không làm điện gió, điện mặt trời hoặc là kéo đường dây ngầm cho đảo xài điện lưới, làm nhiệt điện than chi cho dơ đất đảo. Và ở đảo khác với đất liền, không hòa lưới được, cũng không để dành cất vô tủ lạnh được và cái anh nhiệt điện chạy than ấy, một khi than đốt lên rồi là phải chạy máy liên tục, vô cùng lãng phí.
Trước cửa chùa Hang. |
Trùng hợp tối trước bữa ra đảo, mấy anh em ngồi chơi nhà dóc chuyện với một đàn anh, quan chức hàng tỉnh mới về nghỉ hưu tức thì, anh nói mọi người ai cũng phản ứng vụ nhiệt điện than trên đảo Lý Sơn, quyết liệt lắm chớ nhưng tỉnh đã quyết là phải chịu, chán, chỉ còn phản ứng bằng cách bỏ không tới dự buổi lễ khởi công.
Thấy khách lạ nơi xa tới ưa hóng chuyện, một bác già ngồi cà phê chung bàn ngoài bến tàu chỉ lên núi kể, những năm trước trên ấy có rừng có cây, thời bao cấp đói kém, chính quyền cho chặt phá ráo rồi trồng khoai mỳ, bây giờ cái núi mới trơ trọi xám mốc vậy đó.
Mới đọc đâu đó thấy người ta nói rằng hàng loạt nhà máy điện chậm tiến độ và có đến 90% dự án điện chạy bằng than, dầu, khí của ta sử dụng công nghệ và thiết bị Trung Quốc. Đọc rồi cứ thấy cứ sao sao.
Lại đọc được mới đây nghe đâu ông giám đốc nhà đèn của tỉnh đề xuất loại bỏ nhiệt điện chạy than và thay bằng việc kéo đường cáp ngầm điện áp 110 kv qua biển về đảo. Nếu làm được vậy cho dân đảo mừng. Thôi thì lỡ xây mấy cái nhà kia, ta trồng thêm vài hàng Phượng vỹ rồi chuyển làm ngôi trường học cho các cháu đảo nhà, bớt đi phần lãng phí.
Chỉ là một tâm sự nho nhỏ khi đi chơi đây đó, một tí nghĩ suy để nhâm nhi sau ngày trở về từ Lý Sơn.
(Mời đọc thêm: Đồng đất Lý Sơn)
Hình dung là vậy, nhưng thực tế nhiều khi nó không ra bà già cũng không giống thiếu nữ à bác ơi.
Trả lờiXóaNếu ước, thôi thì ước vùng biển đảo này được các tập đoàn du lịch nước ngoài để ý đến, là thay đổi ngoạn mục liền à bác. :)
À, quày lại nói tiếp, cái món nhum, hàng hiếm, bây giờ mà ăn được lại chắc khó, mù tạc và chanh, mèn ơi chắc chết quá :)
Trả lờiXóa-Moon,
Trả lờiXóaMuốn ăn Nhum biển ra đảo chơi có liền. Người ta nói con nít còi cọc cho ăn cháo Nhum sẽ mau mạnh.
Nhum có đấy,muốn ăn xin đặt trước tại nhà hàng Phố Biển đg Cao Thắng nối dài.
Trả lờiXóaNhum là cầu gai fải ko ,chích buốt lắm(bị gồi,hồi đi TSa) nhưng nghe nói bổ nhà cháu xin 1 thố ăn cho mau mạnh.
Trả lờiXóaẢnh cuối đẹp quá! Nhum là cái gì thế các bác? Có ngon như Hàu không ạ :-D
Trả lờiXóaH1_như là anh Đỗ đang ngồi bên bờ của hổ nước trong tương lai thì phải ? Nhắm mắt lại, mơ cái xem nước hồ màu gì, có thấy thiên nga bơi không ?
Trả lờiXóa-Ak7,
Trả lờiXóaỞ SG có Nhum biển và có địa chỉ cho các bạn nào muốn biết. Cám ơn bạn.
-Gtl,
Trả lờiXóaĐúng là Cầu gai rồi. Mấy cái gai ngo ngoe ấy hình dung nếu nó chích mình... nhìn thấy là hãi. Không ngờ Gtl bị nó chích rồi.
-Titi,
Trả lờiXóaKhông giống đâu bạn ơi, thấy người ta chặt đi cái vỏ bên ngoài, lấy ra phần ăn được là những miếng giống như gan gà màu vàng.
-Việt,
Trả lờiXóaĐúng vậy. Cái hồ sẽ không là gì nếu không có cỏ cây hoa lá nhà cửa kế bên để cùng tạo ra phong cảnh.
H1 là cuốc xe ôm cuối trước khi lên tàu đó.
Sơ sơ là 100k tiền xe ôm + sự vất vả tất bật của tác giả và nỗi lo lỡ chuyến tàu duy nhất trong ngày của thằng bạn. Đáng giá lắm, chưa cần nói đến các giá trị khác.
Trả lờiXóa-Việt,
Trả lờiXóaTại bữa trước mình không hỏi, cứ tưởng ở đó là khu quân sự nên không lên núi. Buổi sáng chờ tàu, quyết đi cuốc xe cuối ấy không thôi là tiếc hùi hụi đó bạn.
Nhìn hoài cái hình Nhum hổng ra, vừa như cái hốc cây vừa như con nhím. Vậy nó là con hay cây vậy bác Đỗ?
Trả lờiXóaChuyện về Lý Sơn buồn nhiều hơn vui. Đọc trầm.
-Lana,
Trả lờiXóaĐó là loài động vật bạn ạ, như con nhím ấy, tròn xoe bơi dưới nước và những cái gai bảo vệ kia chích rất buốt.