Làng Đình Bảng Bắc Ninh là nơi sinh ra Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của triều đại Hậu Lý. Lý Công Uẩn tức vua Lý Thái Tổ gắn liền với ngàn năm Thăng Long ngày hôm nay.
Làng Đình Bảng bây giờ như là một thị xã kiểu nửa phố thị nửa làng xã, nằm bên trong bờ đê sông Đuống và ngoài kia là con sông Hồng năm tháng đỏ nặng phù sa. Đình Bảng nằm ở phía Bắc , cách Thăng Long Hà Nội chừng hai chục cây số. Đình Bảng vốn có một truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời, giá trị bền vững. Người Đình Bảng năng động và hiếu khách.
Triều đại nhà Lý với quốc hiệu Đại Việt, một vương triều có chín đời vua trị vì đất nước, vị vua đầu tiên là Lý Thái Tổ đến vị vua cuối cùng, nữ hoàng Lý Chiêu Hoàng kéo dài hơn hai trăm năm.
Nhà Lý mở mang bờ cõi về phương Nam, đuổi quân Tống phương Bắc, với danh tướng Lý Thường Kiệt đánh tới châu Ung đất Quảng Tây Trung Quốc bây giờ.
Nhà Lý mở trường đại học đầu tiên Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Mọi người đều đã biết qua đọc lịch sử nước nhà nhưng ai cứ muốn gởi cho ai đó ở xa, để một chút nhớ vào ngày kỉ niệm đất Thăng Long ngàn năm.
Đền Đô hay Đền Lý bát đế được xây dựng vào thế kỷ 11 tại làng Đình Bảng, quê hương họ Lý, hai năm sau khi vua Lý Thái Tổ băng hà để làm nơi thờ tự ông. Sau này nơi đây trở thành đền thờ tám vị vua triều Lý. Vị vua nữ Lý Chiêu Hoàng được thờ phụng ở một nơi khác. Ở Đền Đô có bàn thờ, có ghi chép tên tuổi, năm trị vì của từng vị vua. Cũng theo ghi chép lại của đền, vào năm 52 thế kỷ trước, chiến tranh làm đền bị tàn phá toàn bộ. Về sau các cháu con nhiều đời ở làng quê này đã phục dựng lại và gìn giữ đến nay.
Mùa Xuân năm 1010, Lý Thái Tổ, vị vua có một tầm nhìn rộng lớn ban chiếu dời đô và tháng Bảy âm lịch năm ấy, kinh đô nước Việt từ rừng núi Hoa Lư chuyển về thành Đại La với tên gọi mới Thăng Long.
Hàng năm ngày rằm tháng Ba âm lịch, nơi đây vào mùa lễ hội Đền Đô.
Hàng năm ngày rằm tháng Ba âm lịch, nơi đây vào mùa lễ hội Đền Đô.
Về thăm Đình Bảng, Đền Đô vào những ngày nông nhàn, ngồi bên ly rượu quê Đình Bảng, nhâm nhi cùng những món ăn quê để được nghe kể chuyện mùa lễ hội, chuyện vương triều. Một triều đại rất dài, nhiều hào khí và cũng nhiều mối quan hệ phong kiến phức tạp ngày xưa trong hoàng tộc, lúc thịnh lúc suy hay lúc chuyển giao vương triều, dân sử làng vì yêu quê hương nên thuộc, nên kể, nên cũng đáng say sưa lắm.
Chuyện kể có một năm nào cúng giỗ, đúng ngày giờ rước vua, cả tám vị vua Lý cùng về làng. Chuyện kể lâu lâu nơi đây vẫn thường được nhìn thấy rồng về gởi theo áng mây.
Có một người ở làng yêu Đình Bảng lắm. Đấy là bác Thìn. Năm nay đã lớn tuổi nhưng cả đời âm thầm tìm hiểu và sưu tầm mọi sự về vương triều Lý. Là người có nhiều công lao với nền giáo dục nước nhà, bác ấy là một nhà giáo nhân dân, viết nhiều sách, nhiều thơ về triều Lý và lễ hội Đền Đô.
Yêu chụp ảnh từ thời trẻ trai và để làm đẹp cho quê hương, người trên thương đã cho bác chứng kiến những khoảnh khắc tuyệt vời ngay trên sân gạch Đền Đô.
Đó là tấm hình Bát Đế hiển linh, bác Thìn chụp ở sân đền một sáng tháng Bảy âm lịch trong ngày giỗ thứ 823 của vị vua thứ sáu Lý Anh Tông. Sáng ấy bầu trời nhiều mây trên khu Đền Đô, bỗng dưng như có phép lạ, mây trắng khi ấy tản ra, rồi tụ lại thành tám áng mây đứng đó trên trời Đền Đô. Người Đình Bảng mừng vui nói, là Lý Bát Đế về với làng mình.
