Đường phố Sài Gòn một năm chỉ có đúng một ngày đầu năm, ngày mồng Một Tết ta để dành cho người Sài Gòn được thư thả đi lại trên đường và nhìn ngắm được huốt tầm mắt hàng cây góc phố con đường nhà mình ở. Ngày ấy những người ta tứ xứ đã về quê nhà của mình sau một năm cày cuốc trên đường nhựa. Còn lại quanh năm Sài Gòn là khói bụi, là tiếng kèn xe, tiếng máy xe và người với người.
Quyết không ai nhường ai một nửa bánh xe, cả xe máy lẫn xe hơi, nhúc nhắc từng mét đường, mặt mũi đăm đăm, mắt nhìn thẳng, nhẫn nại ở những ngã tư đường. Đó là hình ảnh người phương xa tới đây nhìn Sài Gòn mỗi sáng mỗi chiều.
Quyết không ai nhường ai một nửa bánh xe, cả xe máy lẫn xe hơi, nhúc nhắc từng mét đường, mặt mũi đăm đăm, mắt nhìn thẳng, nhẫn nại ở những ngã tư đường. Đó là hình ảnh người phương xa tới đây nhìn Sài Gòn mỗi sáng mỗi chiều.
Ở nhà mình, phòng khách nhà ai cũng chứa vài ba chiếc xe máy. Mỗi sáng mỗi mở cửa, mỗi người mỗi xe mỗi hướng ra đường chen chân nhau cho biết thế nào là buổi sáng Sài Gòn. Quy hoạch nát bấy và giao thông loạn xạ.
Ai cũng phải tự lo chuyện đi lại cho mình nhưng cũng chưa phải chắc ăn, không chỉ kẹt xe mà luôn phải lo cho tính mạng của mình và người thân. Nghiêm chỉnh đứng chờ trước lằn trắng đèn đỏ nơi ngã tư, một ngày 13 thứ Sáu xui xẻo bỗng có thằng ku chạy xe tự động xài cả hai chân tông sau lưng biết đường nào mà tránh. Đọc, nghe, nhìn tai nạn mỗi ngày mà xót xa cho con người ta.
Ra ngoài đường là phải ngó trước ngó sau. Đi trước đi sau hay đi ngang xe bus, nội nhìn nó ẹo qua làn xe máy, ẹo lại đường xe hơi, thích thì hai xe sóng đôi. Tiếng kèn xe và tiếng xi nhan "chéo chéo" liên hồi sau lưng, nghe còn hoảng hơn xe cứu hỏa cứu thương, ai cũng tự khắc tránh xa. Mấy chuyện móc túi trên xe bus, tài xế bắt hành khách quỳ lạy mới mở cửa, cảnh sát với người tham gia giao thông đánh lộn, mặc tà lỏn điều hòa giao thông, xách điếu cày phang người đi đường, người bị móc túi mếu máo trên xe bus năn nỉ xin lại kẻ cắp cái bằng lái... xảy ra hàng ngày. Coi sự đời qua những clip ấy, ai cũng thấy những giá trị nhân văn đang đảo lộn. Xã hội rồi sẽ đi đến đâu. Và có mấy người ta dám đi xe bus.
Ở đâu đó viết, tự hào với mười mấy khu công nghiệp, khu chế xuất ở Sài Gòn và thành phố này đã "thu hút" được bao nhiêu lao động, giải quyết bao nhiêu việc làm. Mọi người khen ngợi nhau khi có gần năm chục trường đại học nằm hết trong các quận nội đô Sài Gòn, từ Thủ Đức tới trung tâm quận Nhất. Đó là chưa tính hết bao nhiêu trường cao đẳng, trung cấp, đào tạo nghề nằm trong nội ô, mai mốt lên đại học mấy hồi.
