Gởi tặng các bạn Khánh tí, Văn mèo, Trung còi, Tula...
Hà Nội có một con đường đầy ắp kỷ niệm của tuổi thơ chúng tôi trong những năm đầu thập kỷ sáu mươi. Đó là một con đường vắng, đủ dài để chạy một hơi, con đường đó dẫn tới chùa Một Cột có tên: phố Ông Ích Khiêm.
Những buổi chiều nghỉ học, những trưa Hè trốn nhà đi chơi, những đêm ngồi ngoài đường hóng mát, cả một khu vực này là vương quốc riêng tư của tuổi thơ thanh bình. Hầu như tất cả các trò chơi, tử tế hay phá nghịch của đám học trò nhỏ chúng tôi đều diễn ra ở nơi đây, quanh cái ngã tư phố Đội Cấn Ông Ích Khiêm ấy.
Ngày ấy, con phố ấy vắng lắm. Ở đó bọn trẻ có thể đá bóng trên phố mà không bị rầy la vì cả ngày không có mấy người qua lại.
Buổi tối chơi vui ngoài phố, ngóng tiếng kéo lách xách của xe thịt bò khô để chia nhau đĩa nộm, hít hà vị cay xé lưỡi.
Có một ông lão mù tối nào cũng ghé nơi góc phố sáng ấy. Ông lão bán lạc rang húng lìu. Một vài đứa tối tối luôn ở bên cạnh ông lão để coi giùm ông những tờ bạc thật hay chỉ là giấy. Sau này mới hiểu ông lão mù ấy chỉ cần vuốt nhẹ tay lên tờ bạc là đã biết thật giả, nhưng mỗi tối ông vẫn ban phát cho bọn trẻ một hai cái chóp nón, trong đó là những hạt lạc rang húng lìu béo ngậy, giòn thơm nhớ đời.
Ở góc phố vắng đằng kia, lâu lâu có một trận tỉ thí của đám trẻ trong mấy khu tập thể thách đấu "tay bo" với đám trong chợ Ngọc Hà, rất quân tử kiểu con trẻ, một chọi một.
Có một trò chơi thật hấp dẫn là rủ nhau đi câu cá.
Cả đám chia nhau ra hồ rau muống phía sau chùa chính câu cá Săn Sắt , nhiều lắm những chú cá sặc sỡ sọc xanh đỏ với bộ vây đuôi thật dài và yểu điệu, những chú cá đực ấy rất ham chọi nhau. Một hai đứa nhanh chân và lỳ lợm thì được câu ngay ao chùa Một cột, ở đó có rất nhiều cá Rô. Những chú cá bằng bàn tay trẻ con thường quanh quẩn bên những bậc cầu ao, khi thấy bóng người là thoắt ẩn hiện bên cầu đầy hấp dẫn. Mỗi khi giật lên khỏi mặt nước, cá Rô ở chùa Một Cột có hàng vây màu hồng nhạt mạnh khỏe, cong mình giẫy giụa làm tung tóe những giọt nước long lanh dưới nắng xiên mái chùa.
Cần câu cá được làm từ thân cây sắn dài cỡ gang tay, vừa là phao vừa là cần. Khi câu cá nhớ phải lắng nghe. Nếu là tiếng lọc cọc của những cánh cửa gỗ ở ngôi chùa phía sau thì có thể rốn thêm một chút nữa khi phao đang nhấp nháy, còn hễ nghe tiếng dép loẹt quẹt của sư thày là phải mau mắn cuộn cần bỏ túi, vốc nước rửa tay rồi giả bộ đứng chơi đó, nghêu ngao mấy câu hát bên cầu ao.
Có hai hàng cây Cơm nguội vàng và cây Bàng lá đỏ, chúng không nằm kề bên nhau mà vuông góc với nhau nơi ngã tư phố ấy.
Ngày ấy, con phố ấy vắng lắm. Ở đó bọn trẻ có thể đá bóng trên phố mà không bị rầy la vì cả ngày không có mấy người qua lại.
