Bữa nay viết lại một bài cũ, mấy bạn hiền đọc lại nghe, và giật cái tít trên cho nó máu, để "com cầu", he he... và để chia sẻ với những người chưa hẳn cao tuổi, mới chỉ kêu là "trọng trọng" tuổi thôi trong đám bạn blogger "giừ".
Người già và vé số dạo. |
Người đời nói bốn chín chưa qua năm ba đã tới. Ấy là "giừ" rồi, là nhắc người ta cẩn thận với cái tuổi dễ có tai nạn để mà tránh. Nếu đã bước qua cái tuổi năm mươi là U60 ráo. Kêu là "hội giừ" cho vui vui chứ kêu tới "hội người cao tuổi" thì thôi rồi, nghe xa quá, ngại ngại.
Người ta nói khi lớn tuổi có nhiều người trở về trạng thái của con trẻ. Càng lớn tuổi tính tình càng giống con trẻ hơn. Ai "lịch" thì người ta nhẹ nhàng nói, ui... tại người già nên hơi khó tính một tí ấy mà. Người trẻ khó chịu kêu là người già hâm. Thực ra có khi là tật của tuổi già. Nhiều tật lắm. Chuyện vui tí về tật hoài cổ và hay dỗi của lứa tuổi, giống như con trẻ.
Người già với gánh hàng rong. |
Đọc bên nhà bạn Lana, thấy có chuyện của một trò kể, "Năm nay cô giáo mới môn Hóa chán quá. Hỏi chán sao? Đáp: cô nhiều tuổi rồi, dạy thì ít giảng đạo đức thì nhiều. Lớp con là lớp ngoan nhất trường, từ đầu năm đến giờ gần như tuần nào cũng giành cờ thi đua. Thế mà cô giáo môn Hóa cứ bắt lỗi suốt, cứ có tý lỗi là cô bỏ hàng 20-30 phút ra "giáo dục công dân", thường là bằng cách kể chuyện ngày xưa thế nọ thế kia, rằng nhiều học trò xưa của cô, thậm chí cả các bậc phụ huynh, nay vẫn cảm ơn cô vì cô đã nghiêm khắc dạy dỗ. Điều đó có thể đúng, nhưng cách đó chả thuyết phục được ai, nhất là tụi trẻ @. Nên cứ đến giờ Hóa là chả đứa nào thiết học, đúng hơn là nghe giảng đạo đức. Thế là cô dỗi, lại càng kể nhiều chuyện xưa".
Nghĩ bụng, vậy là cô giáo của bạn í có tật kể lể hoài cổ cộng thêm cả bịnh dỗi nữa.
Nghĩ bụng, vậy là cô giáo của bạn í có tật kể lể hoài cổ cộng thêm cả bịnh dỗi nữa.
Chợt giật mình thấy ít lâu nay mấy anh "giừ" nhà mình trò chuyện bắt đầu có biểu hiện "hồi đó hồi đó đó..."
Người già vé số đg Lê Duẩn-SG. |
Một buổi sáng tại một quán phở bên Tân Thuận. Quán phở Bắc hiếm hoi ở khu vực này nên khách ra vô đông, không ai để ý tới một bà cụ ở một góc nhà. Bà cụ đang loay hoay dọn thu thu dọn quần áo cũ, vật dụng cá nhân vô một cái giỏ xách. Bà cụ là mẹ của chủ quán, chắc là con cháu đưa cụ ở quê vô.
Có tiếng ai đó mời ăn sáng, bà vẫn ngồi đó im lặng. Một hồi, kéo nhẹ chiếc ghế kế bên, bà đặt lên ghế cái giỏ xách và im lặng ngồi nhìn vào khoảng không. Rồi, bà nói một mình rất nhỏ, nói mà như không nói với ai, nói mà như một hơi thở dài. "Quần áo, đồ dùng cũ, nhưng mà còn dùng tốt, sao lại vứt bỏ hết của tôi chớ".
Đôi mắt người già bạc màu nhìn xa xôi. Bà cụ dỗi con cháu một chuyện gì.
