Dòng Mekong miệt mài năm tháng, chảy qua lãnh thổ của năm đất nước Đông nam Á, như dải lụa mềm mại gắn bó và thắt chặt đời sống của nhiều tộc dân đã bao đời sống bên hai bờ lưu vực dòng sông với nhiều nền văn hóa, lịch sử và truyền thuyết, thi ca cùng với biết bao nhiêu sản vật của dòng sông trong tự nhiên hay vào mùa vụ.
Cách nay ít lâu có một chuyến đi trên sông nước ấy. Chuyến viễn du hoàn toàn tự do, xe tự lái vui đâu chầu đó trên đường bộ, đường sông cùng với anh em Đất Tiên Sa, dọc theo đất nước Lào yên bình, hiền hòa và thanh vắng. Từ thủ đô Viên Chăn, nhóm ngược Mekong bằng xuồng máy đi lên vùng sông nước Sayabouli (Xayaboury), một tỉnh Tây Bắc Lào nằm giáp biên giới Thái. Tại đây ít lâu nay người Lào Thái đã khởi động cho một dự án thủy điện lớn Sarabury, nỗi lo lớn cho sự biến đổi tự nhiên của cả một vùng rộng lớn hạ lưu Mekong.
Mekong-tỉnh Sayabury. |
Phải là những tài công thông thạo luồng lạch lắm mới dám chạy ghe thuyền. Chiếc xuồng gắn máy bên ta gọi tắc ráng hay là Bo bo được gắn bằng động cơ Hyundai của xe hơi vài chục mã lực, giống kiểu của nước bạn Thái lan chạy với tốc độ chừng ba chục lý giờ, gió bạt tóc, mát rượi như cưỡi xe Honda hóng gió. Bác tài công cương nghị, ít nói, tập trung nhìn dòng chảy lái chiếc ghe chở du khách rẽ nước băng băng ngược dòng Mekong, thú vị biết bao.
Nhưng còn có thể như vậy được không, khi mai mốt dòng chảy này sẽ bị ngăn lại để nơi đây sẽ nằm chìm trong biển nước mênh mông, dòng phù sa đỏ không còn tiếp tục chảy xuôi về Cao Miên và đồng bằng Nam bộ, vựa lúa lớn nuôi sống mấy chục triệu con người, hàng năm cung cấp lúa gạo cho khu vực và một phần thế giới.
Đồng bằng sông Cửu Long, hay miền Tây trù phú được hình thành bởi hai dòng sông chính Tiền Giang và Hậu Giang. Sông Tiền là dòng Mekong chạy thẳng xuống, còn sông Hậu là sông Bassac nối dòng Tonle Sab đổ về từ Biển Hồ.
Hai dòng sông chỉ một lần hòa vào nhau ở thủ đô nước bạn Campuchia nhưng về đồng bằng Nam bộ lại được hòa trộn với nhau bởi những "vàm" và những "kinh rạch" chằng chịt. Phù sa theo dòng Mekong, tôm cá từ biển Hồ theo dòng Tonle Sab. Những luồng cá di cư để lớn lên và sinh sản theo mùa cùng với dòng phù du thức ăn tự nhiên mang cho miền Tây rất nhiều sản vật sông nước từ thượng nguồn tới tôm cá nước lợ nơi cửa biển, chỉ xứ sở này mới có.
Hàng năm người dân miền Tây đón mùa nước nổi. Nước về tràn ngập khắp nơi, nước rửa sạch ruộng đồng, làm mới đất bạc, hẹn mùa lúa trúng. Họ mừng vui chờ đón con cá linh bé nhỏ, cá mè vinh, sặt bổi, cá rô đồng... dưới mặt nước tràn ngập miên man. Không có mùa nước nổi là đói, là thất mùa, thất cả lúa cả cá. Ai đó không biết, nói miền Tây sống chung với lũ. Nhưng không phải, hàng năm miền Tây luôn trông ngóng nước về, người ta nói thân thương: "trông mùa nước nổi".
Sợ rằng một ngày nào đó, sinh thái vùng đồng bằng Cửu long bị phá vỡ, miền Tây sông nước sẽ ra sao. Nghe ngóng tin người ta đắp đập ngăn sông làm thủy điện, làm thảo dân hai lúa cứ lo lắng hổm rày, suy nghĩ Lào là bạn, chắc là biết thương với dân miền Tây mình chớ. Cầu cho cái ủy ban Mekong nào đó cúp đi cái dự án không thuận ý trời lòng dân này. Bởi đã bắt đầu rồi, Cà Mâu sạt lở đất, bắt đầu rồi ruộng đồng nhiễm mặn và năm rồi mùa nước nổi chỉ trở về mon men.