Buổi tối chơi vui ngoài phố, ngóng tiếng kéo lách xách của xe thịt bò khô để chia nhau đĩa nộm, hít hà vị cay xé lưỡi.
Có một ông lão mù tối nào cũng ghé nơi góc phố sáng ấy. Ông lão bán lạc rang húng lìu. Một vài đứa tối tối luôn ở bên cạnh ông lão để coi giùm ông những tờ bạc thật hay chỉ là giấy. Sau này mới hiểu ông lão mù ấy chỉ cần vuốt nhẹ tay lên tờ bạc là đã biết thật giả, nhưng mỗi tối ông vẫn ban phát cho bọn trẻ một hai cái chóp nón, trong đó là những hạt lạc rang húng lìu béo ngậy, giòn thơm nhớ đời.
Ở góc phố vắng đằng kia, lâu lâu có một trận tỉ thí của đám trẻ trong mấy khu tập thể thách đấu "tay bo" với đám trong chợ Ngọc Hà, rất quân tử kiểu con trẻ, một chọi một.
Có một trò chơi thật hấp dẫn là rủ nhau đi câu cá.
Cả đám chia nhau ra hồ rau muống phía sau chùa chính câu cá Săn Sắt , nhiều lắm những chú cá sặc sỡ sọc xanh đỏ với bộ vây đuôi thật dài và yểu điệu, những chú cá đực ấy rất ham chọi nhau. Một hai đứa nhanh chân và lỳ lợm thì được câu ngay ao chùa Một cột, ở đó có rất nhiều cá Rô. Những chú cá bằng bàn tay trẻ con thường quanh quẩn bên những bậc cầu ao, khi thấy bóng người là thoắt ẩn hiện bên cầu đầy hấp dẫn. Mỗi khi giật lên khỏi mặt nước, cá Rô ở chùa Một Cột có hàng vây màu hồng nhạt mạnh khỏe, cong mình giẫy giụa làm tung tóe những giọt nước long lanh dưới nắng xiên mái chùa.
Cần câu cá được làm từ thân cây sắn dài cỡ gang tay, vừa là phao vừa là cần. Khi câu cá nhớ phải lắng nghe. Nếu là tiếng lọc cọc của những cánh cửa gỗ ở ngôi chùa phía sau thì có thể rốn thêm một chút nữa khi phao đang nhấp nháy, còn hễ nghe tiếng dép loẹt quẹt của sư thày là phải mau mắn cuộn cần bỏ túi, vốc nước rửa tay rồi giả bộ đứng chơi đó, nghêu ngao mấy câu hát bên cầu ao.
Có hai hàng cây Cơm nguội vàng và cây Bàng lá đỏ, chúng không nằm kề bên nhau mà vuông góc với nhau nơi ngã tư phố ấy.
Tuổi mới lớn đã thấy hàng cây Cơm nguội nằm dọc hai bên đường dẫn đến chùa Một Cột. Mùa Thu về, lá Cơm nguội vàng dần rồi rơi rụng đầy đường, để tuổi thơ đi qua trông chờ cây đâm chồi, ra lá rồi đậu quả.
Lá cơm nguội mang màu xanh nhẹ của mạ non. Mùa cây ra lá làm đường phố tươi sắc sau mùa Đông ảm đạm. Những chùm quả cơm nguội bé tí ti, xanh mướt hấp dẫn vô cùng với bọn trẻ con trong phố.
Lá cơm nguội mang màu xanh nhẹ của mạ non. Mùa cây ra lá làm đường phố tươi sắc sau mùa Đông ảm đạm. Những chùm quả cơm nguội bé tí ti, xanh mướt hấp dẫn vô cùng với bọn trẻ con trong phố.
