Viết cho Hai Thành, Hoàng tử, bạn bè Mekoship
và những người yêu sông nước.
và những người yêu sông nước.
Nước khi lớn khi ròng, mùa trong xanh hay mùa nước đổ cuộn đục phù sa, giữa mùa nước nổi thì ngập trắng đồng, dòng sông Tiền sông Hậu với những kinh rạch dọc ngang của nó miệt mài năm tháng chảy, gắn bó bao đời với người nông dân miền Tây.
Sông nước ấy rửa phèn rửa mặn, sông nước ấy mang nặng phù sa về làng quê trù phú, cho những mùa màng hạt lúa vàng thơm thảo, cho cây trái ngọt lành, cho cá tôm bốn mùa con nước chảy. Ai đó đã từng sống với miền đất này sẽ hiểu và sẽ yêu mến những dòng sông, những dòng kinh và con người ở nơi đây biết bao.
Sông nước Miền Tây một thời quá nhiều kỉ niệm, chợt một đêm nằm nhớ.
Từ cảng Cần Thơ xuôi sông Hậu ra Cửa Định An tới biển chỉ vài ba giờ tàu chạy nhưng ít khi anh em đi theo tuyến này. Thay vì đi con đường ngắn ấy, mọi người lại thích đưa con tàu đi theo đường vòng. Nghĩa là chạy ngược dòng sông Hậu, lên tới gần Long Xuyên tắt ngang Vàm Nao qua gặp sông Tiền rồi mới xuôi xuống, đi Cửa Tiểu ra biển. Có một hai lý do về luồng lạch nhưng chủ yếu là nhiều người đều mong có một đêm neo đậu trên dòng sông quê, một đêm tàu nghỉ ngơi bên một thị trấn ven sông sáng đèn.
Tàu buông neo vừa xong khi chiều xuống là nghe tiếng lạch bạch chạy tới của những chiếc ghe gắn máy Koler đi tới từ hai bên bờ. Thế rồi ghe tàu tíu tít bán mua, trao đổi hàng hóa. Giản đơn là những cây trái, rau xanh, tôm cá hay con heo con gà, của nhà mang tới. Những thức ăn tươi dự trữ cho một chuyến đi mới.
Đi ra vào mùa nước trong, thủy thủ nhớ lấy cho đầy két nước sinh hoạt của tàu dùng cho tắm giặt cả chuyến đi, nước con sông quê ngày ấy trong sạch lắm.
Cánh thủy thủ sẽ lên bờ để mua thêm một hai món đồ dùng cá nhân còn thiếu trước chuyến đi xa. Vài chục hột gà tre hay dăm hũ rau muống muối chua, nhớ nhà khi đói lòng.
Trước khi trở về tàu, dù là chuyến đi hay về, cứ phải ngất ngư một đêm thị trấn bên sông, nghe đôi câu tân cổ giao duyên, dóc chuyện đời cùng các em gái miền quê sông nước. Và để mang theo nỗi nhớ quê mà còn nhớ đường về...
Trước khi tàu về nước thế nào cũng tìm cách nhận lấy một số hàng cho cảng Cần Thơ để sau mỗi chuyến đi xa phải được về cảng nhà, sau đó rồi mới tới cảng lạ cũng được, để trả hàng về hoặc lấy hàng đi.
Tàu về cũng không vô Cửa Định An theo sông Hậu mà chạy lên Cửa Tiểu để đi vào luồng sông Tiền. Lựa con nước vô, chiều xuống tới là nhìn thấy thị xã Mỹ Tho. Những mái nhà tầng và những ngọn ăng ten cao vút. Buông neo nhìn thành phố lên đèn và bơm nước con sông quê tắm rửa sạch sẽ cho con tàu sau những ngày vùi trong sóng gió của biển mặn, ta đã về nhà.
Nhớ cô bé lái đò bên cồn Mỹ Tho. Tàu mới buông neo ngoài sông là thấy ghe của Duyên chạy tới đầu tiên. Nhà có ba mẹ con thay nhau đưa thủy thủ đi bờ, miệt mài suốt đêm chèo đò chỉ để lấy một hai can dầu máy về sớm mơi mang bán.
Nhớ có bữa hai chị em gái chở giùm mớ hàng hóa qua cồn, xong việc đã quá khuya, mệt mỏi, ăn tạm gói mỳ, mệt quá, mấy anh em ôm nhau lăn ra ngủ trong tiếng máy đèn tàu chạy ầm ì. Bất chợt giật mình tỉnh giấc, nhìn thấy em mệt mỏi ngủ say sưa một bên, tay ấp má kề, tóc bết mồ hôi, lọn tóc mai xoăn nhắc đời em cực. Con tàu đi về nơi đây đã nhiều năm rồi, bữa ấy chợt thấy em đã lớn.
