Lý Sơn là
một hòn đảo hình thành từ ba ngọn núi lửa cũ, địa hình và đất đai trên đảo từ nham thạch phun trào đã qua hàng nhiều triệu năm. Lý Sơn còn mang một tên
khác là Cù lao Ré, cái tên của ông cha đặt ra từ thuở đi khai phá miền đất này theo một loài cây hoang dại mọc nhiều trên đồng đất nơi đây.
Hòn
đảo từ bao đời của những người nông dân và chài lưới nằm ngoài khơi biển Đông thuộc Quảng Ngãi, cách đất liền tính từ bến tàu Sa Kỳ
gần hai chục hải lý. Nơi ấy có những
người con của biển cả, bao năm qua vẫn đi về biển đảo Hoàng Sa nhiều gian nan,
nhiều bão tố. Họ là những người lính hải đội Hoàng Sa năm xưa hay những người
dân lành sống nghề đánh cá. Họ đi biển, làm ăn và gìn giữ vùng trời vùng biển
của ông cha mình từ bao đời nay.
Huyện đảo Lý Sơn có ba xã Vĩnh An, An Hải và An Bình hình thành từ đảo Lớn và đảo Nhỏ nằm kế. Trên đảo Lớn có nhà truyền thống hải đội, Âm linh tự thờ vong hồn liệt sĩ Hoàng Sa, nhà thờ cai đội và những ngôi mộ gió bởi có rất nhiều những người con của biển ra khơi đã không trở về. Thiên nhiên và bão tố, và gần đây là giặc giã xóm giềng phương Bắc. Nhiều lắm những giọt nước mắt của những người vợ, của con cái và người thân trong ngày tháng ngóng chờ tàu đi rồi tàu về, có những người chờ mãi, chờ mãi, chờ hết cả một đời...
Khi những người trai của gia đình ra khơi, những người nữ chịu thương chịu khó ấy ở nhà nuôi con, gắn với đồng đất, với cát nóng và những loài cây trồng mang đặc thù Lý Sơn, thơm ngon thương quý.
Huyện đảo Lý Sơn có ba xã Vĩnh An, An Hải và An Bình hình thành từ đảo Lớn và đảo Nhỏ nằm kế. Trên đảo Lớn có nhà truyền thống hải đội, Âm linh tự thờ vong hồn liệt sĩ Hoàng Sa, nhà thờ cai đội và những ngôi mộ gió bởi có rất nhiều những người con của biển ra khơi đã không trở về. Thiên nhiên và bão tố, và gần đây là giặc giã xóm giềng phương Bắc. Nhiều lắm những giọt nước mắt của những người vợ, của con cái và người thân trong ngày tháng ngóng chờ tàu đi rồi tàu về, có những người chờ mãi, chờ mãi, chờ hết cả một đời...
Khi những người trai của gia đình ra khơi, những người nữ chịu thương chịu khó ấy ở nhà nuôi con, gắn với đồng đất, với cát nóng và những loài cây trồng mang đặc thù Lý Sơn, thơm ngon thương quý.
Về với Lý Sơn, thấy người dân trồng khá nhiều loại rau, hoa
màu với mè đậu, dưa hấu và cả những thửa ruộng bắp mới thu hoạch. Đồng đất ở đảo
thích hợp với nhiều loại cây nhưng trong đó hai loại cây đặc sản của đảo đã
nổi tiếng khắp trong và ngoài nước, rất được nhiều bà nội trợ ưa chuộng là hành
và tỏi. Nổi tiếng nhất là tỏi Lý Sơn.
