Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

1Tháng Mười, ngày "giừ", vui xí.

Bữa nay viết lại một bài cũ, mấy bạn hiền đọc lại nghe, và giật cái tít trên cho nó máu, để "com cầu", he he... và để chia sẻ với những người chưa hẳn cao tuổi, mới chỉ kêu là "trọng trọng" tuổi thôi trong đám bạn blogger "giừ".

Người già và vé số dạo.
Ngày 1 tháng Mười năm nay là tròn 10 năm Liên hiệp quốc lấy một ngày giành cho người cao tuổi, ngày để mọi người ở khắp nơi nhớ tới, quan tâm và thêm gần gụi với những người cao tuổi. Khi nào họ cũng là những người đã có thời gian lao động nhiều hơn cho xã hội.

Người đời nói bốn chín chưa qua năm ba đã tới. Ấy là "giừ" rồi, là nhắc người ta cẩn thận với cái tuổi dễ có tai nạn để mà tránh. Nếu đã bước qua cái tuổi năm mươi là U60 ráo. Kêu là "hội giừ" cho vui vui chứ kêu tới "hội người cao tuổi" thì thôi rồi, nghe xa quá, ngại ngại.
Người ta nói khi lớn tuổi có nhiều người trở về trạng thái của con trẻ. Càng lớn tuổi tính tình càng giống con trẻ hơn. Ai "lịch" thì người ta nhẹ nhàng nói, ui... tại người già nên hơi khó tính một tí ấy mà. Người trẻ khó chịu kêu là người già hâm. Thực ra có khi là tật của tuổi già. Nhiều tật lắm. Chuyện vui tí về tật hoài cổ và hay dỗi của lứa tuổi, giống như con trẻ.

Người già với gánh hàng rong.
Đọc bên nhà bạn Lana, thấy có chuyện của một trò kể, "Năm nay cô giáo mới môn Hóa chán quá. Hỏi chán sao? Đáp: cô nhiều tuổi rồi, dạy thì ít giảng đạo đức thì nhiều. Lớp con là lớp ngoan nhất trường, từ đầu năm đến giờ gần như tuần nào cũng giành cờ thi đua. Thế mà cô giáo môn Hóa cứ bắt lỗi suốt, cứ có tý lỗi là cô bỏ hàng 20-30 phút ra "giáo dục công dân", thường là bằng cách kể chuyện ngày xưa thế nọ thế kia, rằng nhiều học trò xưa của cô, thậm chí cả các bậc phụ huynh, nay vẫn cảm ơn cô vì cô đã nghiêm khắc dạy dỗ. Điều đó có thể đúng, nhưng cách đó chả thuyết phục được ai, nhất là tụi trẻ @. Nên cứ đến giờ Hóa là chả đứa nào thiết học, đúng hơn là nghe giảng đạo đức. Thế là cô dỗi, lại càng kể nhiều chuyện xưa".
Nghĩ bụng, vậy là cô giáo của bạn í có tật kể lể hoài cổ cộng thêm cả bịnh dỗi nữa.
Chợt giật mình thấy ít lâu nay mấy anh "giừ" nhà mình trò chuyện bắt đầu có biểu hiện "hồi đó hồi đó đó..."

Người già vé số đg Lê Duẩn-SG.
Một buổi sáng tại một quán phở bên Tân Thuận. Quán phở Bắc hiếm hoi ở khu vực này nên khách ra vô đông, không ai để ý tới một bà cụ ở một góc nhà. Bà cụ đang loay hoay dọn thu thu dọn quần áo cũ, vật dụng cá nhân vô một cái giỏ xách. Bà cụ là mẹ của chủ quán, chắc là con cháu đưa cụ ở quê vô.
Có tiếng ai đó mời ăn sáng, bà vẫn ngồi đó im lặng. Một hồi, kéo nhẹ chiếc ghế kế bên, bà đặt lên ghế cái giỏ xách và im lặng ngồi nhìn vào khoảng không. Rồi,  nói một mình rất nhỏ, nói mà như không nói với ai, nói mà như một hơi thở dài. "Quần áo, đồ dùng cũ, nhưng mà còn dùng tốt, sao lại vứt bỏ hết của tôi chớ".
Đôi mắt người già bạc màu nhìn xa xôi. Bà cụ dỗi con cháu một chuyện gì.