Chế xuất ở cửa ngõ, trường đại học ở nội đô. Dân số tăng hàng năm, bây giờ đã quá đông còn vận chuyển công cộng bao năm qua vẫn vớ vẩn. Nội đô Sài Gòn mở rộng, làm mới được mấy con đường hay chỉ là nâng cấp đường cũ trong mấy chục năm qua. Thành phố lộn xộn ở nhiều lĩnh vực vậy còn bày đặt cấm xe cá nhân, đi xe bus, đổi giờ học giờ làm của mẹ con người ta đón đưa nhau hàng ngày. Chỉ là chuyện đánh đố, đơn giản đáng lẽ có hai chuyến đi về thì bây giờ thành bốn, đẩy nhau ra ngoài đường cả ngày và còn bao nhiêu chuyện loằng ngoằng giờ giấc, sinh học, chất lượng làm việc... nữa. Tính toán vậy mà cũng tính được mới hay.
Đi chơi ở những thành phố lạ ở nước ngoài, người ta thường dặn dò phải chú ý chuyện đi lại trên đường kẻo tai nạn. Nhưng với những ai đã từng tham gia giao thông ở Hà Nội và Sài Gòn hàng ngày rồi thì chuyện giao thông ở đâu cũng là chuyện nhỏ, bởi họ đã quá dạn dày trong môi trường giao thông dường như khó khăn nhất thế giới.
Người dân ở Sài Gòn thèm lắm là những phương tiện công cộng. Chỉ yêu cầu tiện nghi tàm tạm, yên ổn và đúng giờ giấc, xe máy sẽ tự đào thải.
Có một bữa nào, những người đang chen chúc trên đường hôm nay sẽ yên vị trong những toa xe điện mát mẻ chạy trên trên cao hay chui tọt xuống lòng đất, trên phố chỉ giành cho con nít đi học đi chơi, người người nhẩn nha, trò chuyện, ngắm nhìn nhau và đi mua sắm.
Và ta sẽ ngồi nhâm nhi trong một quán cà phê góc phố, chiêm ngưỡng cuộc sống đang đi qua thanh bình nhẹ nhõm, chắc sẽ thú vị lắm.
Ai cũng phải tự lo chuyện đi lại cho mình nhưng cũng chưa phải chắc ăn, không chỉ kẹt xe mà luôn phải lo cho tính mạng của mình và người thân. Nghiêm chỉnh đứng chờ trước lằn trắng đèn đỏ nơi ngã tư, một ngày 13 thứ Sáu xui xẻo bỗng có thằng ku chạy xe tự động xài cả hai chân tông sau lưng biết đường nào mà tránh. Đọc, nghe, nhìn tai nạn mỗi ngày mà xót xa cho con người ta.
Ra ngoài đường là phải ngó trước ngó sau. Đi trước đi sau hay đi ngang xe bus, nội nhìn nó ẹo qua làn xe máy, ẹo lại đường xe hơi, thích thì hai xe sóng đôi. Tiếng kèn xe và tiếng xi nhan "chéo chéo" liên hồi sau lưng, nghe còn hoảng hơn xe cứu hỏa cứu thương, ai cũng tự khắc tránh xa. Mấy chuyện móc túi trên xe bus, tài xế bắt hành khách quỳ lạy mới mở cửa, cảnh sát với người tham gia giao thông đánh lộn, mặc tà lỏn điều hòa giao thông, xách điếu cày phang người đi đường, người bị móc túi mếu máo trên xe bus năn nỉ xin lại kẻ cắp cái bằng lái... xảy ra hàng ngày. Coi sự đời qua những clip ấy, ai cũng thấy những giá trị nhân văn đang đảo lộn. Xã hội rồi sẽ đi đến đâu. Và có mấy người ta dám đi xe bus.
Ở đâu đó viết, tự hào với mười mấy khu công nghiệp, khu chế xuất ở Sài Gòn và thành phố này đã "thu hút" được bao nhiêu lao động, giải quyết bao nhiêu việc làm. Mọi người khen ngợi nhau khi có gần năm chục trường đại học nằm hết trong các quận nội đô Sài Gòn, từ Thủ Đức tới trung tâm quận Nhất. Đó là chưa tính hết bao nhiêu trường cao đẳng, trung cấp, đào tạo nghề nằm trong nội ô, mai mốt lên đại học mấy hồi.