Gặp một cô bé ở cổng chùa Hang, em mới thi hết phổ thông, nghỉ ngơi chờ ngày thi đại học, tranh thủ phụ mẹ giữ xe miễn phí cho du khách tới vãn cảnh chùa. Giới thiệu về đặc sản của Lý Sơn, mang tỏi mời khách, tươi cười em nói, thứ này kêu là tỏi cô đơn, tỏi mồ côi hay là tỏi một cũng nó, tức là củ tỏi chỉ có một tép một, người xứ Quảng rất quý tỏi này vì không chỉ là một thứ gia vị nấu nướng mà còn để làm một loại thuốc quý có nhiều tác dụng chữa bệnh. Ngâm “tỏi một” với rượu trắng để chữa mỡ trong máu, trị cao huyết áp hay nâng cao sức đề kháng. Tỏi Lý sơn không biết chính xác đã trồng ở đất này từ khi nào. Nó nhỏ vừa, màu trắng, thơm dịu, cay dịụ, dễ thương lắm nghe.
Những thửa ruộng bậc thang cao thấp chênh nhau chỉ bằng bậc thềm nhà với ngoài sân, ngăn cách bằng những viên đá đen xám nham thạch của núi lửa xếp đặt ngẫu nhiên làm nên những tiểu cảnh đồng quê. Ở mỗi góc nhìn thấy đẹp, giản dị và riêng tư như vị cay thơm dịu dàng của những tép hành tỏi trồng trên đồng đất Lý Sơn.
Sau mỗi mùa tỏi, người nông dân ở đây có thể trồng đậu
trồng mè, rồi dưa hấu rồi hành, bắp, vừa để cải tạo đất vừa là xen vụ giữa hai mùa tỏi. Thường thì ba bốn năm người ta mới thay mới đất đai
một lần. Nếu nhà ai có dư dả và siêng năng, muốn đất tốt hơn, muốn cây
trồng cho năng suất cao hơn thì mỗi năm thay một lần.
Cát
biển xưa kia lấy ở gần bờ, rồi ra xa dần. Ghe mang cát đổ về ven bờ, rồi bơm
lên bãi. Người nông dân phải mua cát về đồng , bởi cát biển bây giờ là năm
bảy chục ngàn một khối. Có thời gian lên tới bạc trăm, là một chi tiêu khá lớn
cho mỗi nhà nông. Bởi vào mùa vụ còn nhiều nỗi lo, phân giống tưới tiêu. Ở
đảo không có hệ thống thủy lợi nên không có lúa nước và các thứ cây sống trên
nước. Người ta đóng những giếng nước ngoài ruộng rồi bơm lên bằng máy bơm xài
động cơ chạy dầu để hàng ngày tưới tắm cho hoa màu.
Chuẩn bị cho một vụ mùa mới, đồng đất ở đây được làm rất mất công và kỹ lưỡng. Đầu tiên là phải cào hết toàn bộ lớp đất cũ của mùa vụ trước bỏ đi để thay mới. Đất đỏ giống như đất bazan được mang về từ núi, cát trắng mang về từ biển khơi. Sau khi lớp đất đỏ được trải đều lên mặt ruộng chừng vài ba phân, người ta sẽ phủ lên một lớp cát cũng với độ dày như vậy.
Những củ hành hay tỏi giống sẽ được những bàn tay khéo léo trồng lên trên, phải làm sao cho phần gốc mai này sinh củ sẽ nằm trong lớp cát trắng mỏng xốp và
thoáng khí nhưng phần rễ lại được ăn vào lớp đất đỏ màu mỡ được thêm phân gio nằm phía dưới.
Loại cát trắng dùng để trồng hành tỏi có rất nhiều ngoài biển Lý
Sơn. Đó là thứ cát biển lẫn san hô với vỏ sò vỏ ốc qua bao năm tháng đã mềm mủn
đi, vỡ vụn và tơi xốp, có rất nhiều khoáng chất.
Cát được người ta hút ngoài biển lên những xà lan lớn, mang về
tập trung ở ven bờ, từ đó bơm lên một vựa cát, bán cho nhà nông mang ra đồng
ruộng. Thứ cát thiệt lạ, vừa che phủ cho củ tỏi tránh bớt cái nắng khắc nghiệt
mùa khô trên đảo, bớt phần bốc hơi nước dưới tầng đất đỏ, vừa làm cây tươi tốt lại tạo nên một hương
vị đặc biệt cho hành tỏi Lý Sơn, không ở đâu có được. Đó là một ban tặng của
thiên nhiên cho đồng đất, cho sự chịu thương chịu khó của người nông dân Lý Sơn.
