Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2010

Ai ốc Len xào Dừa.

Chuyến biển đi về hết một tháng. Háo hức trông chờ mau được về bờ nên thời gian với Sáu Bảnh như quá dài so với những chuyến đi khác.

Ở tàu vẫn đi ca biển, rồi lại lo quan thuế, hàng họ bán buôn hết cả tuần lễ mới xong xuôi, bữa nay Sáu mới được nghỉ. Chập tối giao ca sớm, Sáu đi bờ. Đây mấy lon sữa bột cho bọn trẻ con nhà bạn, đây xấp hình mang đi rửa, thôi nôi, sinh nhật con nhà ai không biết, mang về khắc có người tới lấy. Món quà nho nhỏ cho Tư và Hiền đây rồi, Sáu vơ vội giỏ quà của chuyến công tác, phóng xe như bay về con hẻm Vạn Phước thân thuộc.

Ghé thẳng nhà dì Tư, cũng là lần đầu tiên. Một căn nhà nhỏ, rất nhỏ. Mọi thứ trong nhà đều đơn giản nhưng gọn gàng. Hiền ở nhà một mình. Một thoáng ngạc nhiên, cũng một thoáng chấp nhận người ấy tới nhà mình như là chuyện đương nhiên, Hiền cười và trách nhẹ:
- Thấy anh đi đi về về từ mấy bữa, làm những gì mà bữa nay mới thấy anh ghé.
-Mọi người mạnh giỏi hết không? Ây dà, anh bận quá, lại ca kíp nữa, nhưng bữa nay xong hết rồi. Sáu khoái chí và cảm động với lời trách giận nhẹ nhàng nhưng lại thoảng nhớ nhung ấy. Thấy có hai đứa ở nhà không tiện, sáu hẹn Hiền tối ra nói dóc với má. Cô bé không nói, chỉ cười thật tươi.

Sáu Bảnh có một tuần lễ vui vẻ, hưng phấn, chỉ thích đi về quanh quẩn trong con hẻm đã quen mòn. Nhưng sao lạ, những ngày này Sáu mới nhận ra, con hẻm nhỏ dường như đẹp đẽ hơn, thanh bình và thơ mộng hơn bấy lâu nay.

Những câu chuyện giữa Sáu với mẹ con dì Tư là chuyện vụn vặt của mọi thứ đời sống vất vả khi ấy. Những người trong cuộc hiểu biết được về nhau khá nhiều. Với Hiền, suy nghĩ lớn nhất của cô là phải tìm việc làm. Từ ngày hết phổ thông, mấy năm nay chỉ quẩn quanh trong cái ngõ hẻm, và cuộc sống gia đình trông tới trông lui vẫn là một tay mẹ với hàng ốc Len. Cô thèm muốn được đi làm như người ta, để độc lập và để phụ mẹ. Cô chưa nhìn thấy môt ánh sáng nào cho cuộc sống mai sau của mình và mẹ. Có nhiều đêm, nghĩ hết chuyện nhà, Hiền chợt mơ đến một vùng đất nào đó mà hàng ngày và ở nơi nào người ta cũng hay nói chuyện. Dù xa xôi tới đâu chăng nữa nhưng cô có việc làm, và mẹ cô bớt cực.

Tối ấy, ghé gánh ốc dì Tư đã thấy anh Phương dân phòng ngồi từ lúc nào.
Anh Phương uống không nhiều nhưng ghiền, tối nào cũng loanh quanh nơi ngã ba quốc tế. Chất lính, thẳng thắn bộc trực, anh thích ngồi với Sáu vì hai người nói chuyện nhậu hạp cạ. Hơn nữa từ ngày có sự xuất hiện của bé Hiền bên hàng ốc, anh Phương là người làm nền ngẫu nhiên cho Sáu, một cây tung hứng, bơm vá cho bạn nhậu có nghề.

