Những người bạn ấy ở Hà Nội, mới được biết và hiểu về họ một phần nào qua những bài viết về đời lính chiến trận mạc trên trang viết của họ, yêu thích và cảm phục họ, một thời trai trẻ máu lửa nhưng yêu đời, yêu giọng văn mộc mạc và rất đời. Gặp họ ngoài đời, giản dị và dễ thương như chính họ.
Họ từng là những người lính quân tình nguyện Việt nam, năm xưa đến đất này làm nhiệm vụ quốc tế, giúp cho người dân Cambodia khỏi nạn diệt chủng của Khme đỏ, và cũng chính là chống lại cú thọc be sườn hiểm độc trước khi cuộc chiến trực diện biên giới ba mươi hai năm trước của người láng giềng phuong Bac tham lam muôn thuở. Nhiều năm sau này thấy người ta ngại ngùng ít muốn nhắc tới, sẽ có một ngày vào lãng quên.
Gặp gỡ một buổi chiều rồi cùng nhau lên đường gió bụi với những người bạn mới.
Cùng với những người cựu binh trở lại đất nước này, một chặng đường dài vòng quanh Biển Hồ, hướng Tây Bắc theo đường 1, vào đường 5, gặp đường 6 ở Sisophon gần biên giới Thái ngược về Siem Reap, xuống Kampong Cham rồi trở về Phnom Penh. Chuyến đi du lịch, thăm thú đất nước của chùa tháp và còn để sống lại những kỉ niệm, để tìm về những miền đất bom đạn năm xưa họ và đồng đội đã đi qua, đã đổ máu, đã nằm xuống. Rừng xưa nay đã xanh lá.
Gặp gỡ một buổi chiều rồi cùng nhau lên đường gió bụi với những người bạn mới.
Cùng với những người cựu binh trở lại đất nước này, một chặng đường dài vòng quanh Biển Hồ, hướng Tây Bắc theo đường 1, vào đường 5, gặp đường 6 ở Sisophon gần biên giới Thái ngược về Siem Reap, xuống Kampong Cham rồi trở về Phnom Penh. Chuyến đi du lịch, thăm thú đất nước của chùa tháp và còn để sống lại những kỉ niệm, để tìm về những miền đất bom đạn năm xưa họ và đồng đội đã đi qua, đã đổ máu, đã nằm xuống. Rừng xưa nay đã xanh lá.
Tùng, người Hà Nội, nhanh nhẹn và điềm đạm, là kĩ sư làm việc trong ngành xây dựng.
Có thể nhìn thấy trên gương mặt Tùng một chuyến đi mang nhiều cảm xúc. Anh hồ hởi khi đi qua một ngôi chùa nơi đóng quân xưa ở gần Udong, anh chau mày khi lộn đường đi tìm mãi cái ga xép nhiều kỉ niệm. Ngồi ghế phụ để tiện lên xuống hỏi đường và chiếc Nikon thường trực trên tay bắn liên tục suốt cả hành trình. Sẽ chờ đón thêm những câu chuyện rất tình người từ anh.
Căn, người cựu binh năm nay độ tuổi năm mươi, cười thật hiền: chiến tranh không phải trò đùa và súng đạn là đồ khùng điên. Ai mang được cái thân về nhà là được thấy mẹ già cười trong nước mắt. Ngồi một mình trầm ngâm bên một hồ nước ven thị xã Svay Rieng, đưa mắt nhìn thật xa, anh nói anh bị thương chính ở nơi này.
Nhà anh ở ngoại thành Hà Nội, cuộc sống tuy còn nhiều vất vả nhưng ổn định, con cái đã lớn. Anh vui chuyện và hài hước, hiền lành và thân thiện. Cứ hình dung câu chuyện đôi chim sáo của Tùng và Căn trên tàu lại bật cười và ân hận mãi bữa rồi anh bị say nắng nằm trong chợ Kampong Thom mà chẳng ai hay, may có bà con địa phương đỡ, không bị làm sao.
Anh Si ở miền Nam nên dễ dàng hơn sang thăm nước bạn. Vốn tiếng Khme tương đối của anh có thể nhảy xe bus đi chơi bụi dễ. Sau nhiều năm làm việc trở về, anh hiểu nhiều về nước bạn và những câu chuyện kể của anh về đời sống người dân ở đất này thật thú vị.
