Bệnh vô cảm trong cuộc sống và trong nếp làm việc ngày một lây lan như là căn bệnh khó chữa. Nó làm cho cuộc sống của ta vốn đã mệt mỏi do những tiện nghi sống đang bị đánh mất cộng thêm vào những khó chịu thường trực mỗi ngày.
Đọc báo buổi sáng. Chuyện xảy ra ba ngày trước vào buổi trưa. Một cô gái nhỏ ở Tân Bình Sài Gòn gặp cướp vào nhà, một mình hô hoán, một mình xách xe máy đuổi cướp, một mình xông vào tên cướp. Mà ở Sài Gòn thì người ta đông lắm, ở đâu và giờ nào cũng vậy.
Từ những việc rất nhỏ của người thợ vá xe bên đường. Tại sao có một số người thợ cứ thích bẻ đi cái đầu vòi ruột xe để thay mới chứ không muốn miếng vá mấy ngàn đồng. Một hôm xe cán đinh, ngồi kế một cậu chàng chắc là sinh viên, đang rón rén mở bóp, coi lại có đủ tiền cho một cái ruột xe mới, thương quá. Lúc đi hỏi nhỏ đủ không, cậu chàng cười cười, gật đầu cám ơn bác.
Mấy bữa rày Sài Gòn triều cường dâng cao và mưa ngập đường. Xe hơi xe máy cứ thế ào ào, nhất định cho nước mưa hòa nước kênh Nhiêu Lộc phải văng ướt áo bé con ngồi yên sau chơi.
Từ một ngã tư đường phố, không có "tiếng hát reo vui từng giờ khi nắng mai về..." mà là cảnh xe hơi đút đít nhau cách một gang tay quyết không cho một xe máy len qua dù đèn đỏ bên mình đã bật sáng. Xe hơi dừng giữa đường còn ráng nhích thêm một miếng, có lội bộ cũng không qua lọt.
Buổi sáng đi làm. Đèn xanh đỏ hai chiều cứ nhấp nháy đều đặn mỗi bên chừng hai chục giây, mới vô số nhích lên là đèn về đỏ. Quá nhiều ngã tư như vậy mà ai cũng biết chỉ cần điều chỉnh lại tần suất đèn tín hiệu mỗi bên cho hợp lý với lưu lượng xe là đường sẽ thông. Những người điều hòa giao thông dửng dưng đứng góc đường thổi còi toét một tiếng mỗi lúc đèn đổi làn, không cần biết dòng xe trên con đường chính kia đông nghẹt, dài gần nửa cây số đứng im.
Lô cốt ư? ngày ấy con bé con ở nhà đường đi học lớp Năm cực nhọc, nay lớp Bảy vẫn thế, xung quanh cái khu Tân Định, Phan Đình Phùng, Cầu Bông, Bà Chiểu ấy, là chưa nói gì chuyện mần ăn kiếm cơm của các hộ dân những con đường lô cốt. Nói hoài, ai đó sao thế cứ mãi dửng dưng.
Từ những việc rất nhỏ của người thợ vá xe bên đường. Tại sao có một số người thợ cứ thích bẻ đi cái đầu vòi ruột xe để thay mới chứ không muốn miếng vá mấy ngàn đồng. Một hôm xe cán đinh, ngồi kế một cậu chàng chắc là sinh viên, đang rón rén mở bóp, coi lại có đủ tiền cho một cái ruột xe mới, thương quá. Lúc đi hỏi nhỏ đủ không, cậu chàng cười cười, gật đầu cám ơn bác.
Mấy bữa rày Sài Gòn triều cường dâng cao và mưa ngập đường. Xe hơi xe máy cứ thế ào ào, nhất định cho nước mưa hòa nước kênh Nhiêu Lộc phải văng ướt áo bé con ngồi yên sau chơi.
Từ một ngã tư đường phố, không có "tiếng hát reo vui từng giờ khi nắng mai về..." mà là cảnh xe hơi đút đít nhau cách một gang tay quyết không cho một xe máy len qua dù đèn đỏ bên mình đã bật sáng. Xe hơi dừng giữa đường còn ráng nhích thêm một miếng, có lội bộ cũng không qua lọt.