Bẻ cành hay leo cây, bằng mọi cách mỗi đứa lấy đầy hai túi quần những quả cơm nguội xanh. Sau rồi dạo quanh những khoảnh vườn nhỏ trong mấy khu nhà tập thể gần đó, thế nào cũng tìm được những cọng lá đu đủ thật thẳng, ruột rỗng nhỉnh hơn quả cơm nguội một tí. Vậy là có thể chia phe ra chơi trận giả được rồi.
Bỏ một nắm quả Cơm nguội vào miệng và với cọng đu đủ ấy, thổi hạt bắn nhau, trúng đạn hơi đau rát một tí nhưng đầy thích thú . Đứa trẻ nào có được cái súng thổi bằng ống đồng hay thủy tinh là của hiếm, bắn đâu trúng đó, lâu lâu cho bạn mượn, thổi mấy nắm hạt đã miệng rồi phải trả lại.
Những quả cơm nguội còn lại trên cây vàng đi rồi đỏ lên dần theo nắng. Quả Cơm nguội ăn chát xít, khô và lạo xạo, không ngon nhưng mùa Cơm nguội nào cũng phải có nó cho đỡ nhớ.
Phố Đội Cấn có hàng cây Bàng cổ thụ sát tường rào khu K93 đứng vuông góc phố với những cây cơm nguội ấy. Những gốc Bàng không biết từ bao giờ, xù xì những cục mắt nu rất to xung quanh thân còn rễ cây nổi lên ngoằn ngoèo trên mặt đất, chạy dài làm nứt cả tường rào.
Khi Hè về là có Bàng chín. Quả Bàng càng lớn càng tròn căng, vàng dần. Có những quả no nắng, rám nửa đỏ nửa vàng. Đấy là những quả Bàng ngọt nhất, mềm nhất và thơm đượm mùi học trò. Đập vỡ hạt Bàng, và phải khéo tay, bọn trẻ con lại tìm được trong đó vị bùi, béo lại thơm của nhân Bàng nho nhỏ.
Những năm sau này, nghe ai đi chơi Côn Đảo, chỉ dặn dò nhớ mua giùm cho bạn môt hộp nhân Bàng sấy ngoài đảo nghe.
Những năm sau này, nghe ai đi chơi Côn Đảo, chỉ dặn dò nhớ mua giùm cho bạn môt hộp nhân Bàng sấy ngoài đảo nghe.
Chỉ cần sáu bảy cái lá Bàng lớn và mấy cây tăm tre, bọn trẻ con có thể làm được một cái mũ cánh chuồn của các quan ngày xưa, thay nhau trịnh trọng lên giọng làm ông cụ non.
Những cái lá Bàng lớn và xanh non làm mũ cánh chuồn ấy, là của một ông lão bán xôi trong chợ Ngọc Hà làm rơi lại. Mỗi ngày ông hái một ít lá về rửa sạch để mai sớm bà lão ở nhà gói xôi bán cho người ta.
Xôi sáng Hà Nội thơm lừng, lá Sen xôi Xéo, lá Chuối xôi Ngô hay lá Bàng xôi Lạc...Những cái lá Bàng lớn và xanh non làm mũ cánh chuồn ấy, là của một ông lão bán xôi trong chợ Ngọc Hà làm rơi lại. Mỗi ngày ông hái một ít lá về rửa sạch để mai sớm bà lão ở nhà gói xôi bán cho người ta.
Ngày ấy, đám trẻ con cũng có những câu hát riêng của chúng, rằng mùa Đông áo đỏ, mùa hạ áo xanh, cây Bàng mở hội là chim đến vây quanh, rằng chim ơi chim, kìa cây Bàng đâm chồi, rủ nhau về trước ngõ chim tha hồ chim hót vui...
Hàng cây bàng cổ thụ nay không còn nữa trên đường Đội Cấn, chỉ còn lại vài bác Cơm nguội già ở bên kia đường, chắc là hàng năm vẫn mùa Thu cây trút lá vàng, cho gió thổi bay tới tận cổng chùa Một Cột.
