Ngày giỗ Mẹ.
Ngày còn nhỏ, bữa nào mà sáng ra trước khi đi học, Mẹ dặn chiều nay không nấu cơm nhé, là đứa nào cũng vui mừng vì chiều ấy sẽ được ăn ngon. Có thể buổi chiều khi đi làm về, Mẹ sẽ ghé cửa hàng đổi bún, rồi về nhà quạt than làm bún chả hoặc làm bún thang hay cuộn nem chiên ăn với bún. Có thể chiều ấy Mẹ mua một món ăn gì đó, cả nhà luôn thích thú nhất là món bánh tôm Hồ Tây...
Thỉnh thoảng Mẹ làm bánh cuốn khi có ít gạo quê. Gạo ngon được ngâm từ ngày hôm trước và mang xay bằng tay trên một cái cối đá nặng. Vừa quay cối đá vừa châm nước để ra một thứ bột nước trắng tươi. Anh em thích xay bột, nhưng chỉ quay được một lúc là mỏi tay, phải thay nhau. Cái cối đá ấy nặng chình chịch, chiếm một góc bếp, lâu lâu mới mang ra xài và như là của chung. Nhà nào hàng xóm có việc thì lại nhà mượn cái cối đá.
Đồ nghề làm bánh cuốn giản đơn là một bàn căng tròn kín khít miệng xoong, một cây tre dẻo và cái muỗng lớn. Bánh cuốn ngon hay không chắc là do gạo ngon và tỉ lệ pha giữa bột với nước, và phần lớn nhờ tay người pha nước chấm.
Mấy anh em ngồi xung quanh coi mẹ làm. Nhớ lắm bàn tay Mẹ vê tròn cái vá trên bàn căng và cây tre khéo léo cuộn lại rồi kéo lên miếng bánh tráng mỏng tang gọn gàng.
Thỉnh thoảng Mẹ làm bánh cuốn khi có ít gạo quê. Gạo ngon được ngâm từ ngày hôm trước và mang xay bằng tay trên một cái cối đá nặng. Vừa quay cối đá vừa châm nước để ra một thứ bột nước trắng tươi. Anh em thích xay bột, nhưng chỉ quay được một lúc là mỏi tay, phải thay nhau. Cái cối đá ấy nặng chình chịch, chiếm một góc bếp, lâu lâu mới mang ra xài và như là của chung. Nhà nào hàng xóm có việc thì lại nhà mượn cái cối đá.
Đồ nghề làm bánh cuốn giản đơn là một bàn căng tròn kín khít miệng xoong, một cây tre dẻo và cái muỗng lớn. Bánh cuốn ngon hay không chắc là do gạo ngon và tỉ lệ pha giữa bột với nước, và phần lớn nhờ tay người pha nước chấm.
Mấy anh em ngồi xung quanh coi mẹ làm. Nhớ lắm bàn tay Mẹ vê tròn cái vá trên bàn căng và cây tre khéo léo cuộn lại rồi kéo lên miếng bánh tráng mỏng tang gọn gàng.
Bây giờ nuôi gà ở thành phố là để chơi vui, nhưng ngày trước ngoài đàn gà, Mẹ thường xuyên nuôi một hai con heo để cải thiện sinh hoạt gia đình, còn dư mang ra chợ bán. Nhớ có một lần, buổi sáng ra cho gà ăn, thấy cả đàn gà quay lơ, chắc là chúng bị cúm. Cả nhà tiếc ngẩn ngơ. Mẹ nói để mẹ làm nước mắm. Nước mắm gà cả đời được ăn một lần, thơm lừng và ngọt ngay, ăn với bún hay cơm nguội một lần là nhớ mãi.
Xung quanh nhà có miếng đất trống nào là mẹ trồng Chuối tiêu và Sắn dây. Lâu lâu có một buồng chuối đủ già, mẹ dú bằng nhang trong một chiếc thùng kín. Khi Chuối chín thơm lừng, mang cho mấy nhà hàng xóm thân mỗi nhà một nải, con cái một phần, còn lại Mẹ gởi người ta bán đi lấy tiền lo cho việc khác.
