"Con kinh xanh xanh, những chiều êm ả nước trôi"... |
Đường lộ dọc một bên con kinh, xe chạy bon bon. Con kinh xáng thẳng tắp, con đường cũng thẳng tắp. Hết phân nửa con lộ là lúa, lúa mới cắt từ ruộng về trải đầy mặt lộ, cái sân phơi tự nhiên của xóm ấp. Nghe không khí thơm dịu mùi
làng quê, mùi
mùa màng của lúa, của rơm và có cả mùi khói đốt đồng.
Thấp thoáng chiếc ghe chèo ngoài kinh, một bến nước bên bờ ai ngồi giặt áo. Những đứa trẻ đi bên đường vẫy vẫy, nhoẻn cười với người lạ. Một đàn vịt lang thang đi chơi ngang tranh thủ sục mỏ vô đống lúa bên đường. Vượt qua những bụi cây, những xóm nhỏ là ruộng đồng xa tít tắp. Bầu trời cao vút, mây trắng nhởn nhơ, đồng đất miên man lúa mới gặt. Xa xa những đụn khói trắng nhỏ, chợt như nghe thấy đâu đây câu ca của ông lão Bắc Sơn, "mây trôi lang thang cho hạ buồn, coi khói đốt đồng để ngậm ngùi, chim nhớ lá rừng"...
Người quê dẫn đám nhỏ thành phố về chơi miệt sông nước Hậu Giang, đường xa lòng lâng lâng khoáng đạt. Bất chợt đọc thấy đâu đó một địa danh khi đi ngang. Kinh xáng Xà No, rồi thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A. Ồ, những cái tên miền quê nghe lạ không kìa, mấy cô cậu trò nhỏ ở thành phố về quê chơi nhìn nhau thích thú. Bé Nhí ngạc nhiên, là sao, là sao có cái tên kinh xáng Xà No, rồi thị trấn Một Ngàn, ngộ quá hà.
Người quê cười thật hiền, không chỉ có cái tên Một Ngàn. Đi tới nữa còn có Bảy Ngàn, có Tám Ngàn và có tới Mười bốn ngàn rưởi lận con gái. Lúc này ta đang chạy trên con lộ dọc kinh Xà No, ngang thị trấn Một Ngàn. Lên tới trên kia có con kinh tẻ, đi đò thêm khúc nữa là về tới nhà. Ngồi ngoan ngắm cảnh quê, chụp hình chơi đi, tới nhà rồi kể chuyện Xà No với thị trấn Một Ngàn cho nghe.
Được ngồi trên ghe chạy dọc một dòng kinh quê, mấy nhỏ thành phố tò mò, lạ lẫm, mắt sáng rỡ, thèm thuồng nhìn những đứa trẻ quê bì bõm tắm dưới dòng kinh lúc chiều về. Chúng nói cười, giỡn đùa sóng nước thật vô tư. Những người nữ chợ chiều tan thanh thản con đò dọc, nhìn sang nụ cười vui cùng khách lạ. Tài công xuồng máy giảm tay ga kẻo sóng đánh ướt áo, ghe bên kia người ta chèo tay. Ô kìa, có con Cún ở nhà cũng thích đi ghe, mới nghe tiếng máy ghe nổ giòn không biết từ đâu trên bờ phóng vội xuống.
Người quê kể rằng.
Thấp thoáng chiếc ghe chèo ngoài kinh, một bến nước bên bờ ai ngồi giặt áo. Những đứa trẻ đi bên đường vẫy vẫy, nhoẻn cười với người lạ. Một đàn vịt lang thang đi chơi ngang tranh thủ sục mỏ vô đống lúa bên đường. Vượt qua những bụi cây, những xóm nhỏ là ruộng đồng xa tít tắp. Bầu trời cao vút, mây trắng nhởn nhơ, đồng đất miên man lúa mới gặt. Xa xa những đụn khói trắng nhỏ, chợt như nghe thấy đâu đây câu ca của ông lão Bắc Sơn, "mây trôi lang thang cho hạ buồn, coi khói đốt đồng để ngậm ngùi, chim nhớ lá rừng"...
Người quê dẫn đám nhỏ thành phố về chơi miệt sông nước Hậu Giang, đường xa lòng lâng lâng khoáng đạt. Bất chợt đọc thấy đâu đó một địa danh khi đi ngang. Kinh xáng Xà No, rồi thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A. Ồ, những cái tên miền quê nghe lạ không kìa, mấy cô cậu trò nhỏ ở thành phố về quê chơi nhìn nhau thích thú. Bé Nhí ngạc nhiên, là sao, là sao có cái tên kinh xáng Xà No, rồi thị trấn Một Ngàn, ngộ quá hà.