Có một cây liễu, cành lá là xà bên mặt nước Hồ Gươm ngay góc phố Hàng Khay. Một căn nhà nho nhỏ hình bát giác, đứng đó một mình ven hồ nước đã từ lâu lắm. Đó là quầy kem một thời mang tên Bốn Mùa.
Có những chiều nghỉ học, cả đám học trò ríu rít chạy xe đạp tới nơi đây. Chị bán hàng mậu dịch luôn ưu tiên bán cho lũ học trò ấy mỗi lượt cả một mũ kem cốm, chị mỉm cười âu yếm nhìn chúng, và nhớ về một thời đi học.
Có một ngày tiệm kem Bốn Mùa bên hàng liễu rủ, những thằng bạn thân Chu Văn An Hà Nội, một ngày học cuối cùng, giã trường thân yêu, chia tay mãi mãi tuổi học trò.
Nhiều năm xa Hà Nội, mỗi khi tìm về là sẽ một vòng đi thăm các bác Sấu già, hàng cây Cơm nguội và về bên cây liễu rủ. Ở đó dù tháng nắng hay ngày Đông giá lạnh, sẽ được ngồi nhâm nhi kỷ niệm bên ly cafe buổi sáng và lặng lẽ ngắm mặt Hồ Gươm đong đưa với mây trời.
Với ai đó, Hà Nội là phố cổ, là cửa ô, là khúc ca, là hương hoa sữa nhưng với chúng tôi, Hà Nội là góc phố tuổi thơ với con đường yên vắng và những bác cây thân yêu, già nua cũ kỹ.Người ta khoác lên mình những cây xanh của Hà Nội những chiếc áo điện đủ sắc màu của đèn Led nhân sinh nhật ngàn năm Thăng Long. Nghĩ là cho các bác cây già đỏm dáng ít ngày, nhưng nghe nói đâu, những chiếc áo điện và đèn màu nặng nề ấy sẽ được những cây xanh của xứ sở nhiệt đới mang trên mình để làm duyên với đời trong mười năm nữa, tới tháng Chín năm 2019. Hết một đời con trẻ đi học. Và không biết các bác cây già có thấy thích thú những chiếc áo ấy không nhỉ.
HN của bác đẹp và thơ mộng quá nhưng sau đại lễ này thì chắc HN không còn được đẹp như thế nữa. À, quên nửa hoa sữa không thơm như em tưởng, mùi gắt quá ngửi gần mùi xông lên làm nhức đầu...:(
Trả lờiXóa-Miss Sadec,
Trả lờiXóaDấy là Hà Nội xưa chớ bây giờ khác nhiều rồi bạn ơi.
Nhiều người cũng không thích hoa sữa đâu. Cũng tính bữa nào viết một tí về hoa Sữa.
Trời lành lạnh, có người nhớ HN! :)
Trả lờiXóaVì moon không biết HN xưa, nên giờ vẫn thấy HN thật là hay, vẫn muốn được thảnh thơi đi dạo lòng vòng HN bác ơi
Có những người không thích HN có thể kể ra nhiều thứ để không yêu. Nhưng có những người yêu HN mà chỉ biết là yêu, không thể nói vì sao.
Trả lờiXóaĐọc HN tuổi thơ của Bác hay quá. Quen. Rất thanh bình.
@Miss_sadec: Hoa sữa ngửi gần rất hắc và nồng. Nhưng thoang thoảng thì thật đặc biệt. Đặc biệt nhất là nó bắt người ta phải nhớ. Mỗi lần tầm tháng 10 chợt thấy mùi hoa sữa trên phố mình lại sực nghĩ "mùa thu - hoa sữa HN". Hay vậy đấy.
Kể cho chuyện này. Một anh đồng nghiệp mình vô tình nói rất thật mà bị gán trêu hoài "hoa sữa ngoài đường thì thơm, hoa sữa nhà mình nhức đầu lắm".