Sắn dây Mẹ trồng khi nào củ cũng lớn. Có củ Sắn dài cả mét, lòn sâu chui tới tận móng nhà, phải moi lên từng ít đất một để lấy được nguyên củ. Mẹ lại nạo củ, ngâm nước, làm bột Sắn dây để dành khi nấu chè hay làm thứ giải khát rất quý. Cứ nhớ mãi một lần, vì tiếc khúc Sắn dây mỏng, bàn nạo làm tay mẹ rớm máu.
Quanh năm ngày tháng không khi nào ở nhà thiếu bột Sắn dây. Trưa hè oi ả đi học về hay lúc nhóm bệnh trong người, một ly bột Sắn thoảng hương hoa Bưởi của Mẹ làm cho con cái vững lòng.
Sắn dây Mẹ trồng khi nào củ cũng lớn. Có củ Sắn dài cả mét, lòn sâu chui tới tận móng nhà, phải moi lên từng ít đất một để lấy được nguyên củ. Mẹ lại nạo củ, ngâm nước, làm bột Sắn dây để dành khi nấu chè hay làm thứ giải khát rất quý. Cứ nhớ mãi một lần, vì tiếc khúc Sắn dây mỏng, bàn nạo làm tay mẹ rớm máu.
Quanh năm ngày tháng không khi nào ở nhà thiếu bột Sắn dây. Trưa hè oi ả đi học về hay lúc nhóm bệnh trong người, một ly bột Sắn thoảng hương hoa Bưởi của Mẹ làm cho con cái vững lòng.
Cuộc sống có nhiều khoảng thời gian quá khó khăn. Mẹ chỉ biết bươn chải, ráng lo toan khuya sớm, không giành cho mình một điều gì dù rất nhỏ. Mẹ chỉ biết làm và mong muốn làm sao cho tròn một cuộc sống gia đình và cho các đứa con của Mẹ bớt phần thiệt thòi với chúng bạn.
Năm nay ngày giỗ Mẹ, dương lịch nhằm ngày 20 Tháng Mười, ngày tôn vinh phụ nữ Việt Nam đó, Mẹ có biết không.Lúc mẹ nghỉ hưu tôi chưa lấy vợ. Các em có gia đình ở riêng, chỉ mình tôi ở với mẹ. Mới có ba mí, chưa vợ, khỏe re. Sau những chuyến đi xa vất vả, bạn bè đi biển thỉnh thoảng tụ bạ với nhau ở nhà tôi coi video hay binh sập xám, không thôi bày chuyện nhậu nhẹt bù lại những tháng ngày lang thang trên biển.
Hồi đó phá đám dữ lắm. Có những đận cả đám nằm ở nhà một hai ngày, lúc thì: U ơi nấu cho con tô mỳ, lúc thì : U ơi mua cho con 3 ổ bánh mỳ được không? Ớt nhiều nha U... Tội nghiệp mẹ lại lui cui xuống bếp nấu mỳ gói hay một mình lóc cóc ra chợ Trương Minh Giảng gần nhà...
Kiểu gì mẹ cũng chiều con cháu.
Một bữa.
Có hẹn với người bạn tại nhà, tôi về hơi trễ. Thằng cu đó học chung trường với tôi lúc nhỏ, cùng khóa, cùng tuổi đấy nhưng trông nó già hơn tuổi tại cái mặt nó hơi ngầu, nhăn nhăn, cái mặt nó nhăn nhăn từ nhỏ chứ không đợi tới bây giờ.
Thấy có mình mẹ tôi ở nhà, nó giả lả:
Thấy có mình mẹ tôi ở nhà, nó giả lả:
- U ơi, mở cửa cho con, con là thày dạy tiếng Anh của thằng Đỗ đây! Nó đi đâu rồi U ?
Tội nghiệp cho bà già, vội mừng:
- Mời thày vào nhà chơi, em nó chắc cũng sắp về rồi. Mời thày ngồi, tôi đi pha nước thày uống.
Mới về đến nhà mẹ trách:- Con đi đâu về trễ thế? Có hẹn với thày mà sao không nhớ?
- Mời thày vào nhà chơi, em nó chắc cũng sắp về rồi. Mời thày ngồi, tôi đi pha nước thày uống.