Qua một phum nhỏ nằm bên sông, ghé hỏi thăm đường đi, bà con nghe bộ đội tình nguyện năm xưa, thật mừng vui mời các anh vô nhà chơi. Bằng vốn từ Khme ít ỏi của các anh và đôi tay khéo léo, họ trò chuyện nói cười râm ran. Đâu đó thoáng bóng cô gái xinh xinh, ánh mắt và nụ cười rất Việt.
Trên đường thiên lý, không ít lần người dân biết những người lính tình nguyện năm xưa, ghé lại trò chuyện, họ hết sức mừng vui và quý trọng.
Bạn bè đồng ngũ của các anh ở nhà cùng theo bước chân của đoàn trên mạng. Một tin nhắn giữa hành trình dặn nhớ ghé chụp tấm hình sân bay Kampong Chnang nhé. Một cuộc điện thoại dặn đi tìm cố nhân. Có cái cô gái tên Ni xinh đẹp ở chợ Lech năm xưa ấy, bây giờ ra sao, cả đoàn vào chợ đi tìm, cũng gặp một chị Ni tóc giờ đã bạc, mà không phải nàng Ni năm xưa, vui thế.
Những năm đôi tám, thời trai trẻ của họ đi qua máu lửa, chứng kiến và ôm vào lòng những mất mát đau thương không thể bù đắp của bạn bè, đồng đội. Những người cựu binh ấy đã nhìn thấy một chế độ diệt chủng tàn ác của Khme đỏ trên đất nước Cambodia. Những câu chuyện về những thành phố không bóng người, những căn phố bỏ hoang, những cánh cửa kéo gỉ sét, những dòng người trốn chạy công xã nhân dân...
Bạn bè đồng ngũ của các anh ở nhà cùng theo bước chân của đoàn trên mạng. Một tin nhắn giữa hành trình dặn nhớ ghé chụp tấm hình sân bay Kampong Chnang nhé. Một cuộc điện thoại dặn đi tìm cố nhân. Có cái cô gái tên Ni xinh đẹp ở chợ Lech năm xưa ấy, bây giờ ra sao, cả đoàn vào chợ đi tìm, cũng gặp một chị Ni tóc giờ đã bạc, mà không phải nàng Ni năm xưa, vui thế.
Những năm đôi tám, thời trai trẻ của họ đi qua máu lửa, chứng kiến và ôm vào lòng những mất mát đau thương không thể bù đắp của bạn bè, đồng đội. Những người cựu binh ấy đã nhìn thấy một chế độ diệt chủng tàn ác của Khme đỏ trên đất nước Cambodia. Những câu chuyện về những thành phố không bóng người, những căn phố bỏ hoang, những cánh cửa kéo gỉ sét, những dòng người trốn chạy công xã nhân dân...
Theo chân những người lính về bên bờ sông Tonle Sab, nơi một người bạn nằm xuống. Bụi mù đất đỏ một cung đường sắt tìm về ga xép ở Bamak, nơi người đại đội trưởng hi sinh trên tháp nước. Và khói nhang miên man một chiều tắt nắng ven rừng lá Khộp khiến cho lòng ta chùng lại.
Rất nhiều khi thấy những người cựu binh yên lặng hồi lâu, mắt nhìn xa xăm nơi cánh rừng thưa hay khoảng không vô tận, biết là họ đang có những phút trầm ngâm nhớ lại và đang sống với hồi ức cùng đồng đội, với sự sống và cái chết, sự may mắn và số mệnh.
Đoàn nghỉ chân bên bờ Mekong. T/p Kampong Cham thơ mộng. |
Thành phố Phnom Penh yên ả nằm tại nơi giao nhau của dòng Tonle Sab chảy ra từ Biển Hồ và dòng Mekong chảy về từ phương Bắc. Ở nơi đây đôi dòng sông chỉ chạm nhẹ vào nhau để rồi lại lập tức lại chia tay nhau, dòng Mekong chảy vào Nam bộ mang tên sông Tiền còn dòng Sab xuôi về phía nam trên đất Cambodia mang một cái tên khác Bassac, rồi dòng Bassac chảy vào đất Việt mang tên Hậu giang hiền hòa. Hàng năm mùa nước nổi, dòng Sab cùng Mekong mang về miền Tây nặng hạt phù sa cho một mùa lúa mới và bao nhiêu sản vật của Biển Hồ.