Bác viết về kỷ niệm HN thật đẹp, thật ngọt ngào, như nó đi ra từ thơ, từ nhạc vậy. Gìn giữ kỷ niệm là tốt rồi, mặc kệ thế sự đổi thay, bác nhỉ
Trả lờiXóa-Moon,
Trả lờiXóaVậy là bạn, cô gái "rặt" Sài Gòn thích Hà Nội thì HN vẫn luôn là đẹp và đáng yêu. Có thể có người bây giờ đang ở HN nhưng chưa cảm nhận nhiều, có thể xa rồi mới thấy yêu và nhớ.
-Lana,
Trả lờiXóaNhiều lúc "hoài niệm" về Hà Nội- theo cách nói của bạn, rất giản đơn là nối được điện thoại với một người bạn cũ, tự nhiên nhớ ra bao nhiêu chuyện lúc nhỏ rồi ngồi viết một mạch, thú lắm.
Mà chỗ ao chùa Một Cột ấy bây giờ chắc không ai được vào câu cá đâu Lana nhỉ.
-Bạn Phú,
Trả lờiXóaViệc thay đổi là điều tất nhiên, ở đâu cũng vậy. Nên mới mới có hoài cổ mà Phú.
Bạn có thấy một khi rời xa nơi nào đó gắn bó, rồi sẽ thấy nhớ nó, nhất là tuổi thơ.
Xưa và nay khác nhau quá.
Trả lờiXóaEm rất hay đi công tác ở Hà lội (hơn 10 năm nay rồi), nhưng chưa bao giờ thấy thi vị như Bác tả.
Hy vọng là nó có mà mình chưa phát hiện ra.
-Bạn CC,
Trả lờiXóaBài viết này hoài cổ mà, bạn sẽ không phát hiện ra đâu.
Tiện đang nói chuyện Hà Nội, mình có ý thế này:
-Cái nick của bạn, nếu ở Hà Nội nghe buồn cười lắm. Nếu được đổi đi nhỉ (mạn phép khuyên bạn).
-Nếu yêu thích HN, ai đó khg thích viết nhầm hoặc đùa "l" với "n" đâu.
(Ây, rể Cầu Giấy à nghe),ke ke...
Em chào anh. Rất vui khi tìm được blog của anh.
Trả lờiXóaChị Lana: hì hì...cũng nói thật với chị lúc còn nhỏ nghe mấy bài hát về HN "hoa sữa thơm lừng góc phố" em cứ nghĩ hoa sữa phải thơm như mùi sữa kìa. Lần đầu tiên ra HN cũng vào mùa hoa sữa, anh bạn chỉ cho biết hoa sữa mừng quá chạy lại ngửi thẳng mũi vào cái hoa như ngửi hoa hồng í mùi xộc vào mũi hắc quá chừng làm sợ. Nhưng đúng là hoa sữa đặc biệt chị nhỉ!
Trả lờiXóaĐọc bài của anh em nhớ HP da diết.Phố em ở toàn là hoa phượng,đúng là "tháng 5 rợp trời hoa phượng đỏ" bọn trẻ con cứ tối đến là tụ tập chơi dưới tán hoa phượng,trò chơi hồi đó làm cho đám trẻ đoàn kết,yêu thương nhau hơn.Cả 1 con phố dài chỉ trước ngõ nhà em là có 1 cây cơm nguội,bọn em cũng lấy quả xanh nhét vào ống đu đủ thổi còn quả chín thì ăn hơi bùi,hơi ngọt.Trong sân nhà trẻ của cơ quan mẹ thì rất nhiều bàng,nhưng em ghét cây bàng lắm vì sâu cây bàng vừa to vừa nhiều lông nhìn thấy nó là nổi da gà rồi.Cây bàng thì ghét nhưng đập hột bàng để lấy nhân thì siêu sao đấy....Rất cảm ơn anh vì đã nhắc lại biết bao kỉ niệm thời gian khó đã qua.
Trả lờiXóa-Chào bạn Hồng Thu ghé thăm,
Trả lờiXóaTôi đọc bên trang CLB thường xuyên đấy. Rất thích, nhưng tại đang còn ham đi chơi, nói dóc, nhậu và hút thuốc lá, nhiều tật nên chưa biết nói sao.