Chế xuất ở cửa ngõ, trường đại học ở nội đô. Dân số tăng hàng năm, bây giờ đã quá đông còn vận chuyển công cộng bao năm qua vẫn vớ vẩn. Nội đô Sài Gòn mở rộng, làm mới được mấy con đường hay chỉ là nâng cấp đường cũ trong mấy chục năm qua. Thành phố lộn xộn ở nhiều lĩnh vực vậy còn bày đặt cấm xe cá nhân, đi xe bus, đổi giờ học giờ làm của mẹ con người ta đón đưa nhau hàng ngày. Chỉ là chuyện đánh đố, đơn giản đáng lẽ có hai chuyến đi về thì bây giờ thành bốn, đẩy nhau ra ngoài đường cả ngày và còn bao nhiêu chuyện loằng ngoằng giờ giấc, sinh học, chất lượng làm việc... nữa. Tính toán vậy mà cũng tính được mới hay.
Đi chơi ở những thành phố lạ ở nước ngoài, người ta thường dặn dò phải chú ý chuyện đi lại trên đường kẻo tai nạn. Nhưng với những ai đã từng tham gia giao thông ở Hà Nội và Sài Gòn hàng ngày rồi thì chuyện giao thông ở đâu cũng là chuyện nhỏ, bởi họ đã quá dạn dày trong môi trường giao thông dường như khó khăn nhất thế giới.
Người dân ở Sài Gòn thèm lắm là những phương tiện công cộng. Chỉ yêu cầu tiện nghi tàm tạm, yên ổn và đúng giờ giấc, xe máy sẽ tự đào thải.
Có một bữa nào, những người đang chen chúc trên đường hôm nay sẽ yên vị trong những toa xe điện mát mẻ chạy trên trên cao hay chui tọt xuống lòng đất, trên phố chỉ giành cho con nít đi học đi chơi, người người nhẩn nha, trò chuyện, ngắm nhìn nhau và đi mua sắm.
Và ta sẽ ngồi nhâm nhi trong một quán cà phê góc phố, chiêm ngưỡng cuộc sống đang đi qua thanh bình nhẹ nhõm, chắc sẽ thú vị lắm.
Đường phố vắng, người đi bộ qua lại, lâu lâu một chiếc xe đạp tay cầm ngang vụt qua, một đoàn khách du lịch làm duyên chụp ảnh, một ít dân công sở nhẹ nhàng đồ vét, vội vã bước chân và phía xa kia, một cô giáo trẻ tà áo dài thướt tha cùng các em nhỏ,
líu ríu tay trong tay, dẫn nhau bước qua đường.
"Có 1 bữa nào",tôi cũng mong như ông,để mình thảnh thơi nhọi mà ko bị thổi ống ktra nồng độ,để mình yên ổn với xã hội+gia đình+bạn bè.
Trả lờiXóayou have dream
Trả lờiXóangười nhà của em ở Huế nói :"mi có về chơi thì lẹ lẹ đi. Chần chừ tới Tết, ông Nhà Nước lại cho lật đường lên để...lắp ống nước mới, mần răng mà tới lui để ngắm phố phường"?
Trả lờiXóaem không hiểu sao đường xá ở xứ mình hay bị lật lên vậy anh?
Đụng chạm đến nghề nghiệp của bạn rồi,ngứa nghề quá hả?Bây giờ đố bạn giải quyết được lệch giờ làm với giờ đón con thuận tiện?Sau 10 năm cho xe TQ tràn ngập vào VN cho thấy tầm nhìn của các cấp lãnh đạo (Điển hình là Bộ TM)quá ngắn!Bây giờ muốn hạn chế phải cần 100 năm nữa không biết có được không?
Trả lờiXóa-Gtl,
Trả lờiXóaĐến ngật ngưỡng thì mình mới đi về...
Và mình không chạy xe thì ai ktra mình đâu bạn ơi.
