Tàu về Cửa Việt - Cửa biển Thạch Hãn. |
Cồn Cỏ cùng với đảo Lý
Sơn phía dưới một chút của tỉnh Quảng Ngãi được coi là mốc đánh dấu đường cơ sở
lãnh hải nước nhà theo quy định quốc tế ngoài biển Đông nên vị trí ấy thật là
quan trọng.
Một chuyến tàu từ cảng
Cửa Việt chừng ba giờ đồng hồ sẽ đưa chúng ta tới hòn đảo dễ thương ấy.
Tới thăm đảo Cồn Cỏ
thích nhất là một bầu trời khoáng đãng, biển nước trong xanh, rừng cây tĩnh
lặng và được trò chuyện với các anh lính đảo, những người lính giản dị, vui
tươi và vô cùng mến khách. Những câu chuyện kể cứ miên man cho ta hiểu biết
thêm cuộc sống nơi này và thêm yêu đảo yêu người. Ta sẽ đi dạo chơi trên những
con đường nhỏ có hàng Trâm ổi rực sắc vàng cam quấn bước chân đi và chắc chắn
sẽ ngồi cùng nhau bên bờ cát trắng ngắm mặt trùng dương xa tận chân trời, đất
nước bao yêu quý.
Huyện đảo Cồn Cỏ thành
lập đã được hơn tám năm. Đảo không xa bờ lắm, cách cảng Cửa Việt chừng mười tám
hải lý. Cầu cảng nằm ở phía Tây đảo, ngọn hải đăng và đài tưởng niệm anh hùng ở
hai vị trí đồi cao còn trung tâm huyện nằm ở phía Nam . Ta có thể chạy một vòng quanh
đảo, hòn đảo tròn như một con ốc nhìn từ trên cao, một bên là rừng cây thấp và
ngoài kia biển xanh sóng vỗ nhẹ rì rào. Bờ Đông của đảo là một bãi cát trắng
chạy dài điểm những vỉa đá đen bóng thật đẹp bên bờ nước xanh ngắt.
Cuộc sống của người dân
và lính đảo còn nhiều khó khăn từ việc đi lại của tàu thuyền vận
chuyển những thiết yếu cho cuộc sống ở đảo những ngày sóng gió, việc thiếu
nguồn nước ngọt trên đảo hay nguồn điện, khí hậu khắc nghiệt của mùa Đông giá
lạnh hay mùa hè nắng đổ.
Dù cư dân
chưa nhiều và chủ yếu ở đây là những người lính nhưng những năm gần đây Cồn Cỏ
đã nhiều đổi thay nhờ sự quyết tâm xây dựng đảo và sự cần cù của cư dân đảo.
Ngọn hải đăng nằm một mình trên ngọn đồi cao của đảo đã bao năm tháng miệt mài
báo sáng cho đường đi của những con tàu ngoài biển khơi bây giờ đang có thêm bạn
là những ngôi nhà mới, là ngôi trường học, trạm y tế, là trụ sở làm việc khang
trang cho một huyện đảo mới. Một âu tàu và bờ cảng mới đang được gấp rút hoàn
thành cho ghe tàu làm hàng hay ngư dân vào neo đậu khi trời dông bão.
Bông Trâm ổi rực rỡ trên
lối đi và bất chợt đâu đó, ta có thể nhìn thấy những bụi nhỏ Trâm ổi ở một
góc khác đứng một mình khoe sắc với nắng vàng, những cây Dừa cạn bông hồng bông
trắng đong đưa hay vạt muống biển bông tím dịu hiền bò trên bờ cát. Chúng ở khắp nơi là do hạt
theo gió mang đi, nhưng còn những cây bí đỏ, những cây đu đủ nặng trái, sao có
nhiều thế ở trên đảo. Anh lính trẻ đi cùng cười hiền, cứ phát quang ở đâu là thấy chúng
mọc lên, như là chúng cứ tự mọc tự lớn lên mà không cần người ta chăm sóc ấy.
Hồ chứa nước mới xây dựng chưa
xong, bao năm qua ở đảo rất thiếu nước ngọt nhưng lính đảo biết trữ nước
trong mùa mưa, để dành cho sinh hoạt và nuôi trồng trong cả năm. Những vườn rau
xanh tự túc xanh ngát xum xuê rau trái là chuyện đương nhiên với những người
lính dù ở bất cứ nơi đâu nhưng các anh còn làm được những vườn cây kiểng rất dễ
thương nữa. Nghe các anh kể chuyện, lính đảo Cồn Cỏ thích uống nước chè xanh
nên các anh đã phải bỏ đi một vườn kiểng để dành nước chăm những cây chè mang
ra từ đất liền. Nắng gió và không hợp thổ nhưỡng, cây chè quặt quẹo mãi ba năm
sau mới chịu xanh tốt và bây giờ trở thành cư dân của đảo.