Nghỉ chân bên bờ Tonle Sab, ngắm nhìn thành phố Phnom Penh thanh bình. Hoàng cung Cambodia nhìn ra nơi hai dòng sông giao nhau ấy, mùa này lòng sông chia rõ một nửa đục phù sa của dòng Sab và một nửa trong xanh của dòng Mekong.
Cây cầu sập năm xưa nay đã được xây mới, nối thủ đô vào đường 6A lên cung đường tây bắc ngược dòng sông lên Biển Hồ, lên kinh thành chùa tháp Angko. Những cần cẩu, giàn giáo vươn cao bên kia sông của nhiều công trình xây dựng nối tiếp nhau. Thành phố và đất nước này đang mỗi ngày đổi thay.
Nơi giao nhau của hai dòng sông. |
Cây cầu sập năm xưa nay đã được xây mới, nối thủ đô vào đường 6A lên cung đường tây bắc ngược dòng sông lên Biển Hồ, lên kinh thành chùa tháp Angko. Những cần cẩu, giàn giáo vươn cao bên kia sông của nhiều công trình xây dựng nối tiếp nhau. Thành phố và đất nước này đang mỗi ngày đổi thay.
Bác viết hay quá. :D Cám ơn bác nhiều.
Trả lờiXóaEntry hay lắm. Cảm ơn bác.
Trả lờiXóaCứ như đang đọc một tuỳ bút dọc đường gió bụi ấy bác ạ.
Trả lờiXóaHơi tiếc là em chả xem được ảnh nào trong seri ẻn này hết.
bài viết thật hay bác ạ., rất cảm động và sau đó thì thèm thuồng
Trả lờiXóaRe: Thăm lại chiến trường K, 3/2011
Trả lờiXóaGửi bàigửi bởi VOTMUOI » 11 Tháng 3 2011, 15:27
Cảm ơn các bác đã cho em cảm xúc của người lính trở lại chiến trường xưa ! (min, mốt sửa hộ cỡ chữ với nhé ! Cảm ơn !
Nhìn bạn Căn trong hình chợt muốn nói vài điều:
--------------
Ta còn mãi khúc quân hành lặng lẽ
Có vơi không ?
Kỷ niệm.
Một thời trai trẻ
Trở lại trân địa xưa ,vặn mình quặn nhớ
Đứa mất đứa còn
Bờ đất ấy
Thằng dính mìn kêu ơi ới!
Nắng ong ong , đụm khói hững hờ
Nhớ những cơn mơ Về với mẹ
Thỏa thích vục đầu vào vại nước mưa
Ngọt ngào và mát
Như tuổi thơ
Trở lại chiến trường xưa
Hát lại khúc quân hành năm cũ
Gốc cây này
Đồng đội tôi nằm
Như đang ngủ
Bỏ lỡ lời thề về chốn cũ
Xóm nhỏ gần Phủ lí
Có cô bé trong tấm hình nhỏ tí tựa ngón tay
Ngủ rất say!
Mang theo tuổi mười tám
Nó đâu cần thương cảm
Tít trời xanh nhẹ như những ắng mây
Đâu như chúng ta đây
Trĩu đôi vai
Canon , Nikon , Pentax
Và đong đầy tình nhân thế
Hát mãi khúc quân hành như thế
Những người lính năm xưa .
Cảm xúc của một thằng bạn cùng lứa với bọn em. Nó đi bộ đội cùng đợt, và ở quân đoàn 3. Nó viết thương như thế, đành phải biếu không nó một cái khăn cà ma mà anh em ta mang về cùng một số cá khô.
Trả lờiXóaHic !
Cảm ơn anh! Bài viết của anh thật xúc động và chân thực. Đọc bài viết bỗng thấy tiếc nuối đã không theo các anh đi thăm đất nước Chùa Tháp. Nếu anh có thêm những bức anh chụp về TX Congpongchnang và cái sân bay anh đã nói trong bài viết thì hãy đưa lên nhé. Biết đâu tôi lại tìm được một hình ảnh thân quen nào đó đã vùi sâu trong ký ức.
Trả lờiXóaCảm ơn anh nhiều và chúc anh khỏe, vui thật nhiều
du anhdo co noi gi di nua thi e van thay , tam hon a ko he thoai mai . vi bui duong lam a met phai ko anhdo . nhin guong mat a , e thay ve uu tu , a mang mot noi buon nao do , ma ko dam noi ra . nhin a e thay thuong sao sao .