Mới về đến nhà mẹ trách:- Con đi đâu về trễ thế? Có hẹn với thày mà sao không nhớ?
Tôi hỏi mẹ thày nào đâu, mẹ nói: Thày chờ từ nãy giờ lâu rồi!
Vào nhà thấy thằng bạn ngồi vắt chân trên sa lông, khuỳnh tay đọc báo, trước mặt là ly nước chanh U pha cho, lại còn ngồi cười tủm tỉm.
Tôi gắt mẹ:
- Trời ạ, thày đâu mà thày..., Đây là thằng bạn cà chua của con, ngày xưa ở Hà Nội nhà mình đầu phố, nhà nó cuối phố Lý Nam Đế, mẹ không nhớ nó sao?
- Trời ạ, thày đâu mà thày..., Đây là thằng bạn cà chua của con, ngày xưa ở Hà Nội nhà mình đầu phố, nhà nó cuối phố Lý Nam Đế, mẹ không nhớ nó sao?
Thằng đó bỗng phá lên cười...
Một hồi mẹ hiểu ra chuyện, bà vừa đi xuống bếp vừa mắng yêu: "Cha bố các anh".
Một hồi mẹ hiểu ra chuyện, bà vừa đi xuống bếp vừa mắng yêu: "Cha bố các anh".
Lâu mẹ còn hỏi thăm: "Cái anh giáo của con lâu nay không thấy tới chơi nhẩy".
Hàng năm, lâu lâu lại có đợt con Bù mắc kéo nhau bay vào thành phố. Ngay ở Sài Gòn cũng có. Nơi nào sáng đèn là có cả đám Bù mắc bu lại. Ngồi ăn cơm hay coi ti vi là nó xà tới. Chúng loe hoe quanh ngọn đèn, đã rồi rớt xuống một mớ chết dưới đất. Có năm, có nơi sáng ra quét đầy nhà con Bù mắc. Chúng mà bám vào người thì ngứa phải biết. Đầu tiên là gãi nhè nhẹ, rồi gãi mạnh hơn mới đã, rồi gãi đã tay thì thôi. Tới lúc đó là trây trớt chân tay, là nổi mề hết cả. Những năm mẹ đã nhiều tuổi. Một bữa thấy Mẹ ngồi gãi mà xót, nói đại: "Có bù mắc vô nhà là trúng mùa lúa đó Mẹ". Mẹ thôi gãi cười: "Ừ, thế cũng tốt, lúa nhiều, nông dân bớt cực".
Mẹ nói nó giống con Thiêu thân. Người lớn tuổi hay nhớ về những kỷ niệm. Chắc Mẹ cũng luôn nghĩ về ngày xưa.
Nhớ ra con Thiêu thân. Hồi nhỏ đi sơ tán về vùng quê, có lần được dự "Đêm hoa đăng" của học trò. Những đêm ấy vui lắm. Tối đêm mà ai cũng quàng khăn đỏ như đi học, trống ếch cà rùng, cà rùng. Mọi người mang đèn dầu hôi thắp sáng đặt trên một thau nước rồi để ở từng góc ruộng cho đám con Thiêu thân bay vào, rơi xuống và chết lớp lớp trong thau nước. Hồi nhỏ nhớ là nó làm hại cây lúa, chết đi là phải. Nhưng sao nó dại tự lao đầu vào đèn, đúng là đồ con Thiêu thân. Con Bù mắc cũng gần giống kiểu con Thiêu thân, cũng dại, chắc nghe lời ai xúi, bấy nhiêu năm tới giờ, cứ thấy ánh sáng, ánh màu đo đỏ ở đâu là lao tới.