Bạn có giờ ghé đây chơi, nói dóc cho vui. Đó cũng là một cách sống khỏe. (tui nghĩ vậy).
Vui nhé.
-Bạn Sadec và Lana ơi,
Trả lờiXóaNhớ là chờ cho "hoa Sữa thôi rơi" nên tan lớp mới ra về. Hi hi...
-KL,
Trả lờiXóaCây Bàng có rất nhiều sâu như KL nói. Nó là con sâu Róm (hay là sâu Rọm) mình sọc xanh đỏ, có lông, đụng vào là ngứa, nổi giề, gãi chảy máu vẫn còn ngứa. Tụi con trai phá đám hay lấy sâu Róm dọa con gái. Đúng không bạn nhỉ.
Đỗ: Ao Chùa một cột thì đương nhiên muốn tiếp cận (thăm) cũng phải đi theo hàng lối, sao mà câu được. Tất cả các hồ ở HN đều cấm câu cá, vì thế trẻ con HN bây giờ không có những trò như xưa nữa đâu.
Trả lờiXóaHồng Thu là em của ông nào bên Trỗi mình đấy,nếu tôi ko nhầm thì K.Việt cũng biết.Còn 1 trò chơi thời nhỏ nữa chắc ông nhớ,lấy bao đường 1kg đã hết cho cát vào rồi cột sợi nhỏ vứt ra giữa đường,nấp sau gốc cây(khoảng 7h,8h tối).Xích lô&xe đạp qua lại 10 người thì 9 người dừng lại nhặt,kết quả thì ông biết rồi đấy.
Trả lờiXóaGtl.
Sao mà giống nhau thế,bọn em thì nấp trong ngõ thấy ai nhặt "bao đường" đólà cả bọn cười toe toét,sung sướng ,hả hê.Nhiều trò lắm anh ạ,em nhớ hết không sao mà quên được.Hồi đó em là đầu tầu của cả xóm,nói gì bọn nó cũng phải nghe,làm xong thì báo cáo lại.
Trả lờiXóa-Gtl,
Trả lờiXóaChào bạn mình về bờ.
Bạn HT hình như là em anh PH (CH Czech)
-KL,
Trả lờiXóaTrời đất, con gái mà cũng phá dữ vậy sao?
Hôm nào " anh bác" dắt Mía đi Hà Nội ăn xôi đê :D
Trả lờiXóa(hôm qua về ngủ ngon lắm anh bác ơi, hihi)
-Chào Mía,
Trả lờiXóaNhớ là phải dẫn đi ăn xôi đúng bài: "Lá Sen xôi Xéo, lá Chuối xôi Ngô, lá Bàng xôi đậu" mới chịu.
Mía thử hỏi chị Lana coi HN có còn như vậy không chớ.
-Lana,
Trả lờiXóaNếu mình chỉ đi vào chùa Một Cột thôi có được không biết, hoặc chỉ vào chụp ảnh chùa?
@ anh ĐN: Vâng, em là em của PH (K4) và PH (K8), và còn kém các anh nhiều tuổi. Rất vui vì các anh hay ghé qua trang CLB. Trước đây thỉnh thoảng em cũng ghi lại những suy nghĩ của mình về cuộc sống, ở các trang XH khác. Em sẽ làm một blog riêng và xin làm bạn đọc với các anh. Được không ạ?
Trả lờiXóa-HT,
Trả lờiXóaCó một dịp làm quen là bữa ở đám cưới đường Mạc Đĩnh Chi, vậy mà không biết nhau nhỉ.