Ở đảo còn có những cư dân dễ
thương khác là cây bàng vuông, rồi các chú ốc nón, ốc thổ xinh xinh ở đây rất
nhiều và đặc biệt là loài cua đá có vỏ nâu đốm bóng, dày và cứng như đá. Cứ mưa
xuống là cua đá từ trong hang đá bò ra thật nhiều. Một thời chúng là một món ăn
bổ dưỡng cho lính nhưng cũng lâu rồi con cua đá được mọi người ở đây giữ
gìn, bảo tồn loài cua rất riêng tư cho hòn đảo của mình.
Ngày nắng đẹp, dõi tầm mắt về đất liền, nơi ấy xa xa là bờ cát trắng như một sợi chỉ, nắng ánh trên biển bạc
điểm một vài con thuyền câu, cao hơn là hàng dương xanh và dải Trường Sơn chạy
dọc theo đất nước. Hòn đảo xanh tươi được đón sớm mặt trời những ngày biển lặng
và kiên cường trong mùa dông bão, ngày đêm trấn giữ bờ biển Đông của đất nước.
Nơi đây sẽ trở nên một điểm đến du lịch luôn hứa hẹn cho ta thật nhiều khám
phá.
Có đi đâu xa, nhớ là ta sẽ tới thăm Cồn Cỏ thân thương một ngày nắng đẹp, bạn nhé.
Cửa sông Bến hải.
Có đi đâu xa, nhớ là ta sẽ tới thăm Cồn Cỏ thân thương một ngày nắng đẹp, bạn nhé.
Cửa sông Bến hải.
Biển đẹp nhưng nhìn không hiền, mà cũng phải có cái gì vừa đẹp vừa hiền bao giờ hén bác, he he
Trả lờiXóaỐc nón nghe lạ quá, M hình dung chắc giống giống ốc vú nàng, trời trời, biển này ngồi xử ốc là hết ý
Các tấm hình đều đẹp tuyệt vời!Nhưng nói về Cồn Cỏ mà không đưa hình dáng của đảo,của con cua đá,của ốc,của quả bàng vuông...cho mọi người coi thì chưa đạt?Sửa lưng tý Cồn Cỏ là tên riêng nên phải viết hoa chữ "Cồn".
Trả lờiXóanhin bien dep. Cai gi co bien la me rui.
Trả lờiXóamấy ảnh biển đẹp quá, thèm biển nhưng không nhớ biển, biển luôn trong tim dân biển :)
Trả lờiXóa-Moon,
Trả lờiXóaBiển đẹp mà khi hiền khi dữ. Vừa đẹp vừa hiền là hiếm đó bạn ơi.
Ốc Nón hay ốc Vú nàng cũng nó. Còn con ốc Thổ vùng này có cái mày ốc màu cam nâu, dày và đẹp ác, làm nút áo cho bạn nữ chắc được.
-Dathb,
Trả lờiXóaCám ơn bạn nhiều. Đã sửa và cho thêm hình trái Bàng vuông, ốc Thổ ốc Vú nàng và Cua đá, đặc sản của đảo Cồn Cỏ.
-CD,
Trả lờiXóaNhìn biển đẹp, chụp hình cũng đẹp phải không bạn, nhất là khi trời nắng.
-GUY,
Trả lờiXóaHay lắm, biển luôn trong tim dân biển.
nhìn hình thích quá, hè sắp đến rồi, anh làm em chợt nhớ 2 mẹ con em sắp đc đi biển rồi :)
Trả lờiXóa-Titi,
Trả lờiXóaTết rồi bạn Tí đi biển Hạ Long, còn mùa Hè nghỉ dài ngày sẽ đi biển nào đây? Ở miền Trung có rất nhiều biển đẹp đó bạn.
Lần đầu thấy hình bàng vuông đó nha bác Đỗ!
Trả lờiXóaThích những bài viết như này nè!!! ....
Biết khi nào mới đến Cồn Cỏ, Lý Sơn được ta ???
-Dã Quỳ,
Trả lờiXóaCám ơn bạn.
Còn nếu muốn đi mấy đảo Lý Sơn hay Cồn Cỏ, bây giờ dễ dàng thôi, có điều phải có thời gian nghỉ phép dài dài một chút bạn ạ, và... chờ bạn Mèo nhí lớn thêm chút nữa nha.
Cảm ơn bạn ,nhưng Cua đó đâu phải cua đá đâu bạn ?
Trả lờiXóaChào bạn ghé chơi nhà. Lính đảo và ngư dân mang cho 2 con cua này và nói là cua đá, biết vậy. Vỏ càng, mai cua rất dày và cứng. Cậu lái thuyền luộc mời ăn nhưng tui không ăn nên khg biết vị. Họ nói bây giờ cua đá ở đảo được bảo tồn vì xung quanh đảo cua đá hiếm rồi.
Xóa