Những năm tháng đi biển, thường xuyên đi về các tỉnh miền Tây nơi tàu neo đậu, hai bên đường không có mấy công ty, nhà xưởng hay nhà cửa như bây giờ. Mới qua khỏi xa cảng miền Tây là đã thấy thôi là ruộng lúa bạt ngàn. Miếng ruộng này lúa mới cắt mấy bữa, đang đốt đồng thơm mùi rơm rạ. Miếng kế bên lúa đang chín. Kế nữa lúa đang trổ đòng còn xa xa ngoài kia thấy người ta đang xạ lúa. Lúa mần quanh năm, là con Bù mắc nó từ đây mà ra.Ngày đó còn đi biển. Sau mỗi hành trình, tàu về chạy trong luồng. Chiều xuống là lúc tàu về gần nơi thị tứ buông neo, khi ở Mỹ Tho, lúc Sa Đéc, khi Mỹ Luông, Vàm Nao, khi cặp bờ lúc cảng Cần Thơ, Long Xuyên... Mấy nơi này nhiều Bù mắc lắm. Biết có nó là khó chịu nên tối đến tắt hết đèn trong phòng, đóng cửa táp lô thật kín, không hiểu bằng cách nào đám Bù mắc vẫn chun vô ngủ chung với mình. Thế là ngứa là gãi, ngứa riết gãi riết. Cả đêm nằm ngủ lơ mơ, đập, gãi, lại ngủ tiếp, riết rồi cũng quen, sáng ra là quên.
Năm ấy ở Sài Gòn cũng có nhiều Bù mắc. Biết tẩy tụi nó rồi, lại tắt hết đèn trong phòng, chỉ mở một cái ở hồ cá kiểng suốt đêm, đánh lừa Bù mắc sa vào hồ cho đám cá hồn nhiên ăn no. Ấy vậy mà vẫn có một đám Bù mắc tinh khôn chun vô phòng làm phiền mẹ. Thì ra là tại cái ti vi, nó sáng lại có màu đo đỏ, mẹ nói vậy.
Nhớ ra con Thiêu thân. Hồi nhỏ đi sơ tán về vùng quê, có lần được dự "Đêm hoa đăng" của học trò. Những đêm ấy vui lắm. Tối đêm mà ai cũng quàng khăn đỏ như đi học, trống ếch cà rùng, cà rùng. Mọi người mang đèn dầu hôi thắp sáng đặt trên một thau nước rồi để ở từng góc ruộng cho đám con Thiêu thân bay vào, rơi xuống và chết lớp lớp trong thau nước. Hồi nhỏ nhớ là nó làm hại cây lúa, chết đi là phải. Nhưng sao nó dại tự lao đầu vào đèn, đúng là đồ con Thiêu thân. Con Bù mắc cũng gần giống kiểu con Thiêu thân, cũng dại, chắc nghe lời ai xúi, bấy nhiêu năm tới giờ, cứ thấy ánh sáng, ánh màu đo đỏ ở đâu là lao tới.
Những năm tháng đi biển, thường xuyên đi về các tỉnh miền Tây nơi tàu neo đậu, hai bên đường không có mấy công ty, nhà xưởng hay nhà cửa như bây giờ. Mới qua khỏi xa cảng miền Tây là đã thấy thôi là ruộng lúa bạt ngàn. Miếng ruộng này lúa mới cắt mấy bữa, đang đốt đồng thơm mùi rơm rạ. Miếng kế bên lúa đang chín. Kế nữa lúa đang trổ đòng còn xa xa ngoài kia thấy người ta đang xạ lúa. Lúa mần quanh năm, là con Bù mắc nó từ đây mà ra.Ngày đó còn đi biển. Sau mỗi hành trình, tàu về chạy trong luồng. Chiều xuống là lúc tàu về gần nơi thị tứ buông neo, khi ở Mỹ Tho, lúc Sa Đéc, khi Mỹ Luông, Vàm Nao, khi cặp bờ lúc cảng Cần Thơ, Long Xuyên... Mấy nơi này nhiều Bù mắc lắm. Biết có nó là khó chịu nên tối đến tắt hết đèn trong phòng, đóng cửa táp lô thật kín, không hiểu bằng cách nào đám Bù mắc vẫn chun vô ngủ chung với mình. Thế là ngứa là gãi, ngứa riết gãi riết. Cả đêm nằm ngủ lơ mơ, đập, gãi, lại ngủ tiếp, riết rồi cũng quen, sáng ra là quên.