Trả lờiXóa-Bạn ND,
Trả lờiXóaHổng biết ai để mà cám ơn lại bạn đã đọc.
-Lana,
Trả lờiXóaTôi có chuyến đi dài ngày rất thú vị bạn ạ.
-Chuồn,
Trả lờiXóaKhông biết tại sao máy của bạn lại không coi được hình nhỉ, từ mấy bữa trước kìa? Coi lại coi sao chớ.
-Mía,
Trả lờiXóaSắm lại máy mới, rồi có giờ đi chơi đường xa, vui lắm.
-TS1,
Trả lờiXóaBài thơ của VOTMUOI thật là hay.
Thích câu "Xóm nhỏ gần Phủ Lý. Có cô bé trong tấm hình nhỏ tí tựa ngón tay"
-TS1,
Trả lờiXóaQuên nữa, khăn cà ma mua về có đủ không đó?
-Bạn ND2,
Trả lờiXóaCó một tấm hình sân bay, Phong Quảng đã đăng bên KQH từ bữa trước, hôm tụi tôi chưa về. Đoàn đi vừa rồi hay lắm. Tiếc là bạn không đi được phải không.
Cám ơn bạn ghé nhà.
-Bạn ND3,
Trả lờiXóaSao vậy cà? Bạn không thấy tấm hình nào chụp cũng cười toe sao? He he...
Chuyến đi hay quá, với những người bạn cũng thiệt là hay. Tách nhỏ ra, viết được loạt bài "VỀ LẠI KÝ ỨC" được đó ANH ơi
Trả lờiXóa-Moon,
Trả lờiXóaMột chuyến đi hay, và có thêm những người bạn mới.
Cám ơn bạn.
Anh Đỗ à, lần sau ANH chụp hình nhớ ráng cười tươi tươi lên nghen Anh, hổng thôi có bạn nào đó sẽ đòi thương thương gì đó à nghen.
Trả lờiXóaKí tên : Hai bạn Mía Moon, he he he
-M & M,
Trả lờiXóaĐó là thứ kẹo mà ai cũng thích.
sao anhdo ko de hinh minh , ma lai de hinh chiec tau thay hinh a vay ?
Trả lờiXóaMột chuyến đi để đời :-)
Trả lờiXóa-ND,
Trả lờiXóaTại tui yêu biển cả và con tàu.
-Titi,
Trả lờiXóaĐúng vậy đó bạn. Với tụi tui lớn tuổi rối, tổ chức một chuyến đi xa ý nghĩa là rất khó.
anhdo oi . a di lau vay , ko nho chi sao ? neu nhu e , thi e nho a nhieu lam .chuc a vui ve a nhe !
Trả lờiXóa@ND:A cũng nhớ ND quá ah!Đi nhậu với A ko e?
Trả lờiXóa-Bạn ND và AK7,
Trả lờiXóaHe he he...
AK7 muon ru ND nao di nhau vay ? nhieu ND lam nha !
Trả lờiXóa@ND:Thì mà là rủ ND có cái còm :"Anh Đỗ ơi....Nếu như em..."!
Trả lờiXóaluc nao anhdo ve VN , cho e gap mat dc ko ? nhung nguoi trong blog nay , a gap mat het chua . cho nhan AK7 , day uong hoi bi dc day !
Trả lờiXóaAnhĐỗ đang ở Sg và đã chuẩn bị sẵn 2 thùng Vodka Sahoàng hay Putin gì đó chờ ND tới.
Trả lờiXóako biet gap anhdo o dau , luc nao . anhdo moi e chu , sao AK7 moi ki vay ? e o MIEN TAY len day di lam . e rat thich hoa BANG LANG TIM lam .
Trả lờiXóa-Bạn AK7 và bạn ND,
Trả lờiXóaNhậu dễ mà. Bữa nào chiều ghé quán cafe nhà, lai rai được đó.
-Bạn ND,
Trả lờiXóaCafe Anh Đỗ, số 14/4 Lam Sơn F6, Q. Bình Thạnh. Rất vui có thêm bè bạn.
BUOI SANG A CO MAT QUAN CAPE KO ? BON E GHE KHOANG 10g de uong cafe .
Trả lờiXóa-Bạn ND,
Trả lờiXóaTui luôn ở quán sáng thứ tư và sáng Chủ nhật.
ĐN:Cậu hiểu lầm ý tớ rùi ,nhậu là chuyện nhỏ.Giỡn chơi thui!!!
Trả lờiXóa