Buổi sáng đi làm. Đèn xanh đỏ hai chiều cứ nhấp nháy đều đặn mỗi bên chừng hai chục giây, mới vô số nhích lên là đèn về đỏ. Quá nhiều ngã tư như vậy mà ai cũng biết chỉ cần điều chỉnh lại tần suất đèn tín hiệu mỗi bên cho hợp lý với lưu lượng xe là đường sẽ thông. Những người điều hòa giao thông dửng dưng đứng góc đường thổi còi toét một tiếng mỗi lúc đèn đổi làn, không cần biết dòng xe trên con đường chính kia đông nghẹt, dài gần nửa cây số đứng im.
Lô cốt ư? ngày ấy con bé con ở nhà đường đi học lớp Năm cực nhọc, nay lớp Bảy vẫn thế, xung quanh cái khu Tân Định, Phan Đình Phùng, Cầu Bông, Bà Chiểu ấy, là chưa nói gì chuyện mần ăn kiếm cơm của các hộ dân những con đường lô cốt. Nói hoài, ai đó sao thế cứ mãi dửng dưng.
Lực lượng thanh tra xây dựng đô thị lập ra chỉ thấy đi phạt xe pháo lề đường, còn nhà cửa muốn xây sao xây, xây rồi gọt đi bốn năm tầng chơi chơi, dài dài vậy thôi.
Cái chết của cậu bé múa lửa kiếm sống từng đêm ở các quán nhậu bình dân ven bờ kè Nhiêu Lộc ngay trên cái cống xây dựng dở dang không nắp một đêm mưa năm nào. Hai bữa trước ở Thủ Đức, một người dân nước cuốn trôi bỏ mạng trong ống cống. Tiếng thét xé lòng mẹ ơi, mẹ ơi... của đứa trẻ 13 tuổi chứng kiến cái chết của mẹ vì vướng vào cái nắp cống bữa 9 tây vừa rồi cũng ở Thủ Đức, đau đớn quá. Không thể hiểu nổi cách làm việc và quản lý xã hội như thế. Và họ có suy nghĩ gì.
Cái chết của cậu bé múa lửa kiếm sống từng đêm ở các quán nhậu bình dân ven bờ kè Nhiêu Lộc ngay trên cái cống xây dựng dở dang không nắp một đêm mưa năm nào. Hai bữa trước ở Thủ Đức, một người dân nước cuốn trôi bỏ mạng trong ống cống. Tiếng thét xé lòng mẹ ơi, mẹ ơi... của đứa trẻ 13 tuổi chứng kiến cái chết của mẹ vì vướng vào cái nắp cống bữa 9 tây vừa rồi cũng ở Thủ Đức, đau đớn quá. Không thể hiểu nổi cách làm việc và quản lý xã hội như thế. Và họ có suy nghĩ gì.
Nhưng. Con đường Bùi Hữu Nghĩa Sài Gòn nước ngập triều quanh năm, lởm chởm ổ gà. Một chiều hôm ấy khi nước triều lên, đường lênh láng như sông. Có một bác già bán đồ ghết xe đạp chợ Bùi Hữu Nghĩa, đứng nơi hiên nhà, chỉ đường cho xe chạy qua một bên kia. Chắc hẳn đã có ai đó sụp té ổ gà trước cửa nhà bác ấy. Nhìn sơ, đoán chừng bác ấy ở tuổi bảy mươi.
Ngày xưa nhà ở khối I khu Hoàn Kiếm, là trung tâm của thủ đô đó. Nhớ là có mấy nhà lối xóm, bữa nào có món ăn lạ hay tô canh ngon, thường mang sang nhà cho nhau trước bữa cơm. Sực nghĩ hay là sự quan tâm tới nhau ấy như là chuyện của người xưa, ngày xưa rồi.
Ngày xưa nhà ở khối I khu Hoàn Kiếm, là trung tâm của thủ đô đó. Nhớ là có mấy nhà lối xóm, bữa nào có món ăn lạ hay tô canh ngon, thường mang sang nhà cho nhau trước bữa cơm. Sực nghĩ hay là sự quan tâm tới nhau ấy như là chuyện của người xưa, ngày xưa rồi.