Gặp Sáu Bảnh, vẻ nóng ruột, Tư nói liền một hơi:
-Cậu Hai có cách chi nói giùm con Hiền nhà tui. Nghe theo đám con Trang bên chợ, tối ngày nói chuyện vượt biển. Nguyên đám bên xóm chợ ấy học chung với con Hiền nhà tui, hết phổ thông rồi nghỉ, hổng có đứa nào biết lo mần ăn.
Nói ngay chúng cũng rủ nhau xin đây xin đó mà có nơi nào người ta nhận cho đâu. Quẫn trí, tụi nó tính vậy. Trong đám có con Ngọc sắp đi rồi, nhưng là nó đi bảo lãnh. Mấy đứa ở nhà thấy vậy càng nôn dữ.
-Ấy da... ba chuyện này lớn à, không nói linh tinh được đâu Tư, coi chừng lính bắt à nghen.

Suy nghĩ, Sáu khuyên nhủ nhẹ nhàng:
-Tư bán buôn hôm sớm, tiền đâu lo vượt biển, cái vụ đó là tốn tiền dữ lắm. Mà đừng đánh đổi mạng sống của mình như vậy, đi biển gian nan hiểm nguy lắm Tư ơi.

...Nhớ tới một chuyến biển năm nào, tàu Cần Thơ đang trên đường đi Hồng Kông thì gặp một chiếc tàu nhỏ thả trôi trên biển. Một vài người nam nữ trên tàu quơ tay quơ áo vẫy gọi từ xa. Tàu Cần Thơ giảm máy và dừng lại cách xa một khúc. Đó là một chiếc tàu cá Việt Nam, mang số QN. Những tiếng nói giữa biển rất khó nghe, lại là tiếng nói dân biển miền Trung, nặng chịch, nghe rõ được mấy từ "chết máy ba bốn ngày rồi". Hiểu đại khái họ cần dầu và nước, chết máy, lại hết hơi nên không đề được máy chạy.
Được thuyền trưởng đồng ý, Cự Tửu phó nhất trên tàu lệnh anh em thủy thủ thả dây lái, bên kia thả một thuyền thúng, kéo dây cho họ qua. Tư Mận phó ba tay ôm sẵn chiếc rìu, Đạt bột máy hai đi ca sẵn sàng tay máy stand by. Mình làm việc nghĩa nhưng lỡ rủi gặp tàu cướp biển giả dạng hay có súng ống là lập tức chặt dây dọt lẹ. Giữa biển trời mênh mông, độc lập không ai hết, không xã hội, chỉ mình mình, phải làm như vậy để giữ chính mạng mình.
Anh em thủy thủ tiếp xuống chiếc thuyền thúng nước ngọt, lương thực và một lượng dầu diesel đủ chạy tới bờ theo tính toán. Thả dây kéo cho tàu chạy rồi chào tạm biệt. Đó là luật ứng xử trên biển và cũng là nguyên tắc sống . Không biết rồi con tàu ấy sẽ đi đến đâu...

Nhớ cảnh ấy, Sáu Bảnh ái ngại và lo lắng. Dì Tư đưa mắt nhìn xa tuốt cuối con hẻm, buồn buồn:
-Cái Hiền nói con biết má khuya sớm cả đời mà cuộc sống hai mẹ con vẫn cực hoài nên mới nghĩ tới chuyện đi đâu đó để đổi lấy cuộc đời khác.
Xứ Quảng thì tít tắp mù khơi, có hai má con đất này, nhờ cạy ai được. Đi tới miền đất nào cũng được, miễn là má bớt cực như chừ.

20 nhận xét:

  1. Sax!Chợt nhớ lại đâu năm 88,tầu tôi từ Singapore trở về VN.Bữa ấy sóng cấp 7,mới tan áp thấp...Khi ngang qua vùng biển Indo thì phát hiện một ghe bầu khoảng 10T lố nhố những người vẫy vẫy.Ghé gần và bắn dây kéo ghe cập mạn,hóa ra toàn dân VN mình.Hỏi:Đi tiếp hay về?Nếu đi thì tàu sẽ cấp lương thực,nước ngọt và hải đồ.Còn về thì lên tàu hết,chở về VN.Đến đây thì tất cả đếu đòi về.Tất cả 39 người và đặc biệt hơn là gặp một người quen cũ,nách bế 1 bé khoảng gần năm tay dắt một bé khoảng 4t.Hix!mới đó mà đã 22 năm rồi.