Một bữa cả nhà mới ăn cơm xong được một khúc, thấy vợ con ngồi kế bên mà không có ai động đậy, chí ít cũng lấy giùm cây tăm miếng nước uống, hai tay nâng niu cho phải phép, kiểu làm sang phong cách "cậu mợ". Lại nghĩ mình là người chủ bự nhất gia đình, là người lớn tuổi nhất, kiểng nhất, là người đàn ông duy nhất, đương nhiên đẹp trai nhất trong nhà... Với bấy nhiêu cái nhứt nhứt ấy đáng để "yết kiêu", đáng được ưu đãi, vậy mà không được ai quan tâm, thế là dỗi.

Dỗi.
Nghĩa là ngồi yên lặng hổng thèm nói năng chi hết, mặt đăm chiêu ngó qua một bên, lâu lâu liếc trộm qua một miếng coi người ta có nhúc nhắc gì không. Ngồi hoài không thấy ai ngó mình, mẹ con vẫn say sưa ngồi "tám" chuyện gì đó ở lớp ở trường, lâu lâu lại cười he he, càng bực bội. Một hồi thấy dỗi không được gì đành đánh tiếng:
- Chớ...  a, sao cơm nước xong nãy giờ hổng thấy ai mang tui cây tăm ly nước nào ta.
Thế là mẹ con giành nhau mỗi người hai tay mang một thứ:
- Bố bố, đây đây, có ngay có ngay...
Lại tám tiếp, lại he he tiếp. Nghe một hồi im lặng, thấy mẹ con nhìn nhau rồi cùng quay qua:
- Ủa... nãy giờ không nghe tiếng bố nói gì? thế... thế ...bố dỗi đấy à? Rồi cùng nhau đồng loạt cười he he thật lớn phát nữa.
Người ta chọc mình, người ta còn biết tẩy mình nữa, quê một cục! Đành phải làm huề he he cười theo. Nghĩ bụng dỗi là thiệt thòi.

Bạn nhậu thỉnh thoảng có người dỗi. Nhiều bữa ngồi rề rà dăm ba sợi, quá cữ có người nói nhiều, hồi nói đi nói lại, một chiện nói hoài, nhắc nhẹ phát thế là bạn dỗi. Lần khác cũng vậy, có người muốn nhắc một câu, ăn nhậu không chơi nói tục, không nói lớn trong bàn, lại sợ trật ý bạn, lại cứ sợ bạn dỗi, mai mốt nó không thèm chơi chung nữa là buồn.
Mình chưa tới mức dỗi nhưng ghét, chiều cuối tuần không ghé nhóm bạn nhậu nữa, được mấy bữa ngồi nhà buồn héo luôn. Nhưng vẫn nghĩ ăn nhậu có một vài thói quen không hạp hàng xóm, không tự coi mình, không sửa riết thành tật, lại tật người lớn tuổi.

Người già và chợ hẻm.
Nghĩ càng lớn thêm, các quan hệ xã hội từ từ giảm đi, nói cách khác có chọn lựa hơn. Bạn bè bây giờ hầu như là bạn đồng học thời phổ thông, đại học, gần đây thêm một ít các bạn chơi blog. Những mối quan hệ vô tư lự, đã nhậu với nhau rồi, nhậu vài lần thấy nhau được được, lâu lâu ngồi nói dóc, chia sẻ được tí vui tí buồn, cho đời nó tươi. Làm bạn được với nhau vậy là quý, ráng giữ gìn, chớ người đời thì "triệu người quen có mấy người thân..."

Nghĩ vậy mà có đôi khi suýt dỗi đám bạn blog. Ai đời, người ta rõ ràng blog anh Đỗ, chữ to hẳn hòi, vậy mà mấy nhỏ kia 'tiêng triềng" sao cả làng kêu bác Đỗ hết. Người gặp rồi thấy tóc bàng bạc, mặt nhăn nhăn không nói, cả những người ở xa đẩu đâu, chưa gặp bao giờ, "anh" Đỗ hổng thấy ai kêu, kêu ráo "bác" Đỗ. Biên giới rạch ròi, hết cửa. Dã man hết biết luôn.
Người ta mới có ba mấy năm mươi, dư chút chíu, chưa về hưu mà. Trong hội có mỗi thằng em nhỏ tuổi kêu  "anh cả", nghe đặng, khoái cái lỗ nhĩ, hổng ai biết tuổi biết giừ. 