Dòng Mekong có một phần chảy giữa hai đất nước láng giềng Lào -Thái. Người ta kể rằng xứ sở Triệu Voi ngày xưa rộng lớn lắm, bờ cõi còn trải dài qua bên kia bờ Tây Mekong. Vào một năm nào đó, từ một lời thách đố cá cược của các vị vua chúa trong việc xây cất những ngôi chùa, vùng đất bên bờ Tây Mekong của người Lào làm vốn cá cược được gán đi đã vĩnh viễn thuộc về người Thái. Từ đó, dòng Mekong là của biên giới giữa hai đất nước.
Ngày nay ở Sayabury, gần nơi có khúc sông biên giới, người Lào cùng người Thái bắt tay nhau làm thủy điện. Sẽ tai hại nhường nào khi người ta vì mục tiêu kinh tế quyết uốn nắn thiên nhiên.
Đôi bờ Mekong dọc suốt dòng sông, nắm đất nơi nào cũng trĩu nặng phù sa, khoảng nước nơi nào cũng đầy tôm cá, là của thiên nhiên trời đất cho tặng con người.
Nhưng còn có thể như vậy được không, khi mai mốt dòng chảy này sẽ bị ngăn lại để nơi đây sẽ nằm chìm trong biển nước mênh mông, dòng phù sa đỏ không còn tiếp tục chảy xuôi về Cao Miên và đồng bằng Nam bộ, vựa lúa lớn nuôi sống mấy chục triệu con người, hàng năm cung cấp lúa gạo cho khu vực và một phần thế giới.
Hai dòng sông chỉ một lần hòa vào nhau ở thủ đô nước bạn Campuchia nhưng về đồng bằng Nam bộ lại được hòa trộn với nhau bởi những "vàm" và những "kinh rạch" chằng chịt. Phù sa theo dòng Mekong, tôm cá từ biển Hồ theo dòng Tonle Sab. Những luồng cá di cư để lớn lên và sinh sản theo mùa cùng với dòng phù du thức ăn tự nhiên mang cho miền Tây rất nhiều sản vật sông nước từ thượng nguồn tới tôm cá nước lợ nơi cửa biển, chỉ xứ sở này mới có.
Sợ rằng một ngày nào đó, sinh thái vùng đồng bằng Cửu long bị phá vỡ, miền Tây sông nước sẽ ra sao. Nghe ngóng tin người ta đắp đập ngăn sông làm thủy điện, làm thảo dân hai lúa cứ lo lắng hổm rày, suy nghĩ Lào là bạn, chắc là biết thương với dân miền Tây mình chớ. Cầu cho cái ủy ban Mekong nào đó cúp đi cái dự án không thuận ý trời lòng dân này. Bởi đã bắt đầu rồi, Cà Mâu sạt lở đất, bắt đầu rồi ruộng đồng nhiễm mặn và năm rồi mùa nước nổi chỉ trở về mon men.
Dòng Mekong có một phần chảy giữa hai đất nước láng giềng Lào -Thái. Người ta kể rằng xứ sở Triệu Voi ngày xưa rộng lớn lắm, bờ cõi còn trải dài qua bên kia bờ Tây Mekong. Vào một năm nào đó, từ một lời thách đố cá cược của các vị vua chúa trong việc xây cất những ngôi chùa, vùng đất bên bờ Tây Mekong của người Lào làm vốn cá cược được gán đi đã vĩnh viễn thuộc về người Thái. Từ đó, dòng Mekong là của biên giới giữa hai đất nước.
Ngày nay ở Sayabury, gần nơi có khúc sông biên giới, người Lào cùng người Thái bắt tay nhau làm thủy điện. Sẽ tai hại nhường nào khi người ta vì mục tiêu kinh tế quyết uốn nắn thiên nhiên.
Đôi bờ Mekong dọc suốt dòng sông, nắm đất nơi nào cũng trĩu nặng phù sa, khoảng nước nơi nào cũng đầy tôm cá, là của thiên nhiên trời đất cho tặng con người.
Dòng Mekong- Sông Tiền. |
Tấm hình đội nón gió bay, bận áo thun trắng nhìn bảnh quá. Anh có ghé qua trung tâm chưa anh? Em ghé đây bằng đường bộ nên không có kinh nghiệm đi theo đường sông Mê Kông, nếu vậy là anh đi theo tuyến du lịch miền tây rồi theo đường sông ghé Lào hay sao vậy? Em thấy Kim Café hay tư vấn cho khách đi theo đường Tiền Giang rồi ghé Campuchia, sau đó mới sang Lào bằng đường thủy. Chặng về thì đi đường bộ. Em không biết anh đi tour này như thế nào?