Năm ấy ở Sài Gòn cũng có nhiều Bù mắc. Biết tẩy tụi nó rồi, lại tắt hết đèn trong phòng, chỉ mở một cái ở hồ cá kiểng suốt đêm, đánh lừa Bù mắc sa vào hồ cho đám cá hồn nhiên ăn no. Ấy vậy mà vẫn có một đám Bù mắc tinh khôn chun vô phòng làm phiền mẹ. Thì ra là tại cái ti vi, nó sáng lại có màu đo đỏ, mẹ nói vậy.
Sáng ra Mẹ vẫn bị ngứa, gãi trầy cả chân. Xót Mẹ lại nói: "Bù mắc nhiều chắc lại trúng mùa đó Mẹ". Mẹ thôi gãi, lại cười: "Ừ, Mẹ quên, nhưng đừng có đánh lừa mẹ, Bù mắc hại lúa chớ trúng mùa là sao?"
.
Một bữa hỏi mẹ, con tính đi thăm ngoại bé Nhí, qua bên Mỹ lận, mẹ thấy sao. Mẹ nói các con nên đi đi. Bà ngoại nghe đâu mới mổ tim, lại hơn Mẹ mấy tuổi. Ở nhà còn có tụi nó quanh đây, chạy qua chạy lại được mà, Mẹ thấy đang khỏe lắm. An tâm, vợ chồng cùng nhau đi thăm ông bà ngoại và tiện coi nơi ăn học của con gái lớn. Đi xa vẫn nhớ nụ cười của Mẹ với câu nói đùa: Mẹ với cái Ny ở nhà coi chừng nhà cho.
Đi xa ít bữa, không ngờ ở nhà Mẹ bệnh nhưng Mẹ cũng ráng đợi các con về đủ rồi mới ra đi mãi. Mẹ chẳng muốn con cháu hầu bệnh một ngày, nên vào viện rồi Mẹ đi luôn ở đó, như ngọn đèn sáng tới lúc hết dầu rồi tắt.
Tới thắp nhang cho Mẹ ở nhà tang lễ có cặp vợ chồng lạ, gia đình nói là khách của anh đấy. Nhìn thấy quen quen mà nhớ chưa ra. Anh ấy nắm tay: Xin chia buồn cùng anh, tôi ở hẻm 28... tôi có chút chuyện muốn nói với anh. "A" lên chợt nhớ và cười với anh: Bữa nay coi anh ăn mặc lạ quá nên không nhận ra. Sau nghĩ lại thấy mình vô tình, sơ sót, nếu có nghĩ chắc lẽ anh sẽ mỉm cười, đùa: "Bộ mọi ngày coi tui lùi xùi lắm sao?"
Đó là người chạy xe hon da ôm đứng ở đầu hẻm, mỗi khi đi về ngang thường mỉm cười và gật đầu chào. Anh và tôi tuổi cũng xem xem.
"Anh ấy, là tui đó, cấm tôi đi xe ôm vì đường xá, xe cộ bây giờ lộn xộn lắm, mẹ thì đã yếu rồi, có đi đâu phải đi taxi chớ không có ngồi hon da, thế nhưng làm sao tôi dám đi taxi, tốn tiền lắm, xót ruột lắm. Anh mà cho anh ấy biết tôi đi xe ôm của anh là không được với tôi đấy". Bà dặn tui vậy đó, người xe ôm nói: "Vậy mà... mới đây mà bà đã là người thiên cổ"... Anh nói tiếp. "Bữa nay mới dám nói anh hay, đừng nghĩ gì, đừng giận gì tui nghe. Tính tui vốn cẩn thận, đâu đó lắm. Nhà chị em anh, nhà ông bác sỹ thường khám bệnh cho bà và nhà mấy người bạn già của bà tôi biết hết trơn"...

Lúc ra về người lái xe ôm nắm chặt tay: Tôi mất Mẹ sớm lắm. Bữa nào có giờ đi nhậu với tôi một bữa nghen, coi bộ tôi khoái anh rồi đó.
Năm nay cả nhà đi thăm ngoại.
Không còn Mẹ ở nhà coi chừng nhà cho.
(Những bài viết soạn lại)
Không còn Mẹ ở nhà coi chừng nhà cho.
(Những bài viết soạn lại)