Thấy có nhiều người hay dỗi hoặc kể lể nhưng rõ đó là một bệnh của lứa tuổi, càng cao tuổi càng dễ có. Nhưng thôi, biết rồi, mang tật "kể lể và dỗi" là thiệt thòi.
Khi ta dỗi sẽ làm những người đối diện khó xử. Ngồi kể lể ngày xưa có thể làm mất vui một bữa cơm gia đình, làm dang dở một cuộc đi chơi cùng chúng bạn hoặc làm lợn cợn cho một buổi nhậu xả hơi cuối tuần, uổng rượu uổng mồi. Mà dỗi và kể công thì chỉ được với những người thân thiết với mình, vậy thì kể, thì dỗi chi dzợ, cho cả mình và cả người ta phải suy nghĩ. Nên dứt khoát là thiệt chớ không có lợi.

Cứ nghĩ như vậy nên lâu lâu có việc gì suýt dỗi lại tự nhắc mình thôi đừng có dỗi, nhớ đừng có dỗi! Dỗi chỉ có thiệt thòi mà thôi. Và có muốn kể chuyện hoài cổ cho con cháu nghe, phải lựa lúc, lựa cách mà kể.

Năm nay mon men tới những người cao tuổi rồi, giật mình trách thời gian sao chạy mau quá, không ngồi đó nhậu đi để giờ cho người ta, còn biết bao nhiêu chuyện phải mần.
Chiều cuối tuần nào hội "giừ" cũng ngồi với nhau. Chiều nay sẽ nâng ly mừng cho những người cao tuổi, khỏe luôn và sáng suốt hết luôn.

47 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Cái vụ kêu "bác Đỗ" kia kìa nếu mà truy cứu trách nhiệm đứa nào đầu têu chắc có 3 đứa bị đưa vào tầm ngắm, mà trong 3 đứa là có tên mình. Tất nhiên mình kiên quyết không nhận tội đầu têu (2 đứa kia chắc cũng không đứa nào nhận, ngu gì nhận, kha kha :D)

    Thì thôi Sáu Bảnh ơi Sáu Bảnh à, đừng có dỗi nữa à nha. "đã nhậu với nhau rồi, nhậu vài lần thấy nhau được được" rồi, thì kệ mấy đứa đi, thích kêu bác thì ta xưng bác, há bác.
    hí hí.

    Trả lờiXóa
  3. Úi giời, bác "Đỗ" lại dỗi. Ơ, iem nà iem gọi "bác" thay cho con iem í mà. Ủa, mà Cap chưa có con với lại nào giờ gọi là "anh Đỗ" không à, vậy "anh" Đỗ đâu có dỗi Cap hén hehehe.

    Trả lờiXóa
  4. tự nhiên hổng biết nói gì. Thấy mới đó mà tưởng như đã rất lâu.
    Cạn với anh ly này nè hehe

    Trả lờiXóa
  5. Chử "bác" là cách gọi bạn bè kính trọng thôi, chứ đâu phải gọi anh già đâu hehe. Nói vậy chứ cũng ủng hộ không nên gọi bác, gọi vậy người ta sẽ tủi thân. Sao giờ có màn nhõng nhẻo nữa trời hehe.

    Bạn DT lúc nào cũng gọi anh là anh hết nhe :)

    Trả lờiXóa
  6. Khiếp thật, còn bày đặc dỗi nữa cơ chứ..

    May mà Đậu này một cũng anh Đỗ, hai cũng anh Đỗ đấy nhá.

    Cuối tuần con chúc bác vui ạ!

    Trả lờiXóa
  7. Đọc bài này các blogge nên tự xem lại mình nha, ai vẫn gọi chủ nhà là bác thì nay nên sửa là " Anh bác" và xưng là " Em cháu" chắc chủ nhà sẽ vui. Cũng đừng quên chúc chủ nhà nhân ngày 1/10 đó, thiết thực hơn thì mời " Anh bác" một chầu ốc.

    Trả lờiXóa
  8. Anh tìm đọc "Những năm tháng thu tàn" đi. Truyện của một tác giả Nhật Bản mà em quên không nhớ vì đọc lâu lắm rồi. Chuyện về người già. Ám ảnh lắm.

    Chúc cuối tuần vui.