Trả lờiXóaSao có người đi hoài vậy ta.
Trả lờiXóaGhen tị dễ sợ!
Một bài viết hay.
Trả lờiXóaÔi vàng và tiền của hắn có cả "Tấn", lại hơi bị "cũ rồi" nên còn yêu đời lắm, không đi mà xài cho hết để nó mốc và hư thì phí của giời.
Trả lờiXóaP.S
-HPLT,
Trả lờiXóaLần ấy tụi mình đi bằng đường bộ chớ, qua cửa khẩu Lao bảo rồi xuống phía Nam đi dọc lên. Đi đường sông chỉ một khúc lên Sayabury cho biết thôi. Không theo tour mà là xe tự lái thích đi đâu đi.
-Lana,
Trả lờiXóaĂn thua mình thích đi là đi được mà bạn. Bọn tôi đàn ông, bạn bè đông, lại ham chơi, rủ rê nhau dễ hơn nên càng thích đi.
-Bạn ND,
Trả lờiXóaCám ơn bạn.
-PS,
Trả lờiXóaBạn mình đón nước nguồn Mekong, kỳ này không lo mất mùa nước nổi, lo chi gia chủ hơi bị cũ và có nhiều xiền, nghe phát ham.
Dự định xuống bạn chưa đi được vì KV quay ra Hà Nội có việc mất rồi. Quê, không dám hẹn nữa.
Đi với chú Thọ "Ma" thì quá sướng vì khả năng ngoại giao và sự quen biết đáng nể của nó.
Trả lờiXóađúng là thật ghanh tị với người hay bôn ba thế này :). Bài này hay quá, nên đăng báo mới phải
Trả lờiXóa-AK7,
Trả lờiXóaChú em Thọ còn nhanh nhẹn, tháo vát,làm được nhiều việc. Đi với Thọ cứ ào ào, thuận lợi.
-Phú,
Trả lờiXóaThấy bạn cũng đi nhiều nơi mà.
Có giờ tranh thủ đi đâu được đi, biết thêm nhiều điều hay phải không Phú.
Bữa nay Lana mới có thời gian đọc báo về DA xây đập Xayabouri. Hiểu hơn thông điệp của bài viết.
Trả lờiXóaBài viết hay lắm anh ạ.
Bữa nay Lana mới có thời gian đọc báo về DA xây đập Xayabouri. Thấy nản...
Trả lờiXóa-Lana,
Trả lờiXóaNếu người ta làm thủy điện ở Sarabury và còn tiếp nữa là vựa lúa miền Tây đi luôn không chừng. lo nhiều bạn ạ.
Sông nước mênh mông quá!
Trả lờiXóaCòn sức là cứ đi anh ha!
Mà cái vụ nước Lào lấy đất cá cược là thiệt hay chỉ là ng ta nói chơi vui anh nhỉ!
-LKBQ,
Trả lờiXóaĐi nhiều có sức hơn nằm nhà bạn nhỉ.
Vụ cá cược đất đai là nghe người ta kể chuyện khi qua bên ấy chơi. Chưa kiểm chứng thiệt hay chuyện chơi. Nhưng cũng dám lắm vì bạn thấy vua Chiêm Thành (Chế Mân) dám đổi miếng đất khu Năm lấy công chúa Huyền Trân cơ mà.
Hôm nay nghe nước về Cần giờ
Trả lờiXóaMà thêm thương người dân thành phố
Chật chội bon chen nắng mưa đều khổ
Chẳng lẽ cuối đời đi Cần giờ sao?
Cần giờ ơi nơi còn hoang vu thế
Có phép lạ gì bỗng chốc trẻ trung
Cầu, đường, cấp nước trùng phùng
Ai mà đoán được chắc mừng phát điên!
Anh thật sướng, đi được tùm lum chổ, biển sông núi đồi đồng bằng nơi nào cũng có qua. Ước gì mình được vậy ta!
Trả lờiXóahổng biết còm gì hehe
Trả lờiXóa-Anh LeNhan,
Trả lờiXóaViệc nước sạch về Cần giờ quá là giản đơn. tại mấy chả không chịu làm hết lượt. Bên kia sông SG, Long An người ta có nước sạch từ hồi nào. Báo chí bữa qua nói cho có mà.
-KGA,
Trả lờiXóaCác bạn nữ khi đã có gia đình thường vướng bận con cái nên thua thiệt hơn phái nam khoản đi đây đó. Nhưng khéo thu xếp muốn đi là đi được thôi, đi cho biết với người ta.
-J.G,
Trả lờiXóaĐọc báo hổm rày, biết rồi phải không JG?