Đó là tấm ảnh Hoàng Long giáng vân bác chụp vào ngày kỉ niệm 300 năm Sài Gòn, 12 năm trước đây cũng ở ngay sân Đền. Nhìn gợn mây trên tấm ảnh này ở một góc mái đền, ta cứ hình dung hình ảnh mà trước đây gần ngàn năm khi đi thuyền trên sông từ cố đô Hoa Lư về thành Đại La, vua Lý Thái Tổ đã nhìn thấy và lấy Thăng Long đặt tên cho kinh thành.
Nếu ai có dịp về Bắc Ninh, nên một lần đi vào một dịp mùa Xuân để được xem hội Đền Đô, để tìm hiểu lịch sử và văn hóa của một làng quê Việt lâu đời, để đi trên con đường làng gạch đỏ lát đứng đến cổng từng nhà. Đất đai nơi đây màu mỡ phù sa, vườn nhà xanh ngát, cây cối tốt tươi cho nhiều hoa trái.
Những ngày này về dự hội Thăng Long ngàn năm, thế nào cũng phải tới thăm trường đại học đầu tiên Văn Miếu Quốc Tử Giám của nhà Lý. Sau rồi lên mạn Bắc đi trên cây cầu Long Biên già nua một lần, ghé về thăm Đền Đô Đình Bảng. Thắp nén nhang trên bàn thờ Lý bát đế rồi qua thăm đình làng, ngồi uống trà với bô lão. Đình làng Đình Bảng là một ngôi đình nhà sàn lạ kiểu tuổi đời đã hơn hai trăm năm.
Có một điều không thể vội về mà quên lãng là nhớ tìm ăn một vài món ăn ngon ở đây. Món chả lá Na non thật là lạ miệng. Bánh đúc Đình Bảng, thứ bánh Đúc với đậu lac chín vừa, chấm với tương hột. Miếng bánh Đúc ấm nồng mùi vôi quê hương, ăn no không biết chán. Còn một việc nhỏ chớ quên, nhớ mua về ít bánh phu thê Đình Bảng nổi tiếng, làm quà cho người ngồi nhà để ai đó được đi chơi xa .
Chuyện kể có một năm nào cúng giỗ, đúng ngày giờ rước vua, cả tám vị vua Lý cùng về làng. Chuyện kể lâu lâu nơi đây vẫn thường được nhìn thấy rồng về gởi theo áng mây.
Có một người ở làng yêu Đình Bảng lắm. Đấy là bác Thìn. Năm nay đã lớn tuổi nhưng cả đời âm thầm tìm hiểu và sưu tầm mọi sự về vương triều Lý. Là người có nhiều công lao với nền giáo dục nước nhà, bác ấy là một nhà giáo nhân dân, viết nhiều sách, nhiều thơ về triều Lý và lễ hội Đền Đô.
Yêu chụp ảnh từ thời trẻ trai và để làm đẹp cho quê hương, người trên thương đã cho bác chứng kiến những khoảnh khắc tuyệt vời ngay trên sân gạch Đền Đô.
Đó là tấm hình Bát Đế hiển linh, bác Thìn chụp ở sân đền một sáng tháng Bảy âm lịch trong ngày giỗ thứ 823 của vị vua thứ sáu Lý Anh Tông. Sáng ấy bầu trời nhiều mây trên khu Đền Đô, bỗng dưng như có phép lạ, mây trắng khi ấy tản ra, rồi tụ lại thành tám áng mây đứng đó trên trời Đền Đô. Người Đình Bảng mừng vui nói, là Lý Bát Đế về với làng mình.
Đó là tấm ảnh Hoàng Long giáng vân bác chụp vào ngày kỉ niệm 300 năm Sài Gòn, 12 năm trước đây cũng ở ngay sân Đền. Nhìn gợn mây trên tấm ảnh này ở một góc mái đền, ta cứ hình dung hình ảnh mà trước đây gần ngàn năm khi đi thuyền trên sông từ cố đô Hoa Lư về thành Đại La, vua Lý Thái Tổ đã nhìn thấy và lấy Thăng Long đặt tên cho kinh thành.
Nếu ai có dịp về Bắc Ninh, nên một lần đi vào một dịp mùa Xuân để được xem hội Đền Đô, để tìm hiểu lịch sử và văn hóa của một làng quê Việt lâu đời, để đi trên con đường làng gạch đỏ lát đứng đến cổng từng nhà. Đất đai nơi đây màu mỡ phù sa, vườn nhà xanh ngát, cây cối tốt tươi cho nhiều hoa trái.