    Trả lờiXóa
  9. dạ. em cháu chúc anh bác iu một ngày của ngừi " giừ " thật vui nha.
    Anh bác đừng dỗi nữa mà làm khổ tâm em cháu nhắm.
    Bạn Moon ơi ời ời. có nghe chăng lời than thở của người...lớn tuổi không ??
    ( mà đọc bài này ko cười không được, he he he)

    Trả lờiXóa
  10. Mẹc!Tau quyết Dỗi cho mi coi.

    Trả lờiXóa
  11. -Lana,
    Đầu têu vụ này chắc là nhỏ "bới lá tìm sâu", phá nhất hội.
    Giỡn vậy chớ đám bạn blog bây giờ là mỗi ngày, dễ thương quá phải không bạn.

    Trả lờiXóa
  12. -Cap,
    Vậy bạn Cap dừng đổi theo mấy nhỏ kia nhé. Kiu anh Đỗ cho nó "chẻ", he he...

    Trả lờiXóa
  13. -J.G,
    Lâu lâu không cụng lại thấy nhớ nhớ rồi ha.

    Trả lờiXóa
  14. -DT,
    Là vui vậy thôi chớ mình cũng "giừ" thiệt rồi bạn ơi. Tại còn ham chơi, ham trẻ, muốn là anh thôi chớ không muốn là bác, hì hì...

    Trả lờiXóa
  15. -Đậu,
    Lâu lâu cũng bày đặt dỗi như ai, nhớ có bài hát ngày xưa "...dỗi như gia vị cuộc đời" mà.
    Cũng chúc Đậu cuối tuần vui vẻ.

    Trả lờiXóa
  16. -Gác Xép,
    Mình sẽ kiếm đọc cuốn sách. Cám ơn bạn nhiều.
    Nghỉ cuối tuần vui bạn nhé.

    Trả lờiXóa
  17. -Việt,
    Xưng hô cách đó thì còn "giừ nặng", he he...

    Trả lờiXóa
  18. -Mía,
    Suýt dỗi thôi chứ chưa có dỗi. Và bây giờ biết rồi. Kiu "báciu" dễ kiu hơn ha? ha ha...

    Trả lờiXóa
  19. -Ak7,
    Dỗi không ra hội thường nhậu là buồn héo luôn đó.

    Trả lờiXóa
  20. Hí hí... đáng lẽ em phải được đọc bài này trước khi trả lời comt bên nhà em.

    Trả lờiXóa
  21. haha, PD chưa gọi "bác" bao giờ :)

    Cũng có lần có người kêu PD bằng "cô" xưng "con" ngọt sớt, gặp mình gian xảo mình diếm luôn cái còm, delete cho một phát :D

    Trả lờiXóa
  22. Đó là Anh Bác Đỗ chưa biết đó thôi, bên nhà e cháu có 1 caí còm mà em cháu gọi là Anh Đỗ đó (Bác)!

    Hihi,

    Trả lờiXóa
  23. -Titi,
    Hết bài này là thôi nhé. Hối lộ một chầu nhậu.

    Trả lờiXóa
  24. -P.D,
    Tui thích kêu mọi người là bạn hết, không cần tính lớn nhỏ.
    Vui một xí vậy thôi chớ kêu sao cũng được. Nghĩ là bạn bè mạng với nhau được, hạp cạ nói dóc với nhau hàng ngày được là quá vui rồi, được không bạn.

    Trả lờiXóa
  25. -Xà bông,
    Ừa, bạn nhớ rồi. Bữa hôm trung thu có chú Cuội hẹn hò với chị Hằng.
    Cám ơn bạn ghé nhà chơi.

    Trả lờiXóa
  26. Gay rồi gay rồi, tình hình có vẻ như sau entry này ngoài ba cái đứa quỷ 'bác Đỗ bác Đỗ' kia nhiều người chuyển qua gọi Anh Bác Đỗ luôn rồi anh bác ơi.
    Lại dỗi dài dài rồi :((

    Trả lờiXóa
  27. Mấy Bnốcgơ ni thâm thúy phết.Gọi pác Đỗ đã là giề rùi,gọi anh pác Đỗ lại còn giề hơn.Ghê thiệt!

    Trả lờiXóa
  28. Những người già buôn gánh bán bưng, sao mỗi lần nhìn thấy là không chịu nổi đó bác, lại thấy cay cay.