Người quê cười thật hiền, không chỉ có cái tên Một Ngàn. Đi tới nữa còn có Bảy Ngàn, có Tám Ngàn và có tới Mười bốn ngàn rưởi lận con gái. Lúc này ta đang chạy trên con lộ dọc kinh Xà No, ngang thị trấn Một Ngàn. Lên tới trên kia có con kinh tẻ, đi đò thêm khúc nữa là về tới nhà. Ngồi ngoan ngắm cảnh quê, chụp hình chơi đi, tới nhà rồi kể chuyện Xà No với thị trấn Một Ngàn cho nghe.
Được ngồi trên ghe chạy dọc một dòng kinh quê, mấy nhỏ thành phố tò mò, lạ lẫm, mắt sáng rỡ, thèm thuồng nhìn những đứa trẻ quê bì bõm tắm dưới dòng kinh lúc chiều về. Chúng nói cười, giỡn đùa sóng nước thật vô tư. Những người nữ chợ chiều tan thanh thản con đò dọc, nhìn sang nụ cười vui cùng khách lạ. Tài công xuồng máy giảm tay ga kẻo sóng đánh ướt áo, ghe bên kia người ta chèo tay. Ô kìa, có con Cún ở nhà cũng thích đi ghe, mới nghe tiếng máy ghe nổ giòn không biết từ đâu trên bờ phóng vội xuống.
Người quê kể rằng.
Con kinh Xà No do người Pháp khởi công trong
năm đầu tiên của thế kỷ trước, năm 1901 và hoàn thành hai năm sau đó.
Đào kinh không phải bằng sức người mà người ta xáng cạp bằng máy móc chạy
hơi nước đơn sơ thời đó. Kêu tên "Kinh xáng" Xà No là vậy.
Con kinh xáng ấy bề rộng mấy chục mét và dài tới bốn chục cây số có. Bắt đầu từ con rạch nối sông Cần Thơ rồi chạy ngang gần hết huyện Châu Thành A quê mình. Kinh chạy mãi tới thị xã Vị Thanh, bây giờ là thành phố thủ phủ của tỉnh Hậu Giang mình đó. Từ Vị Thanh muốn qua Rạch Giá Hà Tiên, đi ra biển bờ Tây hay xuống dưới mũi Cà Mau là cứ tới luôn bác tài.
Vậy là hồi nãy mấy người khỏi chạy xe hơi, có thể xuống ghe từ bến Ninh Kiều theo sông Cần Thơ về tới đây đó nghe.
Còn cái tên thị trấn Một Ngàn là dzầy nè.
Từ ngày mới có kinh xáng Xà No, dọc theo con kinh cứ một ngàn mét người ta lại đào một con kinh lớn, giữa hai kinh lớn đào một kinh nhỏ. Những con kinh ngang ấy được nối lại bằng một con kinh dọc bên trong kia nữa, tạo nên những ô bàn cờ thông nhau dẫn nước vô ruộng, tưới nhanh mà tiêu cũng nhanh. Từ Một Ngàn nơi này, người Tây mở ruộng lên Hai ngàn, rồi có thị trấn Bảy Ngàn... tới Tám ngàn rồi Mười bốn ngàn rưởi ở dưới nữa. Vậy nên thị trấn nơi đây mới mang cái tên Một Ngàn.
Dòng nước ngọt từ sông Hậu theo hai cửa Ô Môn và sông Cần Thơ qua kinh xáng Xà No chảy về vùng đất mới. Nhờ có hệ thống thủy lợi kiểu ô bàn cờ mang nước ngọt khai thông tháo phèn, rửa mặn, cả một vùng đất từ Cần Thơ chạy tới Rạch Giá hai bên bờ kinh từ hoang hóa dần đã trở thành một vùng đất tốt, một đồng lúa mênh mông không có bến bờ, mỗi mùa màng dâng cho đời biết bao nhiêu lúa gạo và cây trái miền nhiệt đới.
Những thị xã, thị trấn bên dòng kinh Xà No như Vị Thanh, Một Ngàn, Bảy ngàn... ban đầu hình thành có khi chỉ từ một xưởng đóng ghe thuyền, có khi từ một cái nhà máy xay lúa... Người đông dần hình thành chợ búa, thành làng xã, thành những vùng quê trù phú, vườn cây trái bốn mùa. Người dân đã dần về sinh sống dọc hai bên bờ từ khi có dòng kinh Xà No.
