Trục tam giác các con đường Nguyễn Huệ - Lê Lợi - Hàm Nghi ra bến Bạch Đằng và lân cận với quần thể có tuổi trên dưới một thế kỉ, từ tòa thị chính tới nhà hát, nhà thờ Đức Bà qua nhà bưu điện, chợ Bến Thành đường qua khu nhà băng, đường sang thương xá Tax, khách sạn Rex đi thẳng xuống mé sông là Majestic một bên và bên kia là nhà quan thuế nhìn sang bến cảng... Những công trình ấy được người Pháp xây cất lên bên dòng Bến Nghé từ thuở sơ khai cuối thế kỉ 19 và tiếp theo những năm đầu thế kỉ 20 để hình thành một "Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi" cho tới ngày nay. Khu trung tâm Sài Gòn mang nét đẹp cổ kính và bền vững với thời gian, cả về kiến trúc và vẻ đẹp.
Một dạo nào đã xót thương những cụ cây bị đốn bỏ trong công viên nhỏ Chi lăng để làm sáng mặt tiền cho một tòa cao ốc, cũng những cây Dầu hàng trăm năm tuổi theo năm tháng cứ vươn thẳng trên trời xanh mặc nắng mưa gió bão, hàng năm vào mùa có những cánh chuồn bay bay quay tròn trong gió cho đám học trò đuổi bắt sau giờ tan trường. Bây giờ lại thêm các cụ cây già ở khu trung tâm, trước giờ đứng làm đẹp cho mặt tiền nhà hát thành phố đã vĩnh viễn biến mất. Những cây Dầu rái hàng trăm năm tuổi ấy, biết bao tiếc nuối, Bây giờ muốn nhìn lại chúng phải chờ hết bấy nhiêu năm.
Tự hỏi tại sao người ta lại phải làm nhà ga ngay giữa trung tâm như vậy chớ. Đã làm nhà ga Ba son ngay đầu đường Bạch Đằng, chỉ cần sải mấy bước chân trên khu phố đi bộ là vô tới Bến Thành hay nhà hát thành phố rồi, làm thêm chi hai nhà ga nơi nhà hát và chợ ấy, chỉ cách nhau mấy trăm mét cho nhiều tốn kém và phá thêm nét riêng vốn có Sài Gòn. Phải chi để tiền đó làm thêm một khúc nữa ở cuối con đường từ Suối Tiên tới giáp Bình Dương, cho thợ thuyền người ta đi làm ở các khu công nghiệp Bình Dương, Biên Hòa, cho bao nhiêu người được hưởng cái xe điện ngầm và giải tỏa được bao nhiêu xe cộ, thời gian... Và tại sao bên khu đô thị quận Hai quận Chín mới quy hoạch bên kia bờ sông ấy, sao không quy hoạch xây dựng bao nhiêu nhà cao tầng mặc sức.
Nơi trung tâm ấy lâu lâu lại mất đi một ít Sài Gòn, mất đi dần những kỉ niệm hay hình bóng một thuở. Mất rồi cái tiệm rượu của anh chị Tư ở nhà nhường chỗ cho tòa cao ốc Bitex, mất kiosk Nguyễn Huệ trưa Sài Gòn có chị em tiểu muội "một xị một sô", mất bố già bia lạnh hàng đêm, mất ly cà phê Givral sớm chủ nhật, thoáng sau lớp kính một tà áo dài thướt tha trên hè phố, mất thú vui tìm kiếm trong nhà sách Xuân Thu ngày cuối tuần và chắc rồi sẽ mất nốt một chợ hoa ngày cuối năm Tết đến.
Có một góc riêng tư những ngày ở chơi trên đất Mỹ, mỗi sớm ngồi cà phê một mình ngoài porch bên hông nhà, thấy những mảng màu xanh của cỏ và cây dưới nắng sớm làm cho ta nhẹ nhàng thanh thản. Xa là hàng cây Maple lớn nhỏ có bọn Sóc đuổi nhau chạy lên xuống, gần hơn là đám ong bướm la đà qua lại những nụ hoa, thi thoảng một sợi bông trắng nho nhỏ mang theo một hạt mầm bay bay trong gió, ngập ngừng tìm chỗ đậu rồi lại lững thững bay đi, bồ công anh đấy, chúng làm công việc gây mầm cho sự sống sau mỗi mùa Hè để năm sau sẽ có thêm những bụi bông vàng mượt tô điểm trên những thảm cỏ xanh.