Những ngày này về dự hội Thăng Long ngàn năm, thế nào cũng phải tới thăm trường đại học đầu tiên Văn Miếu Quốc Tử Giám của nhà Lý. Sau rồi lên mạn Bắc đi trên cây cầu Long Biên già nua một lần, ghé về thăm Đền Đô Đình Bảng. Thắp nén nhang trên bàn thờ Lý bát đế rồi qua thăm đình làng, ngồi uống trà với bô lão. Đình làng Đình Bảng là một ngôi đình nhà sàn lạ kiểu tuổi đời đã hơn hai trăm năm.
Có một điều không thể vội về mà quên lãng là nhớ tìm ăn một vài món ăn ngon ở đây. Món chả lá Na non thật là lạ miệng. Bánh đúc Đình Bảng, thứ bánh Đúc với đậu lac chín vừa, chấm với tương hột. Miếng bánh Đúc ấm nồng mùi vôi quê hương, ăn no không biết chán. Còn một việc nhỏ chớ quên, nhớ mua về ít bánh phu thê Đình Bảng nổi tiếng, làm quà cho người ngồi nhà để ai đó được đi chơi xa .
(Hình 4,5: internet)
Bác Đỗ ơi theo dự định em sẽ ra HN vào dịp này đó chứ, nhưng bị hù quá nên hãi(dân HN "mài dao" từ nửa tháng trước để chém du khách đợt này),cộng với ấn tượng không tốt về HN (năm 2002 ra HN thử 1 trái quýt tàu mà không mua vì chua mà phải trả 5000đ + mấy chục cái lườm ngúyt)nên thôi không đi.Bây giờ đọc bài này của bác lại muốn đi
Trả lờiXóaEm chưa đến đây, tiếc quá, kỳ này ra HN sẽ ghé.
Trả lờiXóaĐình Bảng làm em nhớ một chuyện đọc lúc nhỏ: "Đội Du Kích Thiếu Niên Đình Bảng" hay lắm
-Miss sadec,
Trả lờiXóaTheo tôi, chắc là bữa đó bạn xui gặp nhằm người nào đó, hì hì...
Đúng là những dịp như thế này giá cả dịch vụ ở HN bát nháo lắm.
Tuy nhiên ra HN hay ngoài Bắc nói chung, đi mua bán, ăn uống phải ngầu một tí mới được.
-Phú,
Trả lờiXóaChỗ này cách Hà Nội khoảng 16 cây số. Có giờ qua cho biết.
Bác Thìn trong bài là một nhân vật trong truyện "Đội du kích thiếu niên ĐB" đấy Phú ạ.
Cảm ơn bác Đỗ về bài này. Những tấm hình rất đẹp. Không biết đền này còn giữ nguyên dạng hay đã trùng tu và làm lại rồi?
Trả lờiXóaLana gần đây đọc mới biết đặc trưng cho kiến trúc xưa của VN là mái cong, biết rồi giờ nhìn những mái cong thấy cảm nhận thật đặc biệt.
-Lana,
Trả lờiXóaNgôi đền tờ này bị phá gần như hoàn toàn năm 52 do chiến tranh, người ta phục dựng lại sau đó mà.
Bác làm nhớ quá, cái thú của đi Bắc Ninh là phải bằng mô tô, đi bằng đường đê, ngang qua khu lò gạch, vòng qua những cánh đồng hoa cải hoa cúc, len vào các thôn làng thơm mùi rơm rạ, rồi vào các đền chùa, cuối cùng là vào làng tranh Đông Hồ, rinh về một mớ...
Trả lờiXóaNhững cái thú này, trong những lần đi ô tô, quả thật không hưởng được, phải được ngồi trên một chiếc mô tô thì mới ngửi được hết không khí Bắc Ninh bác ạ.
Nghe nói sắp tới có người Bắc tiến bằng mô tô, nên tâm tình
-Moon,
Trả lờiXóaĐọc còm của bạn là biết bạn cũng ham khám phá làng quê Bắc bộ. Đi xe máy và lang thang, hay lắm.
Tấm hình bên ấy, mùa hoa cải ven đê, đẹp và phải ra Bắc mới có.
Bác đi HN chơi lễ rồi à? Sao mấy hôm nay không thấy bài mới của bác nhỉ?
Trả lờiXóaThêm một nơi ghi vào sổ " dự kiến du lịch". Quê của bạn Mía ở đây, nếu năm sau nó về thì sẽ cố găng bu theo cho biết.
Trả lờiXóa-Mía,
Trả lờiXóa"Quê của bạn Mía ở đây" sao? chưa được biết đấy.
-mis_sadec,
Trả lờiXóaKhông đi chơi xa đâu, và có bài mới rồi.
Nhắn bạn sao còm bên trang bạn mà mở ra không thấy nó đâu cả.