    Vụ kia, cái gì cũng là do thói quen rồi, do ấn tượng ban đầu tạo nên thói quen nữa, khó bỏ khó bỏ, ha ha.

    Mà có người chơi ác, bài có nội dung dành cho người lớn tuổi, quất nguyên cái hình anh AK7 lên, kha kha kha, thâm quá ạ

    Trả lờiXóa
  29. -Lana,
    "Anh bác" thêm một đt nhân xưng mới, cũng được, người ta nghe nghĩ ngôi thứ bà con gì đó dưới quê, hổng sao.

    Trả lờiXóa
  30. -Ak7,
    Giống như nói với bạn Lana đó. Hổng sao.

    Trả lờiXóa
  31. -Moon,
    Đi đâu, ngồi đâu thấy mấy người lớn tuổi, mưu sinh đời thường, nghĩ thương. Mấy hình đó chụp lén người ta.
    Còn thói quen từ ấn tượng ban đầu, coi "giả" già thiệt, khó sửa khó sửa. hè hè...

    Trả lờiXóa
  32. Moon:Bộ Ak7 nhầu vậy sao?hết cứu.

    Trả lờiXóa
  33. Tự thú trước hoàng hôn, em có "bắt chước" mấy nhỏ ấy gọi "anh" bằng "bác" nhưng mà gọi cho Be, Bo thôi ở những bài viết về 2 thằng con đó mà, hì...hì.
    Công nhận đọc bài này "bác" dỗi rất dễ thương.

    Trả lờiXóa
  34. -Gtl, bạn Moon,
    Bữa trước bạn í coi hình nhằn rồi, nói ảnh tư liệu, he he...

    Trả lờiXóa
  35. -BeBo,
    Quen rồi, bây giờ kêu lại là "anh" nghe kì kì, chắc là sẽ thêm khoản làm dáng, sửa nụ cười, nhuộm tóc... Một bữa nào thấy tui làm vậy chắc vui ha bạn.

    Trả lờiXóa
  36. Thường dỗi là biểu hiện của người cao tuổi, mà em thấy "anh bác" thỉnh thoảng có tí biểu hiện thôi, nên chắc chưa "giừ" đâu hử??? hehehe

    Trả lờiXóa
  37. Moon:Bởi vậy mới Dỗi nhưng chắc hổng Dỗi lâu đc.Thôi làm li Vodka cho hạ hỏa.

    Trả lờiXóa
  38. Gtl.nói... màu đen,còn mọi người màu xanh.Dỗi.

    Trả lờiXóa
  39. -Kien Con,
    Tính dỗi thường có ở con nít, người già (và có khi nên thêm vào cả phái nữ nữa). Dỗi làm gia vị nên chỉ thi thoảng thôi phải không.

    Trả lờiXóa
  40. -Ak7, Gtl,
    Nghĩ mấy người ngồi nhậu, không ai nói năng gì chắc là khó nhậu. Gtl nói màu đen, tui nói màu "đỏa", dỗi, giải tán quốc hội.

    Trả lờiXóa
  41. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  42. Ảnh minh họa cho bài, bác Đỗ còn thiếu bức "Người già với...nhậu" :))

    Trả lờiXóa
  43. Hềy, nhờ Đỗ giật tít mà giừ tui mới biết ngày 1/10... hổng chỉ là ngày đó.

    Trả lờiXóa
  44. -VNQ,
    Hình người giừ với nhậu ư, có nhiều đó, để tui lục lôi mấy hình vui vui đáp ứng liền.

    Trả lờiXóa
  45. -Anh bachai,
    Em nghĩ bên đó mấy vụ ngày tháng cha, mẹ, người già... họ làm ồn ã lắm chớ.
    Còn ngày này của bạn đỉu, hổng có ai thèm nhắc, nghĩa là hổng ai thèm nhớ anh ạ.

    Trả lờiXóa
  46. Thường chỉ có "con nít, người già" vậy thêm phụ nữ vào nữa vậy xem phụ nữ như con nít hay người già. "Anh bác" mà xem phụ nữ như người già là dỗi luôn đó nhen...

    Trả lờiXóa
  47. -Kiến,
    Không thể xem phụ nữ như người già được. Cái dỗi của phái nữ có tác động liền và dễ thương chớ, làm cho người đối diện phải quan tâm vỗ về liền đó.

    Trả lờiXóa