Ai đó đã một lần đến với Lý Sơn, thăm nhà truyền thống hải đội Hoàng Sa, nhà thờ cai đội và những ngôi mộ gió, thăm chùa thăm dinh, nhớ thăm bãi biển nhỏ và chụp lấy vài tấm hình vách đá núi lửa. Ta sẽ để một ít thời gian đến với người nông dân. Sau mùa thu hoạch tỏi, sản vật nổi tiếng của đảo, sẽ gặp và trò chuyện cùng họ trên ruộng đồng với công việc làm mới đồng đất nơi này. Những đống đất đỏ ba zan, đống cát san hô trắng đổ sẵn hai bên đường, những ruộng bậc thang áo mới thay, đẹp lắm. Và hãy nhớ mua về một ít hành tỏi để làm quà. Thứ hành tỏi rất thơm ngon chỉ trồng được ở đồng đất Lý Sơn này thôi, bạn nhé.
Bác Đỗ ơi, bài này sẽ đăng báo phải không, hay và nhẹ nhàng lắm ạ.
Trả lờiXóaHồi trước em được cho một chùm tỏi Lý Sơn, trắng tinh và thơm dịu, ăn hết rồi mà còn nhớ mãi.
Bác ơi,
Trả lờiXóaBác có buôn tỏi Lý Sơn không?
Sax!Qùa đâu hổng thấy?
Trả lờiXóa-NLVD,
Trả lờiXóaTỏi LS bóc vỏ hơi mất công phải không.
Đi biết thêm, viết mấy chuyện này cho con, cho bạn bè và cả mình nữa. Tui nghe người ta trồng tỏi trên cát lâu rồi, lạ và bây giờ mới biết đấy bạn ạ.
-CC,
Trả lờiXóaNếu muốn buôn tỏi thì buôn ngược tỏi mang từ Tư Nghĩa (Q.Ngãi) vô đảo sẽ có lời đó.
-AK7,
Trả lờiXóaTỏi hành chỉ mua cho vợ ở nhà thôi bạn ơi.
Ban HN:
Trả lờiXóaKo ngo DN lai co kien thuc uyen bac ve canh nong trong trot. Cai mon toi mo coi bay gio moi duoc biet. Cam on nha.
Mon bap hoa sua & oc len xao dua hap dan the ma minh chua duoc thuong thuc bao gio, cac cau chi cho minh "an ngo" tuc thiet do. Bao gio vo SG phai den nhe..
-NM,
Trả lờiXóaTại bạn không nhớ. Ở HN, dịp kỉ niệm 100 năm trường Bưởi, bạn Gtl đã làm món bắp hoa sữa này đãi bạn ở 38 T.Phú, trước ngày trở về SG.
bài này hay quá Bác, biết được nhiều thứ. Ông trời cũng công bình, ban cho những vùng hẻo lánh khó khăn những đặc ân khác để sống.
Trả lờiXóaHồi đó Mía có làm rượu tỏi cho Mẹ uống, giảm đau khớp và tốt cho tim, cũng phải dùng loại tỏi này.
-Mía,
Trả lờiXóaBiết được thêm cũng hay. Thứ tỏi một này bây giờ khá mắc và ăn tỏi ngon biết nhớ người trồng.
Rượu tỏi thường chữa bệnh đã là tốt, thiên hạ nói tỏi Lý Sơn càng tốt nhưng ra Lý Sơn mua tỏi rất có thể là tỏi Tư Nghĩa vì vẫn có những chuyến chở tỏi từ bờ ra đảo. Tỏi "cô đơn" cũng vậy, cô bé trông xe và bán dưa phụ mẹ nói: loại giá 400k/1kg là có pha, tôi mua về thì thấy đúng, ít "ai" chịu " cô đơn " lắm.