Những thị xã, thị trấn bên dòng kinh Xà No như Vị Thanh, Một Ngàn, Bảy ngàn... ban đầu hình thành có khi chỉ từ một xưởng đóng ghe thuyền, có khi từ một cái nhà máy xay lúa... Người đông dần hình thành chợ búa, thành làng xã, thành những vùng quê trù phú, vườn cây trái bốn mùa. Người dân đã dần về sinh sống dọc hai bên bờ từ khi có dòng kinh Xà No.
Một điều tuyệt vời của con kinh xáng Xà No là chiều rộng kinh tới sáu chục mét, lại có chiều sâu cho ghe thuyền lớn nhỏ mặc sức lưu thông. Hành khách, bạn hàng cùng lúa gạo, cây trái, hàng tiêu dùng có thể chở tới khắp mọi miền.
Người ta dùng "Con đường lúa gạo" để nói về dòng kinh này bởi sự đi lại tấp nập của ghe thuyền buôn bán, xuất khẩu lúa gạo từ vựa lúa mênh mông đôi bờ kinh. Tự nó đã làm nên một trục giao thông đường thủy dễ dàng, thiết thực và quan trọng từ Sài Gòn tới thủ phủ miền Tây là Cần Thơ qua Hậu Giang tới Rạch Giá hay có thể đi tới xứ Năm Căn, Cà Mau nơi địa đầu đất nước.
Những dòng sông, những dòng kinh Nam bộ gắn liền với cuộc sống của người nông dân từ thuở sơ khai, như một phần không thể thiếu để tạo nên tính cách người dân và văn hóa miền Tây sông nước.
Nghe người quê kể chuyện sông nước nơi này mới hay biết, rồi tìm, rồi hiểu thêm những nét yêu thương của quê hương mình, hiểu về những cái tên làng xã, tên chợ, tên kinh gắn với những bước đi của ông cha hình thành cuộc sống quê hương.
Ai đó nhắn rằng một bữa nào sẽ kiếm con tàu đò đi từ Sài Gòn. Tàu đi qua sông lớn sông nhỏ, qua kinh qua rạch để về Cần Thơ ăn cá, qua miệt Hậu Giang ăn rắn ăn rùa. Và tàu đi xa hơn nữa, để "dừng chân ghé qua thăm miền ước mơ, Hà Tiên mến yêu, đẹp như xứ thơ... xanh xanh màu ánh mắt em gái chiều năm xưa, như vấn vương ai..."
Người ta dùng "Con đường lúa gạo" để nói về dòng kinh này bởi sự đi lại tấp nập của ghe thuyền buôn bán, xuất khẩu lúa gạo từ vựa lúa mênh mông đôi bờ kinh. Tự nó đã làm nên một trục giao thông đường thủy dễ dàng, thiết thực và quan trọng từ Sài Gòn tới thủ phủ miền Tây là Cần Thơ qua Hậu Giang tới Rạch Giá hay có thể đi tới xứ Năm Căn, Cà Mau nơi địa đầu đất nước.
Những dòng sông, những dòng kinh Nam bộ gắn liền với cuộc sống của người nông dân từ thuở sơ khai, như một phần không thể thiếu để tạo nên tính cách người dân và văn hóa miền Tây sông nước.
Nghe người quê kể chuyện sông nước nơi này mới hay biết, rồi tìm, rồi hiểu thêm những nét yêu thương của quê hương mình, hiểu về những cái tên làng xã, tên chợ, tên kinh gắn với những bước đi của ông cha hình thành cuộc sống quê hương.
Ai đó nhắn rằng một bữa nào sẽ kiếm con tàu đò đi từ Sài Gòn. Tàu đi qua sông lớn sông nhỏ, qua kinh qua rạch để về Cần Thơ ăn cá, qua miệt Hậu Giang ăn rắn ăn rùa. Và tàu đi xa hơn nữa, để "dừng chân ghé qua thăm miền ước mơ, Hà Tiên mến yêu, đẹp như xứ thơ... xanh xanh màu ánh mắt em gái chiều năm xưa, như vấn vương ai..."
Doc bai viet ma nhu dang duoc di ve miet song nuoc theo luon ne. Thich qua!
Trả lờiXóaĐề nghị bài hay như này phải được gửi báo Du Lịch, nhuận bút để đó dành khao bạn HN ...ke ke...