Đọc đâu đó chuyện ở ngoài kia mùa lễ hội, những người nông dân cơm nắm muối vừng lên thành coi lễ, ngủ sương ngoài quảng trường chờ sáng. Sao không thể tổ chức, sắp xếp trước cho họ những khu ở tạm xa xa, những nơi cho họ xem lễ và vẫy cờ hoa. Chuẩn bị mười năm, đại lễ tới mười ngày, cho Thăng Long tiếp khách là bà con các miền đất nước. Sao vậy, buồn quá.
Tối hôm qua ấy, giá mà thêm vào một lời chia buồn an ủi cùng gia đình bốn con người tử nạn vì pháo bông phục vụ đại lễ, thêm vào phút mặc niệm mấy chục đồng bào miền Trung, thêm vào một lời kêu gọi người dân Hà thành nhớ về miền Trung bão lụt, của vị đứng đầu thủ đô đọc lúc khai mạc đêm hội Mùng Mười ngày kết thúc lễ, sẽ là cảm biết bao nhiêu.
Chỉ là lâu lâu tự suy nghĩ vu vơ. Giống như một bữa nào cũng ngồi coi ti vi chính phủ đón giáo sư Ngô Bảo Châu, thấy có một người nữ ngồi bên người đoạt giải chỉ ngó ngang lên sân khấu. Ra là nhiều người cầm giấy đọc "thưa giáo sư..." mà ai cũng bỏ quên ở nhà mất mấy chữ "...và phu nhân".
Chỉ là lâu lâu tự suy nghĩ vu vơ. Giống như một bữa nào cũng ngồi coi ti vi chính phủ đón giáo sư Ngô Bảo Châu, thấy có một người nữ ngồi bên người đoạt giải chỉ ngó ngang lên sân khấu. Ra là nhiều người cầm giấy đọc "thưa giáo sư..." mà ai cũng bỏ quên ở nhà mất mấy chữ "...và phu nhân".
Những điều này diễn ra hằng ngày ở khắp nơi, đến mức người ta cũng không còn nhận ra là mình đang vô cảm, xã hội mình vô cảm. Cám ơn AnhDo!
Trả lờiXóaphải, ở Sg ra đường mà hiền quá là chịu thiệt ngay. Cho nên, con người ta tranh nhau từng cm...cháu thấy vậy
Trả lờiXóacháu thấy cái lò đào tạo đông khách lắm rồi!
-Bạn Hậu,
Trả lờiXóaMình rất sợ sự vô cảm ngấm vào đám nhỏ. Nhiều sự việc thời gian qua tự nói.
-Chào Jazzy guy ghé nhà,
Trả lờiXóaHổng lẽ cứ cứ chen lấn giành nhau mãi ngoài đường, chỉ kẹt thêm thôi. Người ta rõ ràng cứ đường ai nấy đi, đúng phần mình là tự nhiên ổn.
Bạn ơi, tôi chưa hiểu ý bạn "lò đào tạo đông khách lắm rồi" là sao hè.
Đất nước đông chật quá, ra ngõ là đụng đủ các loại người, dần người ta cũng tự vô cảm đi bác Đỗ à.
Trả lờiXóaBác so người thành phố với người quê cũng đã khác. Không phải ra phố là trở xấu, đơn giản là sự thích nghi đó thôi.
Lana một lần đang xuống xe, thấy một bác khá già phía trước bước xuống với lặc lè 2 cái túi nặng. Chìa tay đỡ giùm bả một bên, gặp ánh mắt sắc lạnh đầy nghi ngờ đập vô mặt. Tự nhiên lạnh người, về đến nhà vẫn ngẩn ngơ buồn :(
-Lana,
Trả lờiXóaBạn nói cũng phải. Phần vì thành phố nào cũng dần đông quá, phần vì ai cũng vội việc cho mình. Tuy nhiên tôi vẫn nghĩ đến sự giáo dục và ý thức công dân thiếu thốn hay là mất mát từ người lớn trở xuống.
dạ, cháu thấy nhiều người trở nên hung dữ khi ra đường quá ạ
Trả lờiXóacháu là tay lái lụa nên hổng dám bàn vụ này nhiều đâu
-J.guy,
Trả lờiXóaMắng chửi, gây gổ trên đường phố đã len vào SG lâu nay. Nhiều việc đáng tiếc xảy ra trên đường giữa những người không hề quen biết chỉ vì những câu nói hay va chạm nhỏ khi chạy xe.