Một bữa cả nhà mới ăn cơm xong được một khúc, thấy vợ con ngồi kế bên mà không có ai động đậy, chí ít cũng lấy giùm cây tăm miếng nước uống, hai tay nâng niu cho phải phép, kiểu làm sang phong cách "cậu mợ". Lại nghĩ mình là người chủ bự nhất gia đình, là người lớn tuổi nhất, kiểng nhất, là người đàn ông duy nhất, đương nhiên đẹp trai nhất trong nhà... Với bấy nhiêu cái nhứt nhứt ấy đáng để "yết kiêu", đáng được ưu đãi, vậy mà không được ai quan tâm, thế là dỗi.
Nghĩa là ngồi yên lặng hổng thèm nói năng chi hết, mặt đăm chiêu ngó qua một bên, lâu lâu liếc trộm qua một miếng coi người ta có nhúc nhắc gì không. Ngồi hoài không thấy ai ngó mình, mẹ con vẫn say sưa ngồi "tám" chuyện gì đó ở lớp ở trường, lâu lâu lại cười he he, càng bực bội. Một hồi thấy dỗi không được gì đành đánh tiếng:
- Chớ... a, sao cơm nước xong nãy giờ hổng thấy ai mang tui cây tăm ly nước nào ta.
![]() |
Dỗi. |
- Chớ... a, sao cơm nước xong nãy giờ hổng thấy ai mang tui cây tăm ly nước nào ta.
Thế là mẹ con giành nhau mỗi người hai tay mang một thứ:
- Bố bố, đây đây, có ngay có ngay...
Lại tám tiếp, lại he he tiếp. Nghe một hồi im lặng, thấy mẹ con nhìn nhau rồi cùng quay qua:
Lại tám tiếp, lại he he tiếp. Nghe một hồi im lặng, thấy mẹ con nhìn nhau rồi cùng quay qua:
- Ủa... nãy giờ không nghe tiếng bố nói gì? thế... thế ...bố dỗi đấy à? Rồi cùng nhau đồng loạt cười he he thật lớn phát nữa.
Người ta chọc mình, người ta còn biết tẩy mình nữa, quê một cục! Đành phải làm huề he he cười theo. Nghĩ bụng dỗi là thiệt thòi.
Người ta chọc mình, người ta còn biết tẩy mình nữa, quê một cục! Đành phải làm huề he he cười theo. Nghĩ bụng dỗi là thiệt thòi.
Bạn nhậu thỉnh thoảng có người dỗi. Nhiều bữa ngồi rề rà dăm ba sợi, quá cữ có người nói nhiều, hồi nói đi nói lại, một chiện nói hoài, nhắc nhẹ phát thế là bạn dỗi. Lần khác cũng vậy, có người muốn nhắc một câu, ăn nhậu không chơi nói tục, không nói lớn trong bàn, lại sợ trật ý bạn, lại cứ sợ bạn dỗi, mai mốt nó không thèm chơi chung nữa là buồn.
Mình chưa tới mức dỗi nhưng ghét, chiều cuối tuần không ghé nhóm bạn nhậu nữa, được mấy bữa ngồi nhà buồn héo luôn. Nhưng vẫn nghĩ ăn nhậu có một vài thói quen không hạp hàng xóm, không tự coi mình, không sửa riết thành tật, lại tật người lớn tuổi.
Nghĩ càng lớn thêm, các quan hệ xã hội từ từ giảm đi, nói cách khác có chọn lựa hơn. Bạn bè bây giờ hầu như là bạn đồng học thời phổ thông, đại học, gần đây thêm một ít các bạn chơi blog. Những mối quan hệ vô tư lự, đã nhậu với nhau rồi, nhậu vài lần thấy nhau được được, lâu lâu ngồi nói dóc, chia sẻ được tí vui tí buồn, cho đời nó tươi. Làm bạn được với nhau vậy là quý, ráng giữ gìn, chớ người đời thì "triệu người quen có mấy người thân..."