Trả lờiXóaÀ, giờ em mới biết rõ tên địa danh Một Ngàn là vậy. Cám ơn pác, vô đây đọc biết được nhiều thứ thiệt luôn.
Trả lờiXóa-Dã Quỳ,
Trả lờiXóaVề theo miệt sông nước nghe người ta nói chuyện, chân tình và giản dị như chính họ bạn há.
-Titi,
Trả lờiXóaViết ra mấy nẻo làng quê để mấy bạn ở xa chưa tới nơi kiếm dịp đi du lịch cho biết.
Còn bạn HN có vô SG, ới ời một phát là khao nhau dược liền Titi.
-Kiên Con,
Trả lờiXóaNghe tên thị trấn thấy là lạ. Hỏi tới mới biết KC ạ.
Phương Nam đất mới, có nhiều địa danh, sông rạch, chợ búa gắn với con người và sự việc của thuở ban đầu khai phá.
Em thích được đi những chuyến như vậy lắm, mà bao giờ cho tới tháng mười.
Trả lờiXóamien Tay voi nhung con song, con kinh, con muong...xunh quanh la nuoc va long nguoi cung mat nhu nhung con song...
Trả lờiXóa-ChịBaĐậu,
Trả lờiXóaMỗi lần các bạn nghỉ về thăm quê không được bao lâu, còn thăm hỏi và bao nhiêu việc khác nên để giờ đi chơi được cũng khó phải không.
Hy vọng sẽ tới lúc có nhiều thời gian.
-Carpe Diem,
Trả lờiXóaĐồng ý với bạn như vậy.
Ý này rất hay, là tấm lòng người dân quê miền Tây cũng mênh mang như sông nước quê mình vậy đó.
Thích những bài anh viết về miền sông nước như thế này quá.
Trả lờiXóaCám ơn anh đã giới thiệu một sáng kiến hay : mai mốt khi có dịp về VN, tôi sẽ đi dọc sông Hậu như thế này bởi từ bé tui đã mê những cuốn truyện nói về miền Tây sông nước rồi.
bác, cuối năm có 1 chuyến đi miền nước nổi phải hông ? Tháng mấy vậy Bác, Mía ké với :).
Trả lờiXóa-Trăng Quê,
Trả lờiXóaNếu về chơi, có thời gian đi một chuyến như như vậy nhỉ, nếu có đám nhỏ cùng đi chơi vui nữa.
-Mía,
Trả lờiXóaTùy tháng mỗi năm, chờ nước nổi, hồi nào cá Linh nhiều, vừa con thì về bắt cá. Lên kế hoạch sẽ alu bạn nhé.
Ghét bác này quá đi!!!!!!!
Trả lờiXóa-BeBo,
Trả lờiXóaTại sao lại ghét được.
Đừng ghét tui bạn ơi kẻo tội nghiệp. Nếu có ghét, mẹ BeBo ghét hết luôn mấy hãng hàng không chơi kỳ cục, nhắm mùa Hè mấy nhỏ được nghỉ học để tăng giá vé, hu hu...
Thật tuyệt, em rất thích những cảnh miền quê sông nước thanh bình êm ả.Cùng bạn bè, gia đình đi đò dọc theo các dòng kinh,con rạch, tham quan chợ nổi trên sông...Hu hu lại muốn vác ba lô đi bụi nữa rồi...
Trả lờiXóacon gà mái này mặt mày dữ quá anh
Trả lờiXóahttp://www.5giay.vn/showthread.php?t=4771159
-KL,
Trả lờiXóaNghỉ ngơi rồi, kiếm giờ đi chơi đi bạn.
Tui thấy anh NT đi chơi hoài với bạn bè khắp nơi mà.
-Guy,
Trả lờiXóaCó coi rồi, đó là gà mái đòn.
Tui có con gà mái Mỹ coi dữ hơn, mặt như con diều hâu, gà mái mà chân có cựa, dữ như quỷ.
Nhìn hình mấy em nhỏ chơi cạnh bờ sông và hình đi trên chiếc ghe nhỏ trông dễ thương quá . Kỹ niệm của những chuyến rong chơi sẽ mãi không phai :)
Trả lờiXóaHy vọng một ngày nào đó cũng đưa con mình đi chơi cho biết miền quê VN.
Thanks :)
BPN
-BPN,
Trả lờiXóaMùa hè hay dịp nghỉ lễ nào đó, chỉ cần vài ba ngày là dẫn đám nhỏ dong chơi miền Tây dược một chuyến rồi bạn ơi, thú vị lắm.