Hôm nay mới đọc bài viết về Hà Nội, sau đại lễ 10 ngày.Mãi mãi tuôỉ thơ tôi Hà Nội mà.Nhưng đã có một lần, mình được một người nhớ Hà Nội nhắc đến những chiều se Đông trên Hồ Tây Hà Nội.NHững chiều như thế, đi ven Hồ Tây thấy mưa bay nhưng giọt mưa thì không tỏ.Gió lành lạnh, chỉ đủ xuýt xoa,chưa đến mức phải co ro, chạy trốn.Đi hoài, bỗng chợt rờ tay lên mái tóc bồng bềnh của ai đó mới thấy lành lạnh của những giọt - hơi nước đọng lại:
Trả lờiXóa- Đầu em ướt hết rồi này!
- Anh cũng vậy thôi!
Nhưng chẳng ai còn để ý gì đến nữa bởi màn sương- mưa kia cứ trải nhè nhẹ như một tấm khăn thật lớn , choàng lấy tất cả những gì đang ở trong nó, mà xuýt xoa, mà hít hà, nhưng chẳng một ai chạy đi nơi khác.
Sương-mưa trên Hồ Tây vào dịp se Đông ít thấy có ở SàiGòn.Ai chưa tới Hà Nội nhớ về vào mùa này nhé.Khó quên, chỉ một lần là nhớ.Cũng như Thủ đô ngàn năm thì cũng có cả ngàn vạn kiểu hưóng về cố đô, Hoàng thành, chẳng hề cần hoa đèn sặc sỡ, thanh la, não bạt khua lên.Một tách cà phê bên góc phố, một chén rượu vỉa hè...ngắm nhìn con tạo vần xoay như những tháng ngày đang như vào cơn xoáy lốc.Có ai nhớ đến một chiều Đông, đường Cổ Ngư xưa, tóc dài ai buông xoả, tay lạnh trong tay, ấm lại, hồi sinh...
-Anh Nhân,
Trả lờiXóaYêu và nhớ Hà Nội vì nó gắn với tuổi thơ thanh bình. Còn anh yêu HN với nhiều kỷ niệm của tuổi lớn hơn. Gọi là tình yêu nhỉ Hi hi...
Chào bạn KL! mượn trang của ĐỖ để chia sẻ với bạn một chút.Lí do: Bạn có quê Hải Phòng, với bao la là phượng vỹ.Tôi cũng quê Hải Phòng, nhưng lại đi tha phương cầu thực tận Thăng Long.Bạn có biết quê mình có những con phố nào dặc biệt không:Máy Tơ, Máy Chỉ, Máy Chai, Máy Điện, Máy Đá, BaTy,Cầu Ca-Rông...
Trả lờiXóaCòn nữa: Có nhiều cái tên có chữ Đồng: Đồng Nẻo, Đồng Bớp,Đồng Thái, Đồng Tâm, Đồng Thiện, Đồng Tiến...
Những Bến Bính, XiMoong, cầu Rào, Cầu Đất...bạn có những tấm ảnh về Hải Phòng xưa?Nếu bạn thích, cho tôi xin một Email, tôi sẽ gửi cho như một lời làm quen.Xin được cảm phiền vì lời làm quen này.
Đỗ cho phép mình như vậy nhé!
-Anh Nhân cứ tự nhiên,
Trả lờiXóaĐây là nơi để tám mà.
KL sinh ra rồi lớn lên ở HP tới 18 tuổi mới về QN sinh sống.Tới bây giờ những kỉ niệm không thể nào quên đều nằm lại HP,có đêm vẫn nằm mơ mình bé tí như ngày nào,với những trò nghịch ngợm mà bây giờ chẳng thấy con mình chơi.những trò chơi ngày đó sao thấy nó thú vị,khó quên quá.Nhưng KL chẳng biết những con đường bắt đầu từ chữ Đồng đâu,nó nằm ở khu vực nào anh nhắc sơ dùm nhé.Hồi đấy bọn này ghét "bọn HN" lắm vì" bọn nó cứ điệu điệu thế nào ấy" hì hì. Trẻ con mà,bây giờ hết ghét rồi không anh Nghĩa bùm ra thì chết.