Mọi việc sẽ giản đơn nếu ta biết xin lỗi và cám ơn, kể cả trong việc làm và lời nói.
Có một người bạn nghiên cứu về tâm lý học cho rằng, những người vô tâm hay vô cảm đa số chưa từng trải qua những biến động của đời sống, họ sống một cuộc đời nhàn nhạ nên chưa nhìn thấy những góc khuất của cuộc đời. Cho đến khi sóng gió vô tình ập đến cuộc sống của họ, thì từ khi ấy họ mới biết rung cảm...
Trả lờiXóaMoon thấy người bạn này nói một phần đúng, phần còn lại cũng là do bản chất của con người ta nữa, bác Đỗ hén..
Hôm rồi em sụp ổ gà té chỏng gọng ngay trên đường BHN đó bác Đỗ ui. Thấy vậy cái bác già già đó mới ra mà chỉ cho người ta tránh chỗ đó. Đọc bài này mà vết thương chưa lành ... đúng là bây giờ nhiều người vô cảm thật
Trả lờiXóaEm nghĩ là từ chỗ vô tâm đến chỗ vô cảm không xa, mà một khi đã vô cảm thì hai chữ "văn hóa" cũng vô nghĩa luôn. Chia sẻ với anh vậy
Trả lờiXóa-Moon,
Trả lờiXóaXã hội biết quan tâm tới nhau sẽ ít hẳn sự vô cảm và người vô cảm.
Xã hội giờ đã mất mát nhiều quá, ta luôn phải tự nhắc mình và dạy dỗ con cái chúng ta vậy. Bạn ừ với tôi điều này không.
-Miss Sadec,
Trả lờiXóaVậy là bạn bị sụp ổ gà ở BHN sao? tội nghiệp chưa. Nhớ là những ngày triều cường né con đường ấy ra nhé.
Vẫn còn những người như bác già ấy biết quan tâm tới cộng đồng bạn nhỉ.
-Phú,
Trả lờiXóaMình đồng ý với Phú điều này, và rất sợ sẽ như vậy.
Mía thấy đúng là vô cảm giờ trở thành một căn bệnh, bệnh ko thể chữa, và căn bản, chẳng ai muốn chữa, ra đường thấy ai cũng vô cảm như vậy, bản thân mình ko giống họ, thì họ bảo mình là " bịnh nặng". Cũng khổ.
Trả lờiXóaLana nghĩ việc trẻ em được giáo dục biết quan tâm đến người khác, đến xung quanh... cũng quan trọng lắm. Cái này đang là một điểm khuyết trong cả giáo trình ở trường phổ thông cũng như đối với khá nhiều cha mẹ.
Trả lờiXóaVí dụ rất đáng nghĩ là trong các clip học sinh đánh nhau được đưa lên mạng gần đây có rất nhiều các em không tham gia 'trận chiến' nhưng đứng xem, quay clip, tỉnh qoeo như không.
-Mía,
Trả lờiXóaNên thay đổi quan niệm ấy đi bạn ui.
-Lana,
Trả lờiXóaChuyện bọn con trai đánh nhau thì thời nào cũng có, (như con gái như vừa qua thì hơi lạ).
Trông chờ nhà trường một phần, còn giáo dục con cái biết quan tâm tới người khác bây giờ là việc cần thiết của tụi mình đấy Lana ạ.
Hay, quá thực tế...chỉ nói một câu "tự diển biến" tới đâu hay tới đó.Cảm ơn bạn vì bài viết này
Trả lờiXóa-Chào bạn Doremon ghé thăm,
Trả lờiXóaĐúng là chỉ cần một câu chia sẻ sẽ làm ấm lòng bao người.
Thật tuyệt vời, cuộc giải cứu những thợ mỏ Chi Lê.
Trả lờiXóaBạn thường nhắc tôi tránh những nơi nhạy cảm/Vô cảm, vô tâm khiến bạn lỡ quên rồi/Đường không lề sao thành đường được/Trái,phải là sao nỡ biệt phân?
Trả lờiXóaChỉ là nhẹ nhàng một tý thôi anh Nhân à.
Trả lờiXóa