-Giang738,
Trả lờiXóaLà ước mơ chung của nhiều người G à.
-O Xuân,
Trả lờiXóaNhà đèn, ống nước, điện thoại, cáp quang... thay nhau lật đường, năm nay năm khác mà vẫn một rừng dây trên đầu. Chuyện xứ mình nó vậy bạn ơi.
-Dathb136,
Trả lờiXóaCuối cùng chỉ có thảo dân lãnh đủ.
Chán!Đi uống Diêu cho nó hạ hỏa nè.
Trả lờiXóaơ, chuyện gì vậy anh? c.e.m
Trả lờiXóaHN cũng vậy, đường phố đẹp như Châu Âu 2 ngày Tết anh pác ui.
Trả lờiXóaCó khói bụi để còn thấy ngày 1 Tết đẹp mờ (ký tên: AQ-sống-chung-với-bụi-và-kẹt-xe)
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa-Ak7,
Trả lờiXóaĐi uốn Diêu, nói thêm tiếng đan mạch cho nó hạ hỏa.
-O Xuân,
Trả lờiXóaƠ, có chuyện chi đâu nà.
-Lana,
Trả lờiXóaSống bụi bặm cả năm mới biết quý ngày Tết đầu năm phải không bạn. Cũng là một suy nghĩ để tự trấn an mình.
(kí tên: Dị ứng vói bụi, kẹt xe và kèn xe bus)
Anh có biết đây chính là một trong vài nỗi băn khoăn của em cho chuyến về VN. hic hic, nghĩ tới kẹt xe là lo.
Trả lờiXóaBác Đỗ kêu vậy chứ thông thạo hẻm nhỏ thì sợ gì mấy ngã tư đường Phố. Chưng nào cơ quan đổi sang làm đêm thì nhớ báo không đến lại không gặp bác thì buồn lắm đó.
Trả lờiXóa-Chị Ba,
Trả lờiXóaThực ra kẹt xe chủ yếu ở dát sáng và chiều, giờ mọi người đi làm và trở về nhà. Ngoài thời gian đó đường đông xe nhưng không mấy kẹt đâu bạn.
-Việt,
Trả lờiXóaMấy anh ngành giao thông đi kiếm hết mấy cái hẻm thông và đặt biển chỉ dẫn hết rồi. Bà con kẹt xe là chạy ráo vô hẻm, bữa nào kẹt hẻm còn vui nữa.
9h sáng mới vô làm là mất hết phân nửa năng suất làm việc. Đổi giờ làm sang đêm thì ngày nào đi làm tui cũng xách theo một chai Kim Long, he he...
trùm đi hẻm đây, hèm nào biết đi tới tấp
Trả lờiXóahẻm nào chưa biết cũng tấp tới rồi biết luôn
khúc PĐL gần Lam Sơn hay kẹt nhè nhẹ,
chớ mà kẹt nặng thôi bãi chạy, quẹo vô kiếm tý men luôn hehe
@jg : Kẹt xe mà vô Lam Sơn né thì còn gì bằng, đến lúc về thấy đường vắng thênh thênh ngỡ mình lạc đường.
Trả lờiXóa@chị Đậu: dìa thì dìa nha, đừng có suy nghĩ nhiều nhụt chí á, giận á, kha kha
Trả lờiXóa-J.G,
Trả lờiXóaTrục đường ấy cũng là trục chính nên thường đông xe.
Mà đâu cần kẹt xe, đi ngang, quởn ghé làm vài li nói dóc được mờ.
-Việt,
Trả lờiXóaBữa rồi anh "Tý chuột" tây tây ở đâu rồi đi ngang, ghé đụt mưa, né từ 6h tới 9h, hết chai Kim Long rồi về, đúng là đường vắng hoe.
-Moon, chị Ba,
Trả lờiXóaBạn Moon biết nhiều tiệm, nhiều món ăn ngon sẽ chở chị Ba đi chơi, không có kẹt đường khi nào và luôn đúng giờ hẹn.