Nhớ cậu bé chèo đò ngang sông Hậu ngay cảng Hoàng Diệu. Em tên là Giang. Nhà Giang ở bên kia sông đối diện cảng. Buổi đi học buổi chèo đò ngang sông, hoặc ở nhà với mẹ và anh trai trồng cà trồng đậu. Nhà em nghèo, một mảnh vườn ven sông trước cửa nhà bước chân mịn phù sa, cây cối xanh tốt đầy hoa trái. Một bữa tàu cặp cảng chờ hàng, chèo đò qua sông tìm chào anh, em nói, học chưa tới đâu, mấy bữa nữa em phải đi lính rồi. Đã bấy nhiêu năm xa, bây giờ biết em ra sao.
Nhớ khúc sông ngay cầu cảng Hoàng Diệu ấy là nhiều tôm Càng xanh lắm. Một lần nghi ngờ đám thủy thủ đánh hàng rớt sông, anh Năm sếp sòng quan thuế ở tỉnh kêu hai chú thợ lặn nhảy sông mò lặn tìm. Cặp anh em song sinh ấy tên Thuận, Hòa, nhỏ con, hiền lành, ít nói chỉ nghe cười và lặn sông dai sức như hai con Rái. Hàng họ đâu không thấy, mỗi lần lặn xuống ngoi lên, hai đứa lại quăng lên bờ hai tay hai chú tôm Càng xanh thật bự. Lặn một hồi chán, bỏ đi làm chầu nhậu ngon lành. Người sông Hậu là vậy.
Lại nhớ một đêm khuya nhậu về ngồi chơi cầu cảng, Hoàng tử Bia cao hứng phách lối với Hai Thành dám lội qua sông Hậu, mọi người xúm lại cản cỡ nào cũng không nghe. Tuổi trẻ ngông cuồng và khờ dại. Ai biết tại ông trời còn thương cho nó ở lại nhậu với đời hay cái thằng nó khôn còn tỉnh trí quay trở lại bờ bám được sợi xích neo tàu. Đưa Hoàng tử lên được bờ mọi người mừng hết lớn. Đêm khuya vắng lặng, có bao nhiêu khăn trải bàn của căng tin cảng vơ hết ráo, gói Hoàng tử lại như một cái bánh ú lớn đặt trên hai cái bàn xáp lại, rồi cả đám ngồi đó coi cái bịch khăn bàn trắng run bần bật như mắc kinh phong mà cười.
Nhớ nhất ở Cần Thơ là ông già tía, nhà khu Bãi Cát. Trước cửa nhà tía có con rạch nhỏ nối ra sông Hậu. Đường vô nhà là một chiếc cầu tre cơ động, một đầu kéo lên xuống như một cách đóng mở cổng nhà. Bữa ấy buồn tình lang thang ngang nhà, thấy ngôi vườn tĩnh lặng thanh bình, sông nước chảy vòng quanh vườn nhà, đẹp quá, kêu đại "có ai ở nhà không?.." Một ông lão mang cái "tỏ" cũ kĩ cột nhằng nhịt dây kẽm trễ dưới sống mũi ló ra, tay mang theo cuốn sách coi dở. Ông lão hạ cây cầu cho mấy thanh niên lạ vô nhà mà không nghi ngại chi: "Mấy chú muốn vô vườn ư, mời vô chơi... có cuốn sách hay, "qua" đang mắc coi sách". Hỏi tía cho vô vườn nhậu được không, tía cười: "Bộ giờ này mấy đứa bay đã tính nhậu sao? Hạ cầu xuống tự mua đồ về mà nhậu. Chớ a... bữa nay hổng có đứa nào ở nhà. Cam quýt trong vườn có ăn nhớ lựa trái chín mà ăn". Bữa đó hỏi mới biết được nhà tía má con gái nhóc.
Sông nước miền Tây cho người ta quen với cầu tre, quen ghe xuồng sông nước. Người ta quen nước ngập trắng đồng, người ta nhớ con nước ròng nước lớn. Người ta có đi làm ăn đâu xa nhớ mùa lúa chín về quê cắt lúa phụ gia đình.
Cứ mỗi năm dịp tháng Tám tháng Mười, ở đâu đó trẻ nít vui đón Trung thu thì miền Tây vào mùa nước nổi. Nghe người quê kêu có nhớ cá Linh, nhớ bông Điên điển thì về...
Mùa cá Linh qua mau lắm và bông Điên điển không có người hái thì cũng mau... Về đi, về đi, ráng về đi anh ...
Đi ra vào mùa nước trong, thủy thủ nhớ lấy cho đầy két nước sinh hoạt của tàu dùng cho tắm giặt cả chuyến đi, nước con sông quê ngày ấy trong sạch lắm.
Cánh thủy thủ sẽ lên bờ để mua thêm một hai món đồ dùng cá nhân còn thiếu trước chuyến đi xa. Vài chục hột gà tre hay dăm hũ rau muống muối chua, nhớ nhà khi đói lòng.