    Trả lờiXóa
  2. Chuyện càng lúc càng hay. Chắc rồi sẽ có nơi xin in truyện ngắn. Làng chuẩn bị off ốc chia nhuận bút được rồi :)

    Trả lờiXóa
  3. Chờ nhuận bút đi theo ăn ké, khè khè

    Trả lờiXóa
  4. Chẹp chẹp, truyện hay và... ngon. Chờ được ăn :)

    Trả lờiXóa
  5. Ở đời có những cái luật mà mình buột phải tuân theo, như một quán tính, như là bổn phận, dù đôi lúc nó làm mình thấy lợn cợn với chính bản thân.
    Luật đi biển, luật sống, luật chơi nào cũng có hai mặt, một thật đẹp và một sao mà đắng quá bác ơi

    Trả lờiXóa
  6. -AK7,
    Mấy bữa nay lu xa bu quá, nên chậm trễ tám với mọi người, thông cảm nhé..
    Một thời đi biển, tụi mình nhiều kỉ niệm phải không bạn.

    Trả lờiXóa
  7. -Lana,
    Viết chơi chơi cho vui, được các bạn bè chấp nhận là đủ và vui lém rùi bạn ui.
    He he... bạn có biết không, sau bữa ốc ộp đầu tiên của hội ốc SG là cái chiện này đó.

    Trả lờiXóa
  8. -Mía,
    Không cần lý do, lúc nào cũng sẵn sàng bạn ơi. Chỉ có các bạn hay bị bận bất tử thôi.
    Cám ơn Mía đã rủ cả nhà đi quán ốc Oanh nên nhớ ra chiện này.

    Trả lờiXóa
  9. -Haukhaoco,
    Bạn đã về chưa, bữa nào có hẹn nhau các bạn nhớ chị Hậu nhé.

    Trả lờiXóa
  10. -Moon,
    Đúng là có những điều, ở những thời gian, tồn tại phải chấp nhận. Biết là đắng nhưng tự mình phải tính thôi. Triết lý quá phải không bạn.

    Trả lờiXóa
  11. Hì hì,món ốc Len nước dừa của bác coi bộ hấp dẫn đây, bác viết lẹ lẹ đi làm hồi hộp quá

    Trả lờiXóa
  12. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  13. Tôi lại nghe kể là bữa gặp dân đánh cá đó họ nói bị bị chết máy 3-4 bữa nay rồi.Nên tàu ròng dây sang giúp họ nổ máy(do bình accu bị bị hết hơi,tiếng của dân trong nghề)rồi cho họ nước,lương thực...Khi nổ máy được rồi họ cho tàu lao sang gần tàu của ĐN.Không cho họ cặp mạn.Họ thả một chiếc thuyền thúng mang sang tạ ơn một ít mực.Đấy là tôi nghe kể thế!Chuyện của anh đọc hồi hộp quá.Chắc là sắp đến hồi kết rồi?Xem hồi sau sẽ rõ.

    Trả lờiXóa
  14. -Bạn M.S,
    Đang lu xa bu quá, bạn viết thêm lền đây.

    Trả lờiXóa
  15. -Bạn ND,
    Bạn nhớ chính xác, và bạn sẽ nhớ câu nói của cu Cự bữa đó: Hết hơ bưa bố ngừa.
    Là những chi tiết câu chuyện của các con tàu CT,TD,SH... thời đi chung.

    He he... tui đoán lời còm này nghi là của cu Máy hai sỹ quan đi ca, ôm tay chuông stand by trên tàu CT năm ấy quá?

    Trả lờiXóa
  16. Đúng là càng lúc càng hấp dẫn, bác làm bạn đọc nôn nao quá, bữa nào rảnh viết dài hơn chút đi bác

    Trả lờiXóa
  17. -Viết rồi đó Phú,
    Mời P đọc tiếp nè.

    Trả lờiXóa
  18. -Đạt bột,
    Tôi bổ sung chi tiết thả dây kéo cho tàu nổ máy vào bài viết.

    Trả lờiXóa
  19. -Bạn D.L.W,
    Cám ơn bạn ghé nhà chơi và chia sẻ.
    Mấy bữa lu bu, trả lời còm chậm.
    Thông cảm và chúc bạn vui.

    Trả lờiXóa