Trả lờiXóaKL chẳng có cái ảnh nào về HP cả,lúc ở thấy bình thường,khi đi mới thấy nhớ,nếu được anh cứ gởi cho KL vào mail:trungloan45@yahoo.com.vn.Cảm ơn nhiều
@ A ĐN: Hôm đó em không vào dự được. Các cháu còn đi học. Chỉ có PH và nhà em vào đại diện thôi. Giờ thì coi như là em quen biết anh rồi, phải không ạ? :)
Trả lờiXóaQuay lại hà Nội một chút nữa, bởi mấy hôm nay đi trên cầu Long Biên đã thấy dòng Nhị hà hồng trở lại.Nếu không thì sao từ rất lâu rồi người ta từ đổi tên sông Cái, đến Nhị hà, rồi đến Sông Hồng?Vậy mà có đến vài năm nay, kể cả vào mùa lũ, nước dòng Nhị Hà vẫn leo lẻo trong.Ở đâu nhìn sông trong thì thích, nhừn ở hà Nội nhìn sông Hồng lại thấy trong thì thật buồn.Tất nhiên vì nhiều lẽ, tại thói quen cũng đúng , tại màu hồng trên sông đem lại sức sống hừng hực cũng đúng, chẳng thế mà ở Hà Nội có đến hươn hai khu nhà của các cơ quan Nhà nước đều một màu phù sa ấy hàng mấy chục năm nay đến mức coi đó như là thịt da muôn thủa vậy.Thế mà có đến máy năm, nay mới thấy dòng sông hồng trở lại, như người ốm lâu ngày nay mới được hồi sinh, rạng rỡ mặt người ấm lòng bạn hữu.Sông đã hồng trở lại, cũng có nghĩa là nguồn đã có nhiều nước rồi, hy vọng mùa lũ này, các hhof chưa đầy nước để đến mùa hè năm tới,nhà nhà khỏi chạy matý phát điện, ồn ẫ và sặc sụa các dãy phố ven đường.Màu Hồng của dòng sông cũng là khí sắc của thủ đô ngày mai đấy bạn ạ.Mong có ngày nào lại được đi chống lũ như hồi năm 1971, nước hồi đó sao nhiều thế, Bây giờ nước đã về đâu?
Trả lờiXóa-Anh Nhân à,
Trả lờiXóaTQ chặn đầu nguồn, trong đục nước sông nhiều suy nghĩ.
Mekong bị TQ chặn làm thủy lợi, thủy điện, làm đồng bằng Nam bộ năm nay mất mùa lớn.
Và TG đang cảnh báo an ninh lương thực năm tới nữa đó anh.
PT nói:
Trả lờiXóaNếu HN là một trái tim
Ta sẽ là hồng cầu nhỏ nhỏ bé
Với sức sống, tâm hồn,tuổi trẻ...
Mang sắc hồng đi khắp muôn nơi.
Trở về thăm,sau mỗi chặng đời
HN thêm đàng hoàng,to đẹp
Thêm.thắm tươi tâm hồn,sức trẻ
Càng tự hào khi lại đi xa.
Nếu HN là một đóa hoa
Ta sẽ làm làn hương thơm ngát
Năm tháng trôi, vẫn không phai nhạt
Mùi hương nào còn mãi trong ta
Với mùi hương sẽ biết loài hoa
Rất thơm nét thanh tao HN
Và theo gió- cuộc đời sôi nổi
Cho hương thơm HN bay xa.
Nếu HN là một bài ca
Hãy cho ta xin làm giai điệu
Khi âm vang,trầm hùng,êm dịu...
Cất cao bao lời đẹp,ý hay
Cùng thời gian,HN đổi thay
Bài ca như viết thêm lời mới
Nhưng giai điệu còn vang vọng mãi
Như tình yêu HN trong ta. PT.
-PT,
Trả lờiXóaĐọc lại bài cũ về HN phải không? Còn một bài Hàng Sấu đôi đường PĐP nữa đó.
Cám ơn bài thơ của bạn.