Trả lờiXóa-Việt,
Trả lờiXóaVậy là tỏi bữa đó bị pha sao? đàn ông mình không đi chợ được là vậy.
Hi DN & Glt,
Trả lờiXóaDa nho ra vu mon bap hoa sua o nha VietMy, dung la ve huu tri nho te qua di. Nhung con oc len xao dua thi dung la chua bao gio duoc thuong thuc dau nha.
NM
-NM,
Trả lờiXóaBữa nào có vô chơi SG, nhớ nhắc vụ ốc len xào dừa đó nghe.
Tỏi ngon mà nhét vào miếng beefsteak dày dày, nướng lên một phát ăn thơm nhức nhối luôn á bác. :)
Trả lờiXóa(Nhắn với bác là moon có đọc đàng hoàng, đọc không sót chử nào, nhưng mà đọc xong tự nhiên chỉ nghĩ đến miếng beefsteak nhét tỏi mà thôi, he he)
@Đỗ: Coi như mua tỏi giá cao thôi mà. Có tỉ lệ tỏi Lý Sơn là hơn tỏi thường rồi.
Trả lờiXóa@Đỗ: Coi như mua tỏi giá cao thôi mà. Có tỉ lệ tỏi Lý Sơn là hơn tỏi thường rồi.
Trả lờiXóa-Moon,
Trả lờiXóaĐúng rồi đó, tỏi này nhét vô miếng beefteak, hoặc ướp bò tùng xẻo là ngon ác luôn há.
-Việt,
Trả lờiXóaỪa, bữa ở nhà thấy bạn mình ngồi bàn lột tỏi phụ bếp trưởng, mà tại tui quên.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóachào gia chủ
Trả lờiXóagặp trang nhà của anh bên bạn LEM đôi lần, có đọc nhưng chưa có ý kiến. Hôm nay khi đọc thấy bạn viết món bò tùng xẻo, O Xuân lại nhớ đến ngày còn nhỏ, sống với Bọ một thời gian ở đường Đồn Đất,SG, gần đó có Bò Tùng Xẻo Lương Sơn Quán nằm ở số 30 LTTrọng thì phải, (nếu ghi địa chỉ sai anh điều chỉnh giùm) họ ướp tỏi vào những lát bò mỏng vừa phải để thực khách tự nướng trên vỉ, nên thịt chín tới mà tỏi không bị cháy khét, rất thơm. Họ có món sa lát dầu dấm ăn kèm với món bò tùng xẻo nữa. Quán đó được người sành ăn ghé rất đông vì món bò tùng xẻo, lẩu tôm, lẩu Thái chua cay, ốc hương +++Heineken ướp lạnh. Nhiều cổ đông trong quán này tự tay điều hành Lương Sơn Quán và trong số đó có hai anh là người gốc Huế.
Cám ơn anh đã đăng tải một bài thiệt hay, nhiều thông tin.
-Chào O Xuân ghé thăm,
Trả lờiXóaĐúng là món Bò tùng xẻo ấy của Lương Sơn Quán ở đường Lý Tự Trọng đó bạn. Nghe đâu còn mở thêm nhiều chi nhánh. Món ăn nổi tiếng, ngon và rất đông khách hồi nào giờ.
Bạn ở Đồn Đất là kế ngay đó rồi, đi nhậu gần sịt hà.
Phục tài các bác lớn tuổi quá, ngày xưa học giao thông, quân đội... thậm chí tại chức đại học mà văn viết đâu ra đấy. Quan sát, nhìn nhận tuyệt vời, văn viết nhẹ nhàng, đầy cảm xúc...
Trả lờiXóaBác ĐN làm cho em thấy xấu hổ cánh nhà báo bây giờ toàn copy với đăng tin giật gân vớ vẩn. :D
-Chào BaoPN,
Trả lờiXóaLâu mới thấy bạn ghé.
Mấy vụ viết lách có khi là cuộc sống thực tế cho mình chứ không cứ phải là người đi học nghề viết, mình nghĩ vậy.
Cám ơn bạn mình đã đọc và nhận xét.