Nghĩ vậy mà có đôi khi suýt dỗi đám bạn blog. Ai đời, người ta rõ ràng blog anh Đỗ, chữ to hẳn hòi, vậy mà mấy nhỏ kia 'tiêng triềng" sao cả làng kêu bác Đỗ hết. Người gặp rồi thấy tóc bàng bạc, mặt nhăn nhăn không nói, cả những người ở xa đẩu đâu, chưa gặp bao giờ, "anh" Đỗ hổng thấy ai kêu, kêu ráo "bác" Đỗ. Biên giới rạch ròi, hết cửa. Dã man hết biết luôn.
Người ta mới có ba mấy năm mươi, dư chút chíu, chưa về hưu mà. Trong hội có mỗi thằng em nhỏ tuổi kêu "anh cả", nghe đặng, khoái cái lỗ nhĩ, hổng ai biết tuổi biết giừ.
Mình chưa tới mức dỗi nhưng ghét, chiều cuối tuần không ghé nhóm bạn nhậu nữa, được mấy bữa ngồi nhà buồn héo luôn. Nhưng vẫn nghĩ ăn nhậu có một vài thói quen không hạp hàng xóm, không tự coi mình, không sửa riết thành tật, lại tật người lớn tuổi.
Người già và chợ hẻm. |
Nghĩ vậy mà có đôi khi suýt dỗi đám bạn blog. Ai đời, người ta rõ ràng blog anh Đỗ, chữ to hẳn hòi, vậy mà mấy nhỏ kia 'tiêng triềng" sao cả làng kêu bác Đỗ hết. Người gặp rồi thấy tóc bàng bạc, mặt nhăn nhăn không nói, cả những người ở xa đẩu đâu, chưa gặp bao giờ, "anh" Đỗ hổng thấy ai kêu, kêu ráo "bác" Đỗ. Biên giới rạch ròi, hết cửa. Dã man hết biết luôn.
Người ta mới có ba mấy năm mươi, dư chút chíu, chưa về hưu mà. Trong hội có mỗi thằng em nhỏ tuổi kêu "anh cả", nghe đặng, khoái cái lỗ nhĩ, hổng ai biết tuổi biết giừ.
Thấy có nhiều người hay dỗi hoặc kể lể nhưng rõ đó là một bệnh của lứa tuổi, càng cao tuổi càng dễ có. Nhưng thôi, biết rồi, mang tật "kể lể và dỗi" là thiệt thòi.
Khi ta dỗi sẽ làm những người đối diện khó xử. Ngồi kể lể ngày xưa có thể làm mất vui một bữa cơm gia đình, làm dang dở một cuộc đi chơi cùng chúng bạn hoặc làm lợn cợn cho một buổi nhậu xả hơi cuối tuần, uổng rượu uổng mồi. Mà dỗi và kể công thì chỉ được với những người thân thiết với mình, vậy thì kể, thì dỗi chi dzợ, cho cả mình và cả người ta phải suy nghĩ. Nên dứt khoát là thiệt chớ không có lợi.
Cứ nghĩ như vậy nên lâu lâu có việc gì suýt dỗi lại tự nhắc mình thôi đừng có dỗi, nhớ đừng có dỗi! Dỗi chỉ có thiệt thòi mà thôi. Và có muốn kể chuyện hoài cổ cho con cháu nghe, phải lựa lúc, lựa cách mà kể.
Năm nay mon men tới những người cao tuổi rồi, giật mình trách thời gian sao chạy mau quá, không ngồi đó nhậu đi để giờ cho người ta, còn biết bao nhiêu chuyện phải mần.
Chiều cuối tuần nào hội "giừ" cũng ngồi với nhau. Chiều nay sẽ nâng ly mừng cho những người cao tuổi, khỏe luôn và sáng suốt hết luôn.
Năm nay mon men tới những người cao tuổi rồi, giật mình trách thời gian sao chạy mau quá, không ngồi đó nhậu đi để giờ cho người ta, còn biết bao nhiêu chuyện phải mần.
Chiều cuối tuần nào hội "giừ" cũng ngồi với nhau. Chiều nay sẽ nâng ly mừng cho những người cao tuổi, khỏe luôn và sáng suốt hết luôn.