Trước khi trở về tàu, dù là chuyến đi hay về, cứ phải ngất ngư một đêm thị trấn bên sông, nghe đôi câu tân cổ giao duyên, dóc chuyện đời cùng các em gái miền quê sông nước. Và để mang theo nỗi nhớ quê mà còn nhớ đường về...
Trước khi tàu về nước thế nào cũng tìm cách nhận lấy một số hàng cho cảng Cần Thơ để sau mỗi chuyến đi xa phải được về cảng nhà, sau đó rồi mới tới cảng lạ cũng được, để trả hàng về hoặc lấy hàng đi.
Tàu về cũng không vô Cửa Định An theo sông Hậu mà chạy lên Cửa Tiểu để đi vào luồng sông Tiền. Lựa con nước vô, chiều xuống tới là nhìn thấy thị xã Mỹ Tho. Những mái nhà tầng và những ngọn ăng ten cao vút. Buông neo nhìn thành phố lên đèn và bơm nước con sông quê tắm rửa sạch sẽ cho con tàu sau những ngày vùi trong sóng gió của biển mặn, ta đã về nhà.
Nhớ cô bé lái đò bên cồn Mỹ Tho. Tàu mới buông neo ngoài sông là thấy ghe của Duyên chạy tới đầu tiên. Nhà có ba mẹ con thay nhau đưa thủy thủ đi bờ, miệt mài suốt đêm chèo đò chỉ để lấy một hai can dầu máy về sớm mơi mang bán.
Nhớ có bữa hai chị em gái chở giùm mớ hàng hóa qua cồn, xong việc đã quá khuya, mệt mỏi, ăn tạm gói mỳ, mệt quá, mấy anh em ôm nhau lăn ra ngủ trong tiếng máy đèn tàu chạy ầm ì. Bất chợt giật mình tỉnh giấc, nhìn thấy em mệt mỏi ngủ say sưa một bên, tay ấp má kề, tóc bết mồ hôi, lọn tóc mai xoăn nhắc đời em cực. Con tàu đi về nơi đây đã nhiều năm rồi, bữa ấy chợt thấy em đã lớn.
Nhớ cậu bé chèo đò ngang sông Hậu ngay cảng Hoàng Diệu. Em tên là Giang. Nhà Giang ở bên kia sông đối diện cảng. Buổi đi học buổi chèo đò ngang sông, hoặc ở nhà với mẹ và anh trai trồng cà trồng đậu. Nhà em nghèo, một mảnh vườn ven sông trước cửa nhà bước chân mịn phù sa, cây cối xanh tốt đầy hoa trái. Một bữa tàu cặp cảng chờ hàng, chèo đò qua sông tìm chào anh, em nói, học chưa tới đâu, mấy bữa nữa em phải đi lính rồi. Đã bấy nhiêu năm xa, bây giờ biết em ra sao.
Nhớ khúc sông ngay cầu cảng Hoàng Diệu ấy là nhiều tôm Càng xanh lắm. Một lần nghi ngờ đám thủy thủ đánh hàng rớt sông, anh Năm sếp sòng quan thuế ở tỉnh kêu hai chú thợ lặn nhảy sông mò lặn tìm. Cặp anh em song sinh ấy tên Thuận, Hòa, nhỏ con, hiền lành, ít nói chỉ nghe cười và lặn sông dai sức như hai con Rái. Hàng họ đâu không thấy, mỗi lần lặn xuống ngoi lên, hai đứa lại quăng lên bờ hai tay hai chú tôm Càng xanh thật bự. Lặn một hồi chán, bỏ đi làm chầu nhậu ngon lành. Người sông Hậu là vậy.
Lại nhớ một đêm khuya nhậu về ngồi chơi cầu cảng, Hoàng tử Bia cao hứng phách lối với Hai Thành dám lội qua sông Hậu, mọi người xúm lại cản cỡ nào cũng không nghe. Tuổi trẻ ngông cuồng và khờ dại. Ai biết tại ông trời còn thương cho nó ở lại nhậu với đời hay cái thằng nó khôn còn tỉnh trí quay trở lại bờ bám được sợi xích neo tàu. Đưa Hoàng tử lên được bờ mọi người mừng hết lớn. Đêm khuya vắng lặng, có bao nhiêu khăn trải bàn của căng tin cảng vơ hết ráo, gói Hoàng tử lại như một cái bánh ú lớn đặt trên hai cái bàn xáp lại, rồi cả đám ngồi đó coi cái bịch khăn bàn trắng run bần bật như mắc kinh phong mà cười.
Đội tàu Cần Thơ nhậu Bãi Cát vườn nhà chú Bảy Tuấn. |
Cứ mỗi năm dịp tháng Tám tháng Mười, ở đâu đó trẻ nít vui đón Trung thu thì miền Tây vào mùa nước nổi. Nghe người quê kêu có nhớ cá Linh, nhớ bông Điên điển thì về...
Mùa cá Linh qua mau lắm và bông Điên điển không có người hái thì cũng mau... Về đi, về đi, ráng về đi anh ...