Ở vùng này, thấy trước nhà, ranh giới giữa hai nhà trước sau thường có những hàng cây, hoặc lác đác trong vườn nhà thường tồn tại một vài cây, thứ cây cổ thụ có tuổi vài chục tới cả trăm năm hoặc hơn nhiều nữa mà từ khi cất lên căn nhà thuở ban đầu có lẽ người ta đã ý tứ giữ lại. Mỗi vườn nhà người chủ đều trồng thêm nhiều cây và hoa để khi mùa Xuân về là xanh lá xanh cỏ và rực rỡ sắc màu những hoa là hoa. Mọi người ai cũng yêu quý cây cỏ.
Rủ bạn Nhí nhỏ đi mua về một cây táo nhỏ, trồng nó trong vườn nhà để trông chừng sau ít năm nữa nó sẽ cao lớn được bao nhiêu, sau bao năm thì cây sẽ cho trái, để cho con hái và để một ít cho chim và lũ sóc tới phá, sẽ mất bao lâu nhỉ khi bữa nay trồng xuống thấy nó mới bé tẻo teo vậy nè.
Nhieu nguoi viet ve de tai nay, nhung doc cua anh van co cai hay rieng ...!!!
Trả lờiXóaMấy người cùng yêu thích cây cỏ hoa lá, ưa trồng trọt nên dễ đồng cảm.
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaTại sao? tai sao? tại sao? Hỏi hoài cũng zậy thôi, ưa đổi mới mà. Nhưng tại sao, lại tại sao, ở các nước phát triển thì họ rất trân quý những cái di tích nguyên thủy. ta thì đập phá đi để đổi mới. Sao họ không làm chỗ khác nhỉ? rồi xây một trung tâm khác? Chứ nếu làm đường tàu để nhằm phục vụ trung tâm, mà trung tâm lại phá dỡ thì để làm gì? Có ngày chợ Bến thành cũng dỡ luôn để xây một "cao ốc chợ" cho xứng cái mới, cái phát triển, và triệt cái cũ, cái cổ lổ sĩ? Trước nhà muội bên kia đường cũng có mấy cây bàng cổ thụ, bao năm muội lớn lên với những chiếc lá đỏ lá xanh lóng lánh qua các mùa, mấy cây này có dễ trồng từ thời Pháp lận, cổ thụ như bàng trên Côn Đảo, thế mà nay họ cưa ngang hết để làm đường mới, nhà mới. Bọn nhỏ cứ hỏi: sao họ không bứng đi chỗ khác mà họ lại chặt nhỉ? Ồ, những người chủ trương chặt họ không bao giờ biết những cái cây ấy cũng có hồn!
Trả lờiXóaĐúng là cây ấy cũng có hồn bạn nhỉ. Cây đứng đó ngắm nhìn lịch sử và con người hàng thế kỉ, cây biết thở biết lớn, biết đâm hoa kết trái và nhân mầm sống. Người ta nỡ phá bỏ, rồi đổi mới theo cái cách kêu là định hướng ấy (còn nhiều công trình văn hóa, ở nhiều nơi khác nữa), độc diễn mà không cần dân ý, không cần trước sau. Nghĩ thật buồn.
XóaĐúng là bức xúc không thể giải tỏa được bác ơi. Nguyên 1 lũ phá hoại.
Trả lờiXóaNgày xưa nói đến Saigon là người ta liên tưởng ngay đến 1 góc phố nhà hát Thành phố, vòng xoay đại lộ Nguyễn Huệ, góc thương xá Tax, góc chợ Bến Thành. Ấy vậy mà giờ đây họ nhẫn tâm xóa đi lịch sử, quá thất vọng... (trong khi dự án ban đầu là nhà ga ngay bến xe buýt trước chợ Bến thành là quá hợp lý)
Buồn quá phải không KC.
Xóatiec xot xa khong dien ta duoc, xin chia buon voi ban :(
Trả lờiXóaH.
Buồn cùng nhau chớ bạn.
Xóatôi nghĩ họ đã phạm một sai lầm lớn. Buồn.
Trả lờiXóaHình như họ dừng phá tòa nhà thương